2.1.1. Vị trí địa lý
Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo tọa lạc ngay trung tâm thành phố Tuy Hòa; bên bờ sông Đà Rằng – đoạn hạ lưu con sông Ba huyền thoại; nổi bật giữa cánh đồng lúa Tuy Hòa rộng lớn và trù mật. Trung tâm nằm ngay trên đường Hải Dương nối liền với Trần Hưng Đạo – tuyến đường chính của thành phố; cách Bến xe khách liên tỉnh và Bến xe khách Thuận Thảo khoảng 900m về phía Bắc, cách ga Tuy Hòa hơn 400m về hướng Đông Bắc, cách Sân bay Tuy Hòa chưa đầy 6km về phía Đông Nam và từ Trung tâm đi về hướng Tây chưa đầy 2km là đường Quốc lộ 1A. Đây có thể xem là một vị trí đắc địa, rất thuận tiện trong giao thông đi lại và đặc biệt là trong việc kết nối với các điểm du lịch trong nội ngoại thành Tuy Hòa cũng như với các điểm du lịch trong tỉnh Phú Yên và các tỉnh lân cận.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo ra đời vào đầu năm 2005 khi thị xã Tuy Hòa – trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên – chuẩn bị được nâng cấp lên thành phố, đời sống kinh tế của nhân dân Phú Yên được nâng cao và cải thiện đáng kể; nhu cầu vui chơi – giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần đang được đặt ra như là một tất yếu không thể thiếu cho sự phát triển chung của xã hội. Trong khi đó, ngành du lịch – giải trí của Phú Yên chưa có sự phát triển đáng kể. Cả tỉnh hầu như chưa có một điểm vui chơi – giải trí, sinh hoạt văn hóa – tinh thần nào trọng điểm khả dĩ có thể đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu của nhân dân Phú Yên
và du khách khi đến với thành phố Tuy Hòa (Phú Yên). Sự ra đời của Trung tâm đã được ví như “cơn mưa rào” để giải được “cơn hạn” trong quá trình phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Với sự đầu tư ban đầu nhằm phục vụ cho nhu cầu trên, Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo ra đời tại địa chỉ Bình Ngọc – Tuy Hòa – Phú Yên trên diện tích 04 ha, với các dịch vụ nhà hàng ăn uống, karaoke, cà phê bar, cà phê sân vườn, sân khấu ca nhạc, tắm nước trẻ em, nhà phao, tàu lửa điện,...
Được đón nhận và thành công ban đầu, trong năm 2005 và 2006, Thuận Thảo tiếp tục đầu tư mở rộng Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo, xây dựng thêm nhiều hạng mục mới, bổ sung nhiều loại hình vui chơi – giải trí, nâng tổng diện tích toàn khu Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo lên 07 ha với tổng số vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng.
Đầu năm 2007: Thuận Thảo đầu tư xây dựng và khánh thành công trình Trung tâm Hội nghị – Triển lãm và Dịch vụ du lịch Thuận Thảo vào ngày 30/4/2007, liền kề với Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo, rộng gần 04 ha, gồm nhiều hạng mục hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu và phục vụ cho công tác lễ hội, hội chợ, hội nghị, triển lãm cùng các hoạt động thương mại khác của tỉnh Phú Yên và khu vực.
Cuối năm 2007: Xây dựng siêu thị Thuận Thanh mới, rộng 2000m2
, khang trang, hiện đại, với đa dạng các mặt hàng và chủng loại hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách khi về tham quan, vui chơi giải trí tại khu du lịch–vui chơi của Thuận Thảo; đồng thời, đầu tư mở rộng Trung tâm Hội nghị và Du lịch Thuận Thảo lên thêm 05 ha, nâng diện tích toàn khu lên gần 09 ha, bổ sung thêm nhiều loại hình vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn phục vụ nhân dân địa phương và phát triển du lịch của Phú Yên.
Đầu năm 2008 : Tiếp tục mở rộng Trung tâm Hội nghị và Sinh thái Thuận Thảo lên thêm hơn 04 ha với các dịch vụ du thuyền sông nước và nhiều hoạt động văn hóa, nhiều dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn, đưa diện tích toàn Trung
tâm Hội nghị và Sinh thái Thuận Thảo lên hơn 13 ha. Cùng năm này, Trung tâm xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 của khu Resort & Spa Golden Beach với diện tích 1,7ha tại bãi biển phường 7, thành phố Tuy Hòa, cách khu 1 khoảng 3km về phía Động
Ngày 30/04/2009, khánh thành khách sạn tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Phú Yên có tên gọi: CenDeluxe Hotel, mang đẳng cấp quốc tế, sang trọng, (cao 17 tầng, gồm 218 phòng, trong đó có những phòng được thiết kế đặc biệt dành cho nguyên thủ quốc gia và một nhà hàng trên đỉnh) với thiết kế hiện đại có mức vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Công trình được hoàn tất và khánh thành đưa vào kinh doanh trong dịp 30.4.2009 – nhân kỉ niệm 34 năm giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước.
Đầu năm 2010, Công ty Cổ phần Địa ốc – Du lịch Thuận Thảo (Thuận Thảo Land) sáp nhập vào Công ty Cổ phần Thuận Thảo. Thuận Thảo Land rộng gần 8 ha với nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng ẩm thực, karaoke, cà phê Cánh đồng xanh,... Đồng thời, Trung tâm tiếp tục tiến hành giai đoạn 2 dự án Thuận Thảo Golden Beach Resort: xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp với tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng tại phường 7, thành phố Tuy Hòa.
Hiện nay, Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo có tổng diện tích gần 40 ha với nhiều chế độ/chính sách mang tính chất phục vụ xã hội như: miễn phí gửi – giữ xe, không thu phí vào cổng, mọi người được tự do ra vào đi lại tham quan, vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao,... phấn đấu trở thành công viên vui chơi giải trí – sinh hoạt văn hóa công cộng của nhân dân Phú Yên và du khách trong – ngoài nước.
Đây là những dự án đầu tư mang tính tiên phong, đầy táo bạo về quy mô, có đẳng cấp cao của Thuận Thảo vào lĩnh vực du lịch còn “hoang sơ” và bỏ ngõ của Phú Yên. Những công trình của các dự án này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch của tỉnh, tạo động lực cho nhiều dự án du lịch khác hiện có
trên địa bàn tỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư – xây dựng, cùng góp phần tạo bộ mặt tươi trẻ, hấp dẫn và năng động cho ngành du lịch Phú Yên trong thời gian tới.
2.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch của Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo giải trí sinh thái Thuận Thảo
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta làm cho con người ưa thích. Chỉ có các thành phần và các tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các thành phần tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên là địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật.
– Địa hình
Trung tâm tọa lạc trên vùng châu thổ sông Ba rộng lớn, bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc hình thành các khu vực dịch vụ du lịch và mở rộng quy mô trong tương lai. Hơn nữa, nhờ địa thế nằm bên bờ sông, Trung tâm mới có khả năng phát triển những sản phẩm dịch vụ độc đáo: dòng sông thời gian, chòi câu cá dã ngoại,... Tuy nhiên, do nằm bên phần lở của sông, nền đất yếu nên đòi hỏi chi phí khá lớn cho công tác gia cố nền đất, bảo trì, bảo dưỡng công trình.
Bên cạnh đó, trong nội thành thành phố Tuy Hòa, gần với Trung tâm có nhiều dạng địa hình biển độc đáo: đảo Hòn Chùa, bãi biển Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy,... thuận lợi cho hướng liên kết, hình thành các tour du lịch nội thành gắn với Trung tâm giải trí sinh thái Thuận Thảo.
Bảng 2.1. Tài nguyên du lịch biển tự nhiên của Tuy Hòa có khả năng khai thác phát triển du lịch
TT Đảo/ Bãi
biển Phân bố Thông tin cơ bản
Tình trạng tài nguyên Khả năng khai thác 1 Đảo Hòn Chùa Xã An Phú, Tp. Tuy Hòa
Chiều rộng: 594m; Chiều dài: 370m Nhiệt độ trung bình mùa hè: 28,90 Nhiệt độ trung bình mùa đông: 25,10 Xung quanh đảo là nơi cư ngụ của các loài san hô, động vật đáy và cá cảnh.
Hiện đã có nhà đầu tư đăng kí xây dựng khu du lịch và dịch vụ trên đảo Trung bình 2 Bãi biển Tuy Hòa Phường 6 & 7, Tp. Tuy Hòa Chiều rộng bãi: 200m Độ dốc bãi: 0,54%, Độ cao sóng: 0,75m Chất lượng bãi cát: bãi thoải, cát trắng mịn Chất lượng nước biển: nước trong, nhiệt độ nước trung bình 27,30
Nhiệt độ không khí trung bình: 28,90
Đã được quy hoạch thành trung tâm dịch vụ du lịch của Tỉnh Rất cao 3 Bãi Long Thủy Xã An Phú, Tp. Tuy Hòa Chiều rộng bãi: 200m Độ dốc bãi: 0,37%, Độ cao sóng: 0,5m Chất lượng bãi cát: bãi thoải, cát trắng mịn Chất lượng nước biển: nước trong, nhiệt độ nước trung bình 27,30
Nhiệt độ không khí trung bình: 28,10
Đã đưa vào khai thác nhưng chưa có nhiều dịch vụ Rất cao Nguồn: [25] – Khí hậu
Trung tâm nằm hoàn toàn trong á tiểu vùng thành phố Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có hai mùa, mùa khô trùng với hoạt động của gió mùa Tây Nam và mùa mưa trùng với gió mùa Đông Bắc.
Lượng bức xạ và số giờ nắng dồi dào, phân bố khá đều trong năm với con số lần lượt là 150,1 Kcal/cm2
và 2531 giờ. Nhiệt độ trung bình năm 26,60C, tháng lạnh nhất 23,30C, tháng nóng nhất 29,20C. Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 30,70C, các tháng dao động từ 26,4 – 34,20C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình
năm 23,80C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 15,20C, cao nhất tuyệt đối 40,50 C. Trong năm, có 02 tháng mùa mát là tháng I và tháng XII, những tháng còn lại là mùa nóng, không có mùa đông.
Chế độ mưa hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn lưu khí quyển và địa hình. Lượng mưa trung bình từ 1600 – 2100mm. Lượng mưa mùa khô từ 300 – 450mm, chiếm 18 – 22% lượng mưa năm. Có 04 tháng lượng mưa trung bình trên 100mm là tháng IX đến tháng XII. Lượng mưa năm trung bình không lớn là 1930mm. Lượng mưa 4 tháng mùa mưa chiếm 70 – 80% lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng X trung bình 500 – 700mm, sau đó đến tháng XI. Tám tháng còn lại là mùa ít mưa, chỉ chiếm 20 – 30% lượng mưa năm, mưa ít nhất là tháng II lượng mưa trung bình phổ biến 10 – 20mm.
Tổng nhiệt độ năm 97220C, độ ẩm tương đối 81%, bốc hơi khả năng 1368mm, bốc tiềm năng trung bình năm 4,1mm/ngày. Tiểu vùng thiếu ẩm vào các tháng II, III, IV, VI, VII, VIII; ẩm trung bình tháng I, V; quá ẩm ướt tháng IX, XII; quá thừa ẩm tháng X, XI. Từ tháng V đến tháng VII hàng năm, ảnh hưởng 30 – 40 ngày gió tây khô nóng.
Bảng 2.2. Điều kiện khí hậu ở Tuy Hòa phục vụ cho phát triển du lịch
Đơn vị: 0C, %, giờ, ngày
Tháng Chỉ tiêu
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Nhiệt độ TB 23,3 23,8 25,4 27,3 28,8 29,2 29,0 28,7 27,7 26,4 25,2 23,8 26,6 Độ ẩm TB 84 85 84 82 78 75 74 75 80 86 86 84 81 Số giờ nắng 175 199 259 270 268 233 241 228 201 202 128 127 2531 Số ngày mưa 11 7 4 4 9 7 6 9 16 20 20 18 131 Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ [28]
Thời tiết kiểu gió tây khô nóng tại Tuy Hòa thường bắt đầu vào tháng IV. Do hiệu ứng "phơn" đã tạo thành gió Lào (Tuy Hòa hàng năm chịu gần 40 ngày gió Tây khô nóng). Gió tây khô nóng không xảy ra liên tục mà gián đoạn thành nhiều đợt. Từ tháng V đến tháng VIII, mỗi tháng trung bình có 2 đợt gió tây khô nóng, tháng nhiều nhất không quá 4 đợt. Phần nhiều số đợt gió tây khô nóng kéo dài bằng hoặc dưới 3 ngày chiếm khoảng 60%, 4 – 6 ngày chiếm khoảng 20 – 25%, còn lại là những đợt kéo dài trên 6 ngày. Từ tháng V đến tháng VII đôi khi cũng xuất hiện những đợt kéo dài 10 – 15 ngày.
Về gió bão, do địa hình nên ở Tuy Hòa, tốc độ gió mạnh nhất tại và hướng gió cũng ít khi đồng nhất. Mùa bão ở Tuy Hòa được xác định từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, nhiều nhất là tháng X và tháng XI, nhưng cũng có năm cuối tháng VI đầu tháng VII đã có bão đổ bộ (1978). Đặc biệt, mùa bão xảy ra trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông và dải hội tụ nhiệt đới theo chu kỳ khí hậu tự nhiên cũng hoạt động ở vĩ độ này. Do đó tổ hợp ảnh hưởng giữa bão, áp thấp nhiệt đới với các hình thế thời tiết khác như không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới hay các nhiễu động nhiệt đới là những nguyên nhân gây ra các đợt mưa lũ lớn. Ở Tuy Hòa, không phải bão đổ bộ trực tiếp mới gây những hiện tượng thời tiết cực đoan, mà nhiều cơn bão đổ bộ vào những tỉnh lân cận cũng gây thời tiết nguy hiểm không kém.
Nhìn chung, khí hậu ở Tuy Hòa nằm trong chỉ tiêu thích hợp với sức khỏe và hoạt động của con người, thuận lợi cho các hoạt động du lịch tại Trung tâm diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: gió Tây khô nóng, bão, lũ lụt vẫn đe dọa tài sản và gây ảnh hưởng lớn đến cơ sở vật chất hạ tầng và việc thu hút khách du lịch đến với Trung tâm.
– Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ Phú Yên, sông Ba được xếp vào hệ thống sông chủ yếu của Việt Nam như: hệ thống sông Hồng – Thái Bình, sông Kì Cùng – Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long (Mê Kông) và một số sông
khu vực miền Trung như sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc,...rất có giá trị phục vụ du lịch.
Sông Ba còn gọi là Ea Pa Dak Krông ở thượng lưu và Đà Rằng ở hạ lưu, chiều dài khoảng 357km, là con sông lớn nhất Nam Trung bộ. Chảy qua Trung tâm là phần hạ lưu sông với lòng sông khá rộng, độ dốc nhỏ chỉ khoảng 10
/00, giữa dòng có nhiều cồn cát lớn nổi lên như cồn Phú Lễ, Ngọc Lãng. Dọc theo hai bên bờ sông là các bãi bồi rộng lớn tạo thành cánh đồng phì nhiêu, trù phú. Sông Ba chảy qua một vùng cao nguyên rộng lớn, núi non trùng điệp của dãy Trường Sơn nên về mùa mưa lưu lượng nước cao, chảy về đồng bằng bồi đắp phù sa cho cánh đồng Tuy Hòa. Mùa nắng, mực nước xuống thấp song nhờ nguồn sâu nên lưu lượng nước không cạn như nhiều con sông khác, đảm bảo nguồn nước khai thác cho du lịch. Sông còn có ý nghĩa rất quan trọng về quốc phòng, là nguồn năng lượng thủy điện với tổng công suất 130.000 Kw.
Tuy nhiên, sông Ba vào mùa mưa có cường độ mưa gây lũ thuộc loại lớn, kết hợp với địa hình dốc ở trung và thượng lưu, thấp ở hạ lưu nên tình trạng ngập lụt xảy ra khá nghiêm trọng. Cứ khoảng 2 năm, ở hạ lưu Sông Ba phải chịu ít nhất một trận lũ với mức ngập sâu nhất nền nhà từ 0,6 – 1,0m, diện tích ngập hạ lưu sông Ba 3.744ha, thời gian ngập kéo dài từ 20 – 50 giờ, khoảng 120.000 người sống trong cảnh ngập lụt. Đây là cản trở tự nhiên rất lớn cho sự phát triển du lịch của Trung tâm.
Dẫu vậy, dòng sông Ba từ xưa không những là tuyến giao thông quan trọng giữa hai vùng biển – núi mà còn là mạch dòng chuyển tải giao lưu văn hóa giữa các dân tộc cao nguyên với duyên hải miền Trung. Sông Ba bởi vậy từ ngàn đời