Những đóng góp của Trịnh Công Sơn trên phương diện ngôn từ đối với sự phát

Một phần của tài liệu con người thân phận và tình yêu trong ca từ trịnh công sơn (Trang 109 - 166)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Những đóng góp của Trịnh Công Sơn trên phương diện ngôn từ đối với sự phát

phát triển của tiếng Việt

Trịnh Công Sơn đã tạo ra một âm vang lớn, từ khi những ca khúc đầu tiên ra đời cho đến nay đối với công chúng yêu thơ nhạc trong và ngoài nước. Văn Cao nhận xét thật sâu sắc và tinh tế: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (chantre) bởi ở Sơn nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào là phụ” [26; tr.115]. Chúng tôi muốn làm rõ nghĩa trong chữ của Văn Cao, “người ca thơ”: nghĩa là Trịnh Công Sơn là người hát bằng lời thơ của chính mình. Điều này theo chúng tôi, thật chính xác. Một số văn

108

bản in nhầm thành “người thơ ca” là chưa đúng, chưa hiểu đúng về mối quan hệ giữa thơ - nhạc của ông. Xét về giai điệu, những nhà chuyên môn âm nhạc cho rằng giai điệu ca khúc của ông đơn giản, nhưng tác phẩm vẫn “rót vào lòng người như suối tưới”. Theo chúng tôi, có điều đó là bởi có sự kết hợp giữa phần nhạc và thơ - ca từ. Thơ và ca tựa như xác và hồn, tạo nên một chỉnh thể. Thậm chí, có người thưởng thức ca từ của ông bằng cách viết lên giấy như viết thơ (tách khỏi nhạc), viết thành thư pháp, xem ca từ như một bài thơ hoàn chỉnh. Hiếm có tác phẩm âm nhạc nào được như vậy.

Tại sao ca khúc Trịnh Công Sơn lại làm được điều đó? Theo chúng tôi, tất cả là nằm ở ca từ - ngôn ngữ mang tính thơ. Trịnh Công Sơn, bằng tài năng thiên phú, sự từng trải và cảm xúc tinh tế, nhạy bén của tâm hồn trước ngoại giới, đã đưa vào tiếng Việt những cái mới: từ ngữ mới; tính từ mới, danh/động từ lạ, cách sắp đặt từ tạo nghĩa mới; những thủ pháp, đặc biệt những ẩn dụ, biểu tượng. Từ đó làm cho tiếng Việt mở rộng biên độ, vượt khỏi ranh giới lãng mạn, vươn tới trình độ siêu thực, mang nét kì ảo, rất đẹp và rất thơ. Như Phạm Duy nhận xét: “so với tình khúc của ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ” [32; tr.66].

Dưới góc độ từ nguyên học, tiếng Việt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển để trở nên giàu đẹp như ngày nay. Qua từng giai đoạn lịch sử, nó lại được bồi đắp thêm những lớp phù sa ngôn ngữ, từ được phủ lên những lớp ý nghĩa mới. Trong đó, ngoài những từ vựng mang tính phổ thông, còn phải kể đến sự đóng góp của những nghệ sĩ ngôn từ qua các thời đại. Từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã đóng góp lớn vào kho tàng ngôn ngữ dân tộc qua những tập thơ xuất sắc của ông, đặc biệt là Quốc âm thi tập. Đến thế kỉ XVIII -XIX với Nguyễn Du - bậc thầy ngôn ngữ, tiếng Việt lại được làm đẹp thêm, lung linh thêm với kiệt tác truyện Kiều. Đến đầu thể kỉ XX, Tản Đà, cái gạch nối giữa hai thời kì văn học cổ điển và hiện đại đã có những đóng góp, cách tân, hiện đại hóa ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Sau đó không lâu, với trào lưu thơ Mới, một loạt những tên tuổi xuất sắc như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… đã làm cho khu vườn thi ca Việt Nam hiện đại trở nên đa hương đa sắc, đặc biệt là làm cho tiếng Việt giàu có hơn. Trong những tên tuổi đó, không thể không nhắc đến người thơ Hàn Mặc Tử. Thi sĩ đau thương đã đưa vào thơ những yếu tố kì ảo, những hình ảnh cõi mộng, tưởng chừng như chỉ có trong vô thức. Về điểm này, chúng tôi thấy Hàn Mặc Tử và Trịnh Công Sơn có những tương đồng nhất định. Có thể nói, với sự sáng tạo trên phương diện ngôn từ, Hàn Mặc Tử và Trịnh Công Sơn là hai tác giả đã đưa thơ ca Việt Nam tiến đến tư duy thơ siêu thực, ấn tượng, bắt kịp xu hướng phát triển của nghệ

109

thuật thế giới, nhất là đã tiệm cận được với chủ nghĩa Tượng trưng.

Chủ nghĩa Tượng trưng chủ trương phá bỏ tư duy logic, duy lí trong thơ ca cũ, thay vào đó là dựng hình những biểu tượng. Nhà thơ vận dụng những biểu tượng và yếu tố nhạc tính để gợi ra không khí ám ảnh, để đi sâu vào khám phá những cảm xúc tinh vi, những rung động không cùng trong đáy sâu tâm hồn cái tôi nghệ sĩ. Ngôn ngữ Trịnh Công Sơn cũng có những điểm tương tự Tượng trưng. Sở dĩ người đọc, người nghe chỉ thấy đẹp mà nhòe mờ, khó hiểu là bởi, trong đa số các ca khúc, ông đã sắp xếp từ ngữ và vận dụng các thủ pháp của thi ca để tạo nên những biểu tượng nghệ thuật. Như thế, Trịnh Công Sơn đã thực sự làm một cuộc cách mạng, đưa thơ (và nhạc) tiến đến Tượng trưng. Hình tượng thơ trở nên lung linh, kì ảo và gây hiệu ứng ám ảnh đến mê hoặc, mà có người đã gọi là “ma âm”.

Theo quan điểm của chúng tôi, trong lịch sử thi ca dân tộc, nếu như Nguyễn Du là bậc thầy ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực vào thế kỉ XVIII-XIX, thì Trịnh Công Sơn, ở nửa sau thế kỉ XX, cùng với khả năng đưa yếu tố kì ảo vào ngôn từ thơ ca, dựng nên những rừng biểu tượng nghệ thuật, những ẩn dụ độc đáo không thể bắt chước, cũng có thể gọi là một nhà sáng tạo ngôn ngữ lớn của dân tộc trong thời kì hiện đại. Cái khác ở chỗ, thơ Nguyễn Du là thơ hiện thực, còn ở Trịnh Công Sơn là thơ hiện thực kì ảo. So sánh vẻ đẹp của nàng Kiều với những hình tượng nữ trong như Tuổi đá buồn, Như cánh vạc bay, Còn tuổi nào cho em… chúng ta sẽ thấy rõ được điều này. Vẻ đẹp của nàng Kiều là một nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, cụ thể, hiển hiện. Còn hình tượng nữ của Trịnh Công Sơn mang một vẻ đẹp mờ ảo, liêu trai. Đặc biệt trong cái vẻ đẹp mờ ảo ấy, tác giả còn phả vào một nỗi buồn, nỗi u huyền, tịch lặng không thể gọi tên và rất khó lí giải. Đó là vẻ đẹp riêng có của hình tượng ca từ Trịnh Công Sơn mà không ai có thể bắt chước và không thể lặp lại. Nguyễn Du và Trịnh Công Sơn, hai nghệ sĩ ngôn từ, nhưng mỗi người lại tạo nên những lớp từ ngữ, hình tượng mang vẻ đẹp riêng, không ai giống ai.

Tóm lại, cùng với những nhà nghệ sĩ ngôn từ khác, Trịnh Công Sơn, bằng phẩm chất thiên tài của mình, đã “để lại trong cõi thiên thu” hình dáng, hình hài của những lớp sóng xô ngôn từ, lớp ca từ tuyệt đẹp, tạo nên một bước chuyển biến về chất trong sự phát triển của tiếng Việt, đánh dấu một mốc son của thơ ca hiện đại: đưa cái kì ảo, siêu thực vào ngôn ngữ và hình tượng thơ.

Tiểu kết

Chương cuối, chúng tôi đã tập trung phân tích một vài vấn đề căn bản về nghệ thuật biểu hiện con người thân phận và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn. Những nội dung ấy

110

bao gồm: việc sử dụng hệ thống tính từ, việc lạ hóa nghĩa cho từ; và phương thức diễn đạt, cụ thể là việc sử dung các thủ pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh để xây dựng hình tượng nghệ thuật và cách sắp xếp từ ngữ trên trục tuyến tính để tạo cấu trúc cú pháp lạ.Và cuối cùng, chúng tôi đưa ra vài nhận xét, đánh giá về đóng góp của Trịnh Công Sơn trong việc cách tân ngôn ngữ Việt và đưa thơ ca Việt Nam tiến đến biên giới của Tượng trưng, siêu thực.

111

KẾT LUẬN

Luận văn của chúng tôi đã tập trung đi vào khai thác, phân tích những nội dung căn bản nhất của thế giới con người thân phận và tình yêu nam nữ trong hệ thống ca từ Trịnh Công Sơn.

Đầu tiên, chúng tôi đã giới thuyết những khái niệm, phạm trù như con người thân phận, thân phận con người, tình yêu nam nữ, ca từ âm nhạc cũng như lịch sử nghiên cứu vấn đề, từ đó có cơ sở lí luận và thực tiễn để đi vào từng nội dung cụ thể. Đặc biệt, chúng tôi đã lí giải sự khác nhau giữa cụm từ thân phận con ngườicon người thân phận nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn, góc nhìn riêng và sự đánh giá, cảm nhận có chiều sâu. Đồng thời lấy đó làm cơ sở, làm tên của đề tài để định hướng, bao quát phạm vi nội dung phản ánh trong các chương, mục sao cho hợp lí.

Để đi vào thế giới con người thân phận, chúng tôi đã chọn hướng tiếp cận khác với những công trình của những tác giả đi trước. Những tác giả trước đa số chỉ tiếp cận thế giới nhân vật một cách chung chung, chủ yếu phân tích về diện. Nay, chúng tôi tách biệt thế giới ấy thành những con người cụ thể và đi sâu phân tích cả về diện lẫn về điểm. Thế giới con người thân phận là một thế giới đa dạng, bao gồm nhiều kiểu người, loại người trong xã hội: hình tượng người mẹ mất con, người yêu, người vợ mất chồng, người già và trẻ thơ, người phu quét đường, người điên… Dưới góc nhìn dân tộc, cái nhìn riêng mang chiều sâu nhân văn của người nghệ sĩ, những con người ấy có một điểm chung: đó là những thân phận đầy bi kịch, những số phận bi thương chịu đựng sự tàn khốc của chiến tranh xâm lược. Trịnh Công Sơn đã vẽ lên những khuôn mặt đau thương của thời đại. Nó bổ sung, hoàn chỉnh, làm cho bức tranh con người dân tộc trong thế kỉ XX - giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, được trọn vẹn hơn, sinh động hơn, đa chiều hơn. Cũng qua bức tranh thân phận ấy, Trịnh Công Sơn đã biểu hiện thái độ phản đối chiến tranh, ngợi ca hòa bình, thức tỉnh con người dân tộc. Đồng thời kí thác những trăn trở riêng tư về thân phận con người nói chung và tình yêu quê hương, yêu con người, yêu đồng loại nơi ông.

Về nội dung tình yêu nam nữ, trước tiên chúng tôi tiến hành khảo sát các tư liệu để lấy cứ liệu trình bày quan niệm, cái nhìn riêng về tình yêu nam nữ của ông. Ngoài những quan niệm thông thường, ông đã đưa ra một vài quan niệm mang tính cá nhân: đó là tính nhị nguyên, sự kịch trường, giả trá và phụ rẫy trong tình yêu mà con người rất dễ mắc phải. Những quan niệm ấy là những góc nhìn riêng của người nghệ sĩ, một góc nhìn độc đáo, thấu

112

triệt và thẳng thắn. Qua góc nhìn có tính chiêm nghiệm ấy, thi sĩ tình yêu đã ngầm đưa ra những ý niệm tôn vinh tình yêu con người, đồng thời cảnh tỉnh con người trước những sân si, lầm lạc dễ mắc phải.

Về những biểu hiện của tình yêu nam nữ, chúng tôi đã tập trung khai thác một vài khía cạnh cơ bản những trạng thái cảm xúc, cung bậc tình cảm đa dạng như: cảm xúc say sưa và niềm hạnh phúc; nỗi cô đơn trong tình yêu; nỗi nhớ nhung một bóng hình người nữ; nỗi ăn năn, nuối tiếc của hình tượng “tôi”; nỗi ám ảnh chia li và phụ rẫy; sự đồng cảm, bao dung, độ lượng trong tình yêu. Chúng tôi muốn nhấn mạnh, tình yêu ở Trịnh Công Sơn là thứ tình cảm có xu hướng thiên về tâm hồn, trong suốt và không hề vướng mùi tục lụy, nhục cảm như trong các tác phẩm thơ nhạc khác. Qua những biểu hiện ấy, độc giả sẽ “đọc” được chân dung tâm hồn, tình yêu của người nghệ sĩ đa sầu đa cảm trước tình người, tình đời này.

Cuối cùng, chúng tôi tập trung vào một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện những nội dung chính này. Chúng được khai thác dưới hai cấp độ: từ ngữ phương thức diễn đạt. Trên cấp độ từ ngữ, chúng tôi làm rõ cách sử dụng tính từ và việc lạ hóa từ ngữ. Trên cấp độ phương thức diễn đạt, chúng tôi làm rõ việc khai thác, sử dụng các biện pháp tu từ và cách sắp xếp từ ngữ để tạo câu.

Những đóng góp của Trịnh Công Sơn về mặt ngôn từ, tức là ở cách thế sai sử ngôn ngữ, bao gồm việc sử dụng thực từ, hư từ, thủ pháp, cấu trúc lạ… để kiến tạo nên thế giới nghệ thuật kì ảo là điều được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Điều đó, chúng tôi đồng tình, khẳng định lại một lần nữa. Dưới cái nhìn riêng của chúng tôi, với những sáng tạo trong ca từ âm nhạc, Trịnh Công Sơn cùng với một số thi sĩ khác, như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu,… là những người có công đầu trong việc đổi mới ngôn ngữ và tư duy thơ, góp phần đưa thi ca Việt Nam tiến từ địa hạt lãng mạn sang siêu thực, huyền ảo. Như thế, Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ ngôn từ, một thi sĩ đích thực và có công lao to lớn trong việc đổi mới, cách tân ngôn ngữ, làm giàu thêm, đẹp thêm cho nhan sắc tiếng Việt.

Ca từ Trịnh Công Sơn vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Chúng chứa đựng nhiều yếu tố siêu hình, bí ẩn mà chúng tôi, do những hạn chế khách quan và chủ quan, cũng như dung lượng luận văn, chưa thể tìm hiểu bao quát và thấu triệt được. Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng mới bắt đầu đi tìm hiểu, khám phá, bóc tách những lớp vỉa đầu tiên của di sản Trịnh. Do đó chúng tôi nghĩ rằng, hệ thống ca từ Trịnh Công Sơn vẫn còn là một mảnh đất vô cùng rộng lớn để những người đi sau tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.

113

Ca từ Trịnh Công Sơn ngay từ khi mới ra đời đã thu hút, mê hoặc một số lượng lớn công chúng trong và ngoài nước. Chúng tôi cho rằng, di sản ca từ của ông không những là mảnh đất cho những nhà nghiên cứu chuyên môn khai thác. Mà còn là lãnh địa hấp dẫn, khơi gợi sự tìm tòi, nghiên cứu của những người yêu thơ nhạc, những tâm hồn đồng điệu, đồng cảm với ông, hay còn gọi là những tín đồ trung thành của thi sĩ, ca nhân về tình yêu và thân phận.

Về mặt nội dung tư tưởng và giá trị thẩm mỹ - nhân văn, Trịnh Công Sơn là người nghệ sĩ đã tạc vào cõi thiên thu một thế giới nghệ thuật kì ảo, đầy ma mị và ám ảnh, trong đó có những hình tượng nghệ thuật vô cùng độc đáo, mới và lạ, không hề lầm lẫn với bất cứ một nghệ sĩ nào. Và cũng không ai có thể bắt chước. Trịnh Công Sơn, qua thế giới nhòe mờ ảo diệu ấy, đã đóng góp vào lịch sử tư tưởng nhân văn của dân tộc một giá trị vĩnh hằng, trường tồn cùng thời gian: đó làđóng góp vào sự nhận thức cái đẹp - một cái đẹp kì ảo, vừa mang vẻ bi thiết, chứa đựng những xót xa nhưng cũng đầy khả năng thanh lọc của tình yêu và thân phận làm người, con người dân tộc. Và rộng ra là con người nhân loại nói chung.

Qua mảng ca từ ca khúc tình yêu của ông, người đọc, người nghe ngày xưa, ngày nay, và trong tương lai chắc chắn tìm thấy được trong đó những quan niệm tiến bộ và nhân văn, sâu sắc và thấu triệt về tình yêu nam nữ. Rộng hơn là tình yêu quê hương, dân tộc, tình yêu giữa con người với con người, mang ý nghĩa nhân loại phổ quát. Chúng ta lấy đó làm bài học, hành trang tư tưởng cho tình yêu, đời sống của mình thêm đẹp, thêm lấp lánh. Đến với Trịnh Công Sơn là đến với cội nguồn của cái thiện, cái đẹp – thứ tận thiện tận mỹ. Người đọc, người nghe tìm đến với ông để lắng lòng, chiêm nghiệm và học tập ở một nhân cách lớn: sự khiêm tốn, giản dị; sự bao dung, độ lượng trong đời sống; sự bao la và vị tha vô bờ trong tình yêu; lối cư xử tử tế giữa con người với con người, và sự tử tế, tinh tế trong tình yêu đôi lứa – thứ tình cảm thiêng liêng, ý nghĩa nhất. Đến với thơ nhạc cõi Trịnh, đồng

Một phần của tài liệu con người thân phận và tình yêu trong ca từ trịnh công sơn (Trang 109 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)