7. Bố cục của luận văn
1.2. Quan niệm của Trịnh Công Sơn về con người thân phận
Con người thân phận trong ca từ Trịnh Công Sơn là nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ và tay sai gây ra ở miền Nam. Cuộc chiến leo thang ác liệt, số phận quần chúng bị thử thách. Họ bị đàn áp, mất quyền tự do, thậm chí bị hủy diệt sinh mạng. Chứng kiến những điều đau đớn lòng ấy, Trịnh Công Sơn đã viết nên các ca khúc thức tỉnh, đồng thời đưa ra quan niệm của ông về con người. Chúng ta có thể tìm thấy những quan niệm ấy trong lời tựa của các tập Kinh Việt Nam, Ca khúc da vàng, Ta phải thấy mặt trời… và trong hồi kí của ông.
24
vấn nạn. Trịnh Công Sơn đã vạch cho mọi người thấy được cái thân phận làm người bi đát, mong manh “như thân cỏ hèn”, bất lực trước thực tại tàn khốc. Trong phần giới thiệu tập Ca khúc da vàng (1967), ông đã bày tỏ quan niệm về thân phận mong manh của con người bằng những lời lẽ đau đớn và thống thiết:
Tất cả đã bể, đã vỡ toang. Tiếng thét đã chìm xuống biển thành tiếng nói trầm tư, thành lời kêu uất về thân thế Việt Nam. Tiếng nói vang lên từ những hố bom đào lên cùng khắp. Ơi những bạn bè thân yêu đã chết từ đỉnh cao hay vực thẳm. Con người đã hóa thân làm vết thương. Cái chết đã hóa thân làm biểu tượng vô nghĩa. Đã biến hình đổi dạng từ những cơn hiểm họa cay nghiệt nhất của nhân loại. Lìa cha mẹ, anh em, bằng hữu yêu dấu vô cùng. Hãy kết hỏa châu làm đèn đãi ngộ quỷ dữ. Đốt đuốc cho người điên ấm phố mùa đông. Cả một hành trình hùng vĩ của giống nòi từ miền Triết Giang đổ về bây giờ như thế đó. Hỡi người yêu da vàng của tôi, hãy duỗi tay thật dài về phía hố thẳm vốc lấy những hạt đất mềm mỏng đó mà hôn. Tôi sẽ làm người tiều phu đi nhặt từng cánh tay, bàn chân, từng đốt xương, sọ người, vung vãi khắp nơi về làm củi đốt sáng cho đêm tìm lại dấu vết của một hành tinh Việt Nam da vàng bặt tăm. Ám khí dày đặc, làm sao thấy rõ mặt nhau. Hãy thử bắt đầu bằng tiếng hát như ca dao của tổ tiên ta ngày xưa đó [35; tr.52].
Lời thức tỉnh trên, có hai vấn đề chính mà ông đề cập đến: sự hủy diệt của chiến tranh và ý thức về cội nguồn dân tộc. Dưới cái nhìn riêng của ông, chiến tranh không phải là sự oai hùng, mà là sự hủy diệt tận cùng những sinh mệnh. Do đó thân phận con người hết sức mong manh, điêu linh và bất lực. Cái chết của con người đã “hóa thân làm biểu tượng vô nghĩa”, đó là những cái chết hết sức phi lí. Từ ý thức về thân phận mong manh ấy, Trịnh Công Sơn đã gợi nhắc, làm ta nhớ lại cội nguồn dân tộc xưa kia, con người đoàn kết một dải từ miền Triết Giang hùng vĩ đổ về. Ông muốn gieo mầm băn khoăn, trăn trở vào lòng người. Để con người dừng lại suy nghĩ mà bừng tỉnh. Và chính sự bừng tỉnh kịp thời ấy là nguyên khởi cho sự đoàn kết, để không còn “ám khí dày đặc” chia cắt anh em. Từ đó, mọi người cùng nhau siết chặt cánh tay, tâm can như nhất, giải phóng dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ.
Sau Mậu Thân, những đô thị miền Nam bị tàn phá tan hoang. Với thực trạng máu xương như thế, với lương tri và sự nhạy cảm của người nghệ sĩ trước những cái chết của đồng bào mình, Trịnh Công Sơn không thể không xúc động. Được sự gợi ý của một người bạn - kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống, ông đã tiếp tục viết tập nhạc mới Kinh Việt Nam với lời tựa thể hiện rõ quan niệm về con người của ông:
25
Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lần lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kì vô định. Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên định hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng, tưởng tượng và ngắn hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo [18; tr.20].
Quan niệm về con người của Trịnh Công Sơn trong Kinh Việt Nam có sự khác biệt với
Ca khúc da vàng: ông đã nhìn nhận con người Việt Nam không chỉ là nạn nhân chiến tranh, mà còn trở thành đối tượng lừa gạt của các thế lực đế quốc và tay sai. Con người đã bị lừa gạt dưới những khẩu hiệu, những lời rao giảng, những luận điệu phỉnh phờ. Họ - một bộ phận những người đồng bào miền Nam, sống trong xã hội đương thời đã bị biến thành “một mũi tên vô tri”, hay “những mũi tên định hướng” để chống lại nhân dân mình. Chừng nào họ chưa nhận chân được âm mưu của chúng thì nước mắt và máu vẫn còn “làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo”. Chỉ rõ hiện thực ấy, Trịnh Công Sơn muốn đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh, muốn âm vang của tiếng chuông lương tri vang vọng được vào hồn người. Để con người tự ý thức, thay đổi suy nghĩ và hành động, xóa bỏ thù hằn, để triệu trái tim như một, triệu bước chân như một, cùng đi lên dựng cờ giải phóng: “Xin hãy dừng tay và cùng chờ nhìn một mặt trời tươi trẻ sẽ được khai sinh ở phương Đông. Xin hãy dừng tay để mọi căn nhà Việt Nam có thể mở rộng cửa chờ đón một sớm mai hòa bình. Còn rất nhiều con đường mở ra cho tương lai của chúng ta. Những con đường đưa ta về dựng lại một Tổ quốc đích thực”[18; tr.21].
Ca khúc Trịnh Công Sơn như một sự nhận thức về bản ngã. Nó như những lời tự tra vấn, thẩm vấn lương tâm. Nó gieo nỗi nghi hoặc vào lòng người, đánh động ý thức con người ở góc tận cùng, sâu nhất, khiến họ bừng tỉnh, nhận ra thân phận mình, cũng là thân phận của dân tộc. Và khi con người có cái nhìn đúng về vị trí, vị thế, thân phận mình thì sẽ tìm phương cách nỗ lực hóa giải nó để quê hương bớt đi những đau thương, những vùng xương máu thịt da, như Đỗ Trung Quân đã nhận xét về cái “tinh thần” trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn: “Phản chiến không chỉ có ý nghĩa là chống chiến tranh, nó còn đánh thức thân phận đang ngủ quên trong tủi nhục. Người nô lệ da vàng khi đã hiểu mình là nô lệ, nghĩa là đã ý thức được tự do, nghĩa là ý thức tự do đã khởi phát. Giải phóng tư tưởng hèn thấp trước đã, mới có thể ngẩng cao đầu làm người Việt Nam. Ý nghĩa tích cực của Ca khúc da vàng là thế” [7; tr.159]. “Ngẩng cao đầu làm người Việt Nam” chính là ước mong của
26
người nghệ sĩ đối với đồng bào sau khi “thức tỉnh” qua những lời ca kia.
Nghi kị, thù hằn, ngộ nhận là thứ thuốc độc giết chết tình cảm con người mà Trịnh Công Sơn e ngại nhất. Trong khi mong muốn con người dân tộc cần phải xóa bỏ những thứ ấy, phải biết hòa hợp để tranh đấu, thì ông cũng nhấn mạnh, sự tranh đấu có mục đích cao cả là để dành quyền sống, quyền làm người theo nghĩa đích thực với chiều kích nhân văn của nó, chứ không tranh đấu vì những danh xưng, tiếng tăm: “Chúng ta đã đấu tranh. Đang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng đấu tranh để dành lại quyền sống, để làm người, chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi người từ khước tước hiệu đó” [18; tr.35].
Phương diện thứ hai của con người thân phận trong ca từ Trịnh Công Sơn là con người trong cuộc sống đời thường với những ám ảnh về lẽ được mất, cái vô thường, hữu hạn của kiếp người; ám ảnh về cái cô đơn mang tính bản thể; đặc biệt là nỗi ám ảnh dai dẳng và khôn nguôi về cái chết đeo bám tâm hồn người nghệ sĩ từ thời niên thiếu cho đến những năm cuối đời.
Trước hết là ám ảnh về cái vô thường của kiếp người. Vô thường là khái niệm trong triết học Phật giáo dùng để chỉ sự thay đổi, biến dịch vô cùng vô tận của vạn vật trong vũ trụ. Trịnh Công Sơn từ nhỏ đã sớm hấp thụ giáo lí nhà Phật. Nên quan niệm về lẽ vô thường, được mất của đời sống đã như một mầm cây ươm chồi, thành hình và trở thành căn tạng, bản thể ông ngay từ khi còn rất trẻ. Với nhãn quan vô thường, Trịnh coi cuộc sống trần gian là tạm bợ, là “cõi tạm”. Trần gian chỉ là cõi tạm, chông chênh, không có gì là vĩnh hằng, bất biến. Ngay cả hình hài con người cũng chỉ là “hạt bụi”. Tất cả cũng chỉ tồn tại trong cõi trăm năm, chốc lát. Cuối cùng cũng sẽ bị thời gian khắc nghiệt bào mòn, làm tiêu ma, tiêu biến vào hư vô.
Trong một bài viết, ông đã mượn hình tượng “bờ” và “bến” để giãi bày tâm sự, qua đó chuyển tải ý niệm thiên hải biến vi tang điền của đời người, kiếp người:
Tôi phiêu lạc bao nhiêu năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bờ là bờ. Cái tạm và cái thường hằng lắm khi là một. Thế mà cứ lại là khác nhau. Cái bờ mỏng mảnh khoảnh khắc ra đi. Cái bến nhiều khi bền bền ở lại. Bờ mở ra những bến. Có dâu bể cho bờ. Nên định mệnh thường trói buộc thân phận bến. Tôi là bờ em ra đi. Em là bến tôi ghé lại. Con đò ghé qua bờ này bờ nọ nhưng sẽ đậu lại ở một bến kia [18; tr.125-126].
27
Mùa xuân là bờ hay là bến? Than ôi, mùa xuân chỉ là bờ. Ai ai trong đời này cũng có lần ghé qua cái bến tạm mùa xuân. Cái bờ bến mùa xuân nhập nhằng những dặm trường lận đận. Thoắt nhiên chỉ còn lại là bờ. Cái bến đi qua, rồi cái bờ ở lại. Cái bến hiu hắt của một thuở tưởng rằng thời hoàng kim bến sẽ mãi mãi không bao giờ là bờ. Thế rồi tuổi đời người người – đến đến-đi đi cứ mộng vờ, hoang tưởng hão huyền một thứ bờ bờ-bến bến, không biết nơi nao để neo lại một thân thế phiêu bồng
[18; tr.126].
Rồi Trịnh lại tưởng tượng, hình dung ra mình đang đứng trước em, để đối thoại cùng em: “Có thể bến cho em và bờ cho tôi. Tôi cứ mãi đi và em ở lại. Cái thân phận thuyền quyên ấy đừng làm đau xót đời. Cuối cùng, trong cõi mông lung mờ mờ ảo ảo, em vẫn chính là cái bến hư ảo một cách vẹn toàn mà tôi có lúc mỏi mệt sẽ tìm về nương tựa”[18; tr.126]. Quả thực, dưới góc nhìn của Trịnh, “mùa xuân” - tuổi trẻ đời người, chỉ là “bờ”, một cái bờ tạm bợ mà thôi. Đời người chỉ là chốc lát, là vùng tuổi thương đau, là giấc mơ ngắn. Nó chập chờn như cơn mộng mị chiều hôm, như đốm lửa lóe lên đôi chút trong vườn khuya tịch lặng rồi tắt ngấm. Tất cả đều bị tiêu ma bởi thời gian yêu nghiệt. Tất cả là vô thường. Em và tôi. Cuối cùng cũng sẽ bị hư vô ập đến. Làm cho tan biến, tan chảy tất cả: “Trong một giấc ngủ bồng bềnh không giờ giấc của mùa xuân, tôi thảng thốt bỗng thấy bờ bến rã tan thành những cánh bèo mông lung vô định. Em không bến và tôi không bờ. Em trôi đi và tôi cũng trôi đi. Em và tôi cùng là bến. Em và tôi cùng là bờ. Chúng ta tan biến vào nhau thành một khối bến bờ không còn chia lìa nữa. Trong em không còn trí nhớ về bến. Trong tôi cũng mất hết những kíức về bờ” [18; tr.126].
Ám ảnh về sự hữu hạn của kiếp người là ám ảnh lớn, xuyên suốt các ca khúc Trịnh Công Sơn. Ông cho rằng con người trong cõi đời hãn hữu này cần phải biết quý trọng, nâng niu những giá trị sống dù là hiếm hoi, ít ỏi. Sống sao cho đáng sống, như ông nói, phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Hơn nữa phải có cách hành xử tích cực: phải có tấm lòng bao dung. Phải loại bỏ những chất độc tham-sân- si; những hiềm khích; những giả trá, kịch tuồng, ân oán của đời: “Khi một người biết tự tha thứ cho mình thì đồng thời cũng phải biết tha thứ cho kẻ khác. Đừng bao giờ để lại những âm oán trong lòng. Ân oán là những tảng đá nặng nề, ngăn chặn, giết chết lòng yêu thương. Sống mà không còn khả năng yêu thương được nữa thì cũng xem như đã chết rồi. Tôi yêu và tôi tồn tại. Yêu và tha thứ. Tha thứ và yêu”[18; tr.217]. “Tôi yêu và tôi tồn tại”, Trịnh đã mượn lời Descartes để đưa ra lí thuyết về sự cứu rỗi: chỉ có lòng yêu thương mới cứu độ được con người khỏi bất hạnh
28
của trần gian. Mỗi người phải biết hướng về cái đẹp, như vậy tình yêu mới cứu chuộc được thân phận, và thân phận cát bụi ngắn ngủi mới có được ý nghĩa tốt đẹp của “cát bụi tuyệt vời”. Giải pháp hóa giải thân phận là ở chỗ đó.
Tiếp đến là ám ảnh cô đơn. Cảm thức cô đơn, lạc loài cũng là một biểu hiện âm bản của thân phận. Trịnh Công Sơn cũng khá giống những nghệ sĩ khác của Việt Nam và thế giới, ông cũng mang nỗi cô đơn - một khối cô đơn khổng lồ. Xưa nay, có mấy nghệ sĩ mà vui tươi hớn hở, phơi phới trước đời sống được đâu. Một Dostoievki cô đơn trong những chuyến lưu đày. Một Nietszche cô đơn với những phẫn nộ, gào thét. Một Nguyễn Du thao thức, trầm tư với Đoạn trường tân thanh. Một Hàn Mặc Tử tuyệt vọng, đớn đau cùng với
Thơ điên… Cô đơn là thứ định mệnh khó có thể nói là may mắn hay nghiệt ngã mà tạo hóa đã ban cho những thiên tài như vậy để họ có thể hoàn thành sứ mệnh nghệ thuật thiêng liêng của mình. Trịnh Công Sơn cũng bị nỗi cô đơn vây khốn, bủa vây thường trực. Chú ý kĩ ta sẽ nhận ra cô đơn như mà một mạch nước ngầm, có lúc âm ỉ, có lúc miên man chảy xuyên suốt trong các tác phẩm của ông từ khi còn là chàng lãng tử với những Diễm xưa, Hạ trắng, cho đến sau này với Xin trả nợ người, Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Cô đơn là một biểu hiện của thân phận. Trịnh cô đơn, một mình. Một mình đối diện với chính mình: “một mình tôi đi, đời như vô tận/một mình tôi về, với tôi”.
Nỗi cô đơn của Trịnh có cội nguồn bản thể, là bản chất con người ông chứ không hề là thứ cô đơn vay mượn hời hợt. Ông thường xuyên gặp gỡ bạn bè, giao lưu công chúng. Nhưng đừng thấy vậy mà vội nghĩ là ông hạnh phúc và không cô đơn. Những giây phút ấy hạnh phúc thật, song chỉ thoáng qua phút chốc mà thôi. Sau đó ông lại trở về với nỗi cô đơn cố hữu của mình. Lại trầm tư trong khoảng sân nhỏ hắt hiu chiều tà, với những vạt nắng vàng đưa chiều hấp hối. Hay cô đơn trong mỗi đêm khuya tịch lặng, “người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm”. Xét ở một góc độ nào đó thì cô đơn đã trở thành cái “không khí”, “khí hậu” riêng giúp Trịnh sáng tạo. Từ không gian đó, những sinh mệnh nghệ thuật đã thoát thai.
Nỗi cô đơn khi vượt qua ngưỡng chịu đựng của tâm hồn, sẽ đạt đến cùng độ của nó, trở thành cái tuyệt vọng. Nhưng tuyệt vọng trong Trịnh Công Sơn cũng rất đặc biệt. Nó không phải là thứ tuyệt vọng băng hoại hay hủy diệt hiện hữu. Mà đó là thứ tuyệt vọng thức tỉnh: cái tuyệt vọng được đẩy đi thật xa, để từ biên giới ấy, con người ngoái nhìn lại và nhận