Về việc khai thác và sử dụng các phương thức diễn đạt

Một phần của tài liệu con người thân phận và tình yêu trong ca từ trịnh công sơn (Trang 95 - 107)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Về việc khai thác và sử dụng các phương thức diễn đạt

3.1.2.1. Về việc khai thác và sử dụng các biện pháp tu từ

Ca từ Trịnh Công Sơn khai thác và sử dụng dày đặc hệ thống các biện pháp tu từ. Phổ biến nhất là ba biện pháp sau đây:

(1) So sánh tu từ

94

ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [12; tr.154].

Ở dạng đầy đủ nhất, cấu trúc so sánh gồm 4 yếu tố theo mô hình sau:

A - t - tss - B

Trong đó:

- A: cái được so sánh

- t: phẩm chất, thuộc tính hay cơ sở so sánh - tss: từ so sánh (như, như là, giống như, là…) - B: cái được dùng làm chuẩn để so sánh

Tuy nhiên, trên thực tế, người ta có thể đảo trật tự so sánh hay bớt đi một số yếu tố trong mô hình này. Hệ quả là có 5 biến thể của so sánh lần lượt như sau: đảo trật tự so sánh; bớt cơ sở so sánh; bớt từ so sánh; thêm “bao nhiêu… bấy nhiêu”; và dùng hệ từ “là” làm cơ sở so sánh.

Trong so sánh, hai đối tượng thường khác nhau về bản chất, nhưng có một khía cạnh nào đó đem lại một sự liên tưởng bất ngờ, tạo hiệu quả thẩm mỹ. Giá trị của so sánh là ở sự liên tưởng, phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mỹ. Nó là phương tiện quan trọng để xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng các tín hiệu ngôn ngữ.

Trong ca từ Trịnh Công Sơn, so sánh tu từ được sử dụng với số lượng rất nhiều, bao gồm cả những kiểu so sánh có cấu trúc đầy đủ, hoàn chỉnh, lẫn những biến thể, những dạng đặc biệt, rút gọn của nó. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một vài dạng so sánh mà Trịnh Công Sơn thường dùng trong hệ thống ca từ của ông.

- Kiểu thứ nhất, dạng có cấu trúc đầy đủ 4 yếu tố:

Đời sao im vắng Như đồng lúa gặt xong Như rừng núi bỏ hoang.

(Ru ta ngậm ngùi)

Trịnh Công Sơn đã có những tìm tòi, liên tưởng và phát hiện độc đáo từ những trải nghiệm của đời sống, cùng với một linh khiếu nghệ thuật thiên bẩm, mới có thể có được một hình ảnh có một không hai: cuộc đời im vắng, quạnh quẽ “như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang”. Đọc đến đây, trước mắt ta như mở ra cảnh đồng lúa nứt nẻ, trơ những gốc rạ trong một buổi chiều hoang liêu, loang lổ, im bặt tiếng người. Hình ảnh so sánh thật

95

sinh động, cụ thể. Nó như đóng ghim vào tâm trí người đọc và gợi liên tưởng về sự cô đơn của kiếp người.

Hay câu “tình xa như trời/tình gần như khói mây” (Tình sầu). Sự so sánh nghe có vẻ đầy mâu thuẫn: “tình xa như trời” thì có thể chấp nhận được, nhưng tại sao tình lại “gần như khói mây”? Nghe có vẻ câu chữ rất vu vơ, không hợp lí. Nhưng thật ra là, “khói mây” thì xa ngái, không dễ gì chạm tới được, vươn tới được. Vậy tình “gần như khói mây” có nghĩa là rất xa, khó nắm bắt. Như thế ý cả câu là tình yêu rất mong manh, khó nắm bắt, nó vời vợi như trời, như mây. Đó là cái triết lí mong manh tình yêu mà có lẽ Trịnh muốn gợi ra cho người đọc chăng?

- Thứ hai là kiểu so sánh rút gọn phẩm chất, tiêu chí so sánh: A như B. Chẳng hạn:

“Bờ vai như giấy mới/sợ nghiêng hết tình tôi” (Thương một người).

Phẩm chất so sánh, người đọc có thể hiểu là bờ vai “gầy guộc, mỏng manh” như giấy mới, có lẽ cũng đúng. Nhưng tác giả không viết rõ ra, là có dụng ý phát huy khả năng liên tưởng của người thưởng ngoạn. Nếu nói gầy guộc hay mỏng manh thì sự so sánh chỉ có được một nét tương đồng, và cũng chỉ nói được cái ngoại hình mà thôi. Nhưng lược đi, giấu đi thì người đọc có thể liên tưởng: vai em gầy guộc (bởi giấy mỏng), thơm tho (bởi giấy cũng thơm, giấy mới mà). Và ẩn sau sự mỏng manh, thơm tho của vai gầy ấy là một tâm hồn trong sáng yếu đuối, cần được chở che, “sợ nghiêng hết tình tôi” là vậy. Như thế lược đi phẩm chất so sánh, hóa ra lại nói được nhiều hơn là viết rõ. Đó là cái ý tại ngôn ngoại của thi ca vậy.

Tương tự cấu trúc trên là những câu so sánh:

- Mình như đá, đá lăn vết lăn buồn

- Đại bác như kinh không mang lời nguyện - Tình yêu như trái phá, con tim mù lòa - Tình yêu như vết cháy trên da thịt người -Tình yêu như trái chín, trên cây rụng rời…

thì những hình ảnh núi rừng cúi đầu, vết cháy, trái chín trên cây rụng rời… đều là những hình ảnh so sánh lạ và độc đáo, tạo nên dấu ấn phong cách Trịnh Công Sơn.

- Kiểu cấu trúc tiếp theo mà Trịnh Công Sơn cũng hay sử dụng: A là B.

Trong trường hợp này, từ (quan hệ từ) có giá trị tương đương với từ như, như là, nhưng sắc thái ý nghĩa thì khác nhau: dùng từ như thì sắc thái so sánh chỉ mang tính giả định, ví von, chỉ sự tương đồng về một khía cạnh nào đó. Còn hệ từ mang sắc thái khẳng

96

định, đồng nhất hoàn toàn. Chẳng hạn, trong Đóa hoa vô thường, ông dùng một đoạn thơ năm chữ có nhiểu câu so sánh theo cấu trúc này:

Từ đó hoa là em Một sớm kia rất hồng

Từ đó ta là đêm

Nở đóa hoa vô thường.

(Đóa hoa vô thường)

Em được đồng nhất với hoa, với sương, từ đó tạo nên một cơ chế liên tưởng đa chiều: em là nét đẹp, là nụ hoa, là nụ đời, nhưng hoa lại “nở hết trong hoàng hôn”. Em là sương, nhưng giọt sương cũng chực chờ để “rụng mát trong bình minh”. Như thế, em là khoảnh khắc, là chốc lát, là vô thường. Em vô thường, ta cũng vô thường, “ta là đêm, nở đóa hoa vô thường”. Ta và em cùng tan vào nhau. Trong ta không còn kí ức về bến. Trong em cũng không còn kí ức về bờ. Ta và em cùng tan chảy vào vô thường, mãi mãi không còn lìa chia nữa. Qua sự so sánh này, Trịnh Công Sơn đã nêu bật lên được cái ý niệm vô thường trong tình yêu và triết lí giải phóng bản ngã. Đồng thời ngầm đưa ra một quan niệm về cái đẹp: phải chăng đóa hoa vô thường ẩn dụ cho cái đẹp bao giờ cũng mong manh, dễ tàn dễ mất?

Cấu trúc so sánh kiểu A là B mang tính chất ẩn dụ rất cao và đem lại hiệu quả nghệ thuật sâu sắc. Việc hiểu nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm thẩm mỹ và khả năng cảm thụ của người đọc.

Ngoài ra, Trịnh Công Sơn còn có sự sáng tạo trong việc tạo ra những biến thể của so sánh. Có những hình ảnh so sánh mà yếu tố phẩm chất so sánh (t) và cả từ so sánh (tss) đều bị lược bỏ. Cấu trúc được rút gọn: A – B. Chẳng hạn:

Em đến bên đời Hoa vàng một đóa.

(Hoa vàng mấy độ)

Trong những trường hợp này, sự so sánh có tính ẩn dụ, tiệm cận với ẩn dụ. Do đó, có thể xem chúng như những hiện tượng trùng phức về thủ pháp, vừa là so sánh, vừa là ẩn dụ. Ngoài ra còn nhiều biến thể so sánh khác mà do phạm vi nhỏ hẹp của luận văn, chúng tôi không tiện liệt kê, phân tích ra đây.

(2) Ẩn dụ

97

biểu thị đối tượng này dùng để biểu thi đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [ 31; tr.279].

Thực chất, ẩn dụ là một kiểu so sánh (so sánh ngầm). Nó khác với so sánh ở chỗ, trong so sánh người ta thường đưa ra hai sự vật, hiện tượng và kết nối chúng bằng từ so sánh (như, như là) còn trong ẩn dụ thì hai đối tượng thường vốn khác xa nhau về bản chất hoặc trong phạm trù suy niệm nhưng lại được đem đặt cạnh nhau. Thông qua sự liên tưởng, kết nối của người sáng tạo (hay người thưởng ngoạn), bất ngờ lóe lên trong ý thức một nét giống nhau nào đó giữa chúng. Cái hay của ẩn dụ là người thưởng ngoạn với sự nhanh nhạy của khả năng liên tưởng, họ tự động kết nối hai sự vật lại với nhau (trước đó người viết chỉ đưa ra cái biểu trưng) từ đó làm bật lên ý nghĩa ẩn ý chứa trong đó. Sự thú vị là ở chỗ ấy.

Ẩn dụ trong thơ ca gồm nhiều loại:ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức, ẩn dụ cảm giác, ẩn dụ hình tượng, trong đó ẩn dụ hình tượng (ẩn dụ lâm thời) được sử dụng phổ biến hơn cả.

Trịnh Công Sơn thường sử dụng ẩn dụ hình tượng trong ca từ ca khúc của mình để xây dựng hình tượng nghệ thuật, tạo ra hiệu ứng “nhòe mờ”. Sự vật muốn nói ông dấu đi, chỉ trưng ra cái so sánh. Từ đó khơi gợi liên tưởng ở người đọc. Chẳng hạn, những hình ảnh như: đốm lửa (trong Ru đời đi nhé, Ru tình…), đóa hoa(tường vi, hoa quỳnh, sen xanh, sen hồng), ngựa hồng (trong Chỉ có ta trong một đời, Xin mặt trời ngủ yên), lá cỏ (trong Đêm thấy ta là thác đổ), đá (trong Du mục, Nguyệt ca), hay những hình ảnh có tính chất trùng phức như bàn tay, mái tóc đều vừa là ẩn dụ, vừa là hoán dụ.

Chúng tôi sẽ đi vào phân tích một vài ẩn dụ để làm rõ ý nghĩa của chúng.

Ví dụ 1: Hình ảnh đốm lửa xuất hiện khá nhiều trong ca từ Trịnh Công Sơn. Cụ thể: đời ta có khi là đốm lửa/một hôm nhóm trong vườn khuya; ngoài phố mùa đông/đôi môi em là đốm lửa hồng; môi em là đốm lửa/cuộc đời đâu biết thế. Song điều đáng nói, lửa của Trịnh Công Sơn hầu hết là “đốm lửa” chứ không phải “ánh lửa”. Đốm lửa là cái vụt lên, manh nha, thoáng chốc rồi tắt. Do đó nói đôi môi em là đốm lửa hồng thì không phải tác giả có ý miêu tả màu sắc đôi môi người thiếu nữ đỏ hồng như lửa mà đó chỉ là hình ảnh ngầm chứa một ẩn dụ: đôi môi tượng trưng cho người nữ, cho vẻ đẹp, cái đẹp. Còn đốm lửa tượng trưng cho ý niệm vô thường, cái mong manh vụt sáng vụt tắt. Như thế ý cả câu có thể hiểu là: cái đẹp là cái mong manh dễ tàn dễ mất- một quan niệm thường thấy trong nhiều ca khúc của ông. Xâu chuỗi câu này với câu cuối tác phẩm thì quả đúng như vậy, “cho ta ôm lấy vai thon/cho ta ôm lấy mong manh”. Như thế ẩn dụ ngầm chứa quan niệm về cái đẹp, quan niệm thẫm mĩ của Trịnh Công Sơn.

98 Ví dụ 2: Hình ảnh giọt mưa và nụ quỳnh:

Giọt mưa lặng lẽ trên nụ quỳnh

Quỳnh hương một đóa thoáng hương thầm Vườn đêm xao xuyến

Một đôi lần đến như người tình

Để cho trời đất báo tin lành, vẫn bình yên.

(Chuyện đóa quỳnh hương)

Nhan đề tác phẩm là chuyện đóa quỳnh hương. Thoạt nghe có vẻ như tác giả kể chuyện về đóa quỳnh hương, song thật ra chưa hẳn vậy. Hình ảnh giọt mưa và nụ quỳnh ở đây không chỉ chỉ những hiện tượng tự nhiên (mưa) và loài sinh giới - hoa quỳnh, mà đó còn là ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa. Giọt mưa lặng lẽ trên nụ quỳnh. Ta tự hỏi: giọt mưa lặng lẽ đến bên nụ quỳnh, gội mát, đem đến sức sống, sinh khởi cho nụ quỳnh hay chính nụ quỳnh đã nở, xòe rộng mỏng cánh trong vườn khuya để hứng đỡ lấy giọt mưa và làm cho nó trở nên long lanh, tinh khiết, hạnh phúc trên nụ trên lá? Có lẽ là cả hai. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu tự nhiên, tự nguyện: hai người yêu nhau, tự nguyện đến bên nhau, gắn kết, gắn bó với nhau bởi nhân duyên sinh khởi, “một đôi lần đến như người tình”. Sự hòa hợp giữa giọt mưa và nụ quỳnh là tự nguyện, xuất phát từ sự chân thành. Bởi chân thành và vô hại, cho nên nó dự báo một niềm hạnh phúc, “để cho trời đất báo tin lành, vẫn bình yên”. Như thế, duyên khiến con người hòa hợp, tựa như đêm khuya và cơn mưa là cái duyên đem đến sự hòa hợp giữa giọt mưa và nụ quỳnh trong vườn mưa khuya kia. Vậy, đây có thể là ẩn dụ về một tình yêu, có thể thoáng chốc hay lâu bền, nhưng đẹp. Kể chuyện về nụ quỳnh cũng là kể về một chuyện tình của tác giả, hay của mỗi cá nhân chúng ta (nếu chúng ta đồng cảm được và thấy mình trong đó).

Hình ảnh con ngựa hồngxuất hiện trong ca từ Trịnh Công Sơn khá nhiều. Con “ngựa hồng mỏi vó chết trên đồi quê hương” không phải là con ngựa thật, đi nhiều mà mỏi vó. Đó chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho con người thời chinh chiến, phải chịu đựng chiến tranh phi lí, sống không có lí tưởng nên sinh ra chán chường, chán nản. Ngựa hồng mỏi vó là vì thế. Còn hình ảnh con ngựa trong câu “Đời vẽ tôi tên mục đồng/rồi vẽ thêm con ngựa hồng/từ đó lên đường phiêu linh” thì lại là một ẩn dụ khác: biểu tượng cho nhịp bước phiêu du phiêu bồng trên hành trình trần gian lữ thứ của người nghệ sĩ “trịnh trọng phiêu bồng” (chữ dùng của Bùi Giáng) vv…

99

nó đi, để tạo ra một độ vênh, tạo nên phong cách nghệ thuật của riêng ông. Hình ảnh ngựa hồng, đàn bò thong dong bước vào thơ ca với dáng điệu lạ lùng. Những lá cỏ, những cọng buồn cỏ khô vu vơ mà rất ám ảnh, những đóa sen xanh sen hồng, quỳnh hương cứ lấp lửng, hư hư thực thực. Tất cả chúng mang một nét nhòe. Đó là nét nhòe cố ý, nét kì ảo rất nghệ thuật, lung linh, ảo diệu vô cùng.

(3) Hoán dụ

Theo Cù Đình Tú, “hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng” [31; tr.296-297].

Quan hệ logic khách quan bao gồm: quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể; giữa toàn thể và bộ phận; giữa chủ thể và vật sở thuộc; giữa hành động, tính chất và kết quả của hành động, tính chất; giữa hành động và chủ thể; giữa số lượng và chất lượng; giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng; giữa cái cụ thể và cái trừu tượng; giữa tên riêng, tên nhân vật và tính cách con người.

Cần chú ý, có sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ: ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, do đó sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác nhau về phạm trù. Do đó, ẩn dụ mang nhiều sắc thái chủ quan hơn. Quan hệ giữa hai sự vật trong ẩn dụ không phải là mối quan hệ có thấy được một cách trực tiếp, nên nhiều khi cùng một hình ảnh, nhưng sự liên tưởng ở mỗi người lại khác nhau. Ngược lại, hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận, mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi là có thật, là mối quan hệ khách quan, hiển nhiên, tất yếu, có thể thấy được một cách trực tiếp và ai cũng thấy như nhau mà không cần phải có những thao tác tìm hiểu đặc biệt như so sánh, đối chiếu. Do đó, hoán dụ mang tính khách quan nhiều hơn.

Ca từ Trịnh Công Sơn là những lời thơ, những hình ảnh lấp lánh, long lanh sắc màu tượng trưng. Để tạo nên sắc độ long lanh của những hình ảnh ấy, Trịnh Công Sơn đã có ý thức sử dụng hoán dụ trong ca từ ca khúc của mình. Nhưng ông thường có xu hướng tạo ra loại hoán dụ tu từ nhiều hơn là hoán dụ từ vựng.

Đầu tiên là tiểu loại hoán dụ được tạo nên từ mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Trịnh Công Sơn hay dùng những bộ phận của cơ thể để chỉ chính đối tượng, con người ấy.

Một phần của tài liệu con người thân phận và tình yêu trong ca từ trịnh công sơn (Trang 95 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)