Thực trạng về nguồn thu và quản lý nguồn thu của Viện ĐH Mở HN

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 49 - 53)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.2.Thực trạng về nguồn thu và quản lý nguồn thu của Viện ĐH Mở HN

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Viện Đại học Mở Hà Nội đã không được Nhà nước cấp hoặc được cấp nhưng hầu như không đáng kể nguồn kinh phí để hoạt động. Trong những năm gần đây, nguồn Ngân sách Nhà nước cấp cho Viện ĐH Mở HN chỉ để thực hiện một phần nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và một phần nhỏ tăng cường cơ sở vật chất. Viện Đại học Mở Hà Nội là đơn vị được Bộ giao quyền tự chủ về tài chính từ năm 2006 đến nay, do vậy nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào nguồn thu từ học phí và lệ phí. Cụ thể được thể hiện qua bảng 2.5, bảng 2.6 và biểu đồ 2.3

Bảng 2.5: Thực trạng nguồn kinh phí tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: đồng

T

T Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Nguồn

2 Nguồn thu

sự nghiệp 47.073.123.320 59.550.803.278 63.151.616.818 75.518.550.075 Tổng thu 47.473.123.320 60.009.803.278 65.110.616.818 77.374.150.075

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính Viện Đại học Mở Hà Nội

Bảng 2.6: Tỷ trọng nguồn lực tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ năm 2008 - 2011

Đơn vị tính: đồng

Năm Tổng kinh phí Nguồn NSNN Nguồn thu sự nghiệp

Kinh phí Tỷ trọng (%) Kinh phí Tỷ trọng (%) 2008 47.473.123.320 400.000.000 0,85 47.073.123.320 99,15 2009 60.009.803.278 459.000.000 0,77 59.550.803.278 99,23 2010 65.110.616.818 1.959.000.000 3,10 63.151.616.818 96,90 2011 77.374.150.075 1.855.600.000 2,46 75.518.550.075 97,54

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính Viện Đại học Mở Hà Nội

Biểu đồ 2.3: Thực trạng xu hướng tăng nguồn tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị tính: đồng

Qua phân tích các bảng số liệu trên ta thấy rằng, tỷ lệ Ngân sách Nhà nước cấp cho Viện ĐH Mở HN là rất nhỏ trong tổng nguồn lực tài chính của Viện ĐH Mở HN (chiếm tỷ trọng từ 0,85% năm 2008 đến 2,46% năm 2011).

Do vậy, để quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội đạt hiệu quả cao, đúng quy định của các chính sách, chế độ chi tiêu của Nhà nước hiện hành, thì việc quản lý đối với nguồn thu ngoài Ngân sách Nhà nước là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, Viện Đại học Mở Hà Nội lại là trường Đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 nên cần tăng cường hơn nữa trong khâu quản lý đối với nguồn thu ngoài Ngân sách Nhà nước, đây là nguồn thu chủ yếu, đảm bảo toàn bộ hoạt động đào tạo tại Viện ĐH Mở HN.

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Viện Đại học Mở Hà Nội đã phát huy mọi khả năng sẵn có để tăng nguồn thu qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Các khoản thu này đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu của Nhà trường. Tổng hợp các khoản thu ngoài Ngân sách Nhà nước trong nhà trường được thể hiện qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.4

Bảng 2.7 : Tổng hợp tình hình thực hiện thu ngoài Ngân sách Nhà nước (Giai đoạn 2008 – 20011) Đơn vị tính: đồng TT NỘI DUNG 2008 2009 2010 2011 I Thu từ các loại phí 43.273.237.07 2 53.901.628.89 0 57.971.719.90 7 70.088.398.10 1 1 Học phí 39.788.322.747 47.984.288.940 52.052.224.682 61.246.284.401 2 Lệ phí 3.395.041.325 5.860.439.950 5.349.535.225 7.592.560.200 3 Thu từ Hợp đồng đào tạo 89.873.000 56.900.000 569.960.000 1.249.553.500

II Các khoản thu hoạt động 3.799.886.249 5.649.174.388 5.179.896.912 5.430.151.974

1 Liên kết đào tạo trong và ngoài nước 1.687.568.194 2.969.183.150 3.367.976.588 2.897.982.463 2 Thu hoạt động dịch vụ 2.112.318.055 2.679.991.238 1.811.920.324 2.532.169.511 Tổng thu 47.073.123.32 0 59.550.803.27 8 63.151.616.81 8 75.518.550.075

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính Viện Đại học Mở Hà Nội

Từ bảng thống kê cho thấy Viện Đại học Mở Hà Nội cơ bản thực hiện tốt việc khai thác tài chính từ các nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2008 – 20011, thể

hiện là tổng nguồn thu ngoài ngân sách có xu hướng tăng cao trong giai đoạn này. Tốc độ tăng nguồn thu sự nghiệp bình quân trong giai đoạn 2008- 2011 là 62%/năm.

Trong cơ cấu nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu chủ yếu là các nguồn thu từ các loại phí (chiếm 90% tổng nguồn thu sự nghiệp). Một số nguồn thu khác, Nhà trường chưa khai thác hoặc chưa phát huy hết tính hiệu quả trong việc khai thác các nguồn thu này.

Biểu đồ 2.4: Xu hướng tăng nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2008- 2011 tại Viện Đại học Mở Hà Nội

Đơn vị tính: đồng

Nhìn chung, những năm qua Viện Đại học Mở Hà Nội đã tận dụng và khai thác tốt các nguồn thu. Đánh giá kết quả mà nhà trường đạt được là do một số yếu tố sau:

Thứ nhất, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đảm bảo trình độ và có tính chuyên nghiệp. Nhà trường đã tổ chức quản lý chặt chẽ, có hệ thống và thực hiện tốt các quy định, các chế độ, chính sách.

Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày

03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.

Thứ ba, Viện Đại học Mở Hà Nội đã thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm

thất thu. Việc tổ chức thu, chi được Phòng Kế hoạch Tài chính giám sát, thực hiện một cách chặt chẽ, đảm bảo theo đúng các yêu cầu quy định.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội (Trang 49 - 53)