7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Về việc khai thác và sử dụng hệ thống từ ngữ
Trong ca từ Trịnh Công Sơn, chúng tôi nhận thấy có những điểm độc đáo trong việc khai thác và sử dụng hệ thống từ ngữ, bao gồm cả việc sử dụng những tính từ, danh từ và động từ. Trong đó, ông thường sử dụng hệ thống tính từ là nhiều hơn cả: có những tính từ
88
rất mới lạ, lại có những tính từ quen thuộc nhưng được ông sắp xếp với những từ khác để tạo nên hiệu quả biểu đạt bất ngờ. Trong phần này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ hai khía cạnh trên cấp độ từ ngữ, đó là cách sử dụng tính từ và việc lạ hóa từ ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
3.1.1.1. Việc khái thác và sử dụng tính từ
Ca từ Trịnh Công Sơn luôn mang một sức mạnh ám ảnh người đọc, người nghe đến kì lạ. Nó khiến cho chúng ta nghe một lần là bị ám ảnh và nhớ mãi. Sở dĩ nó làm được điều đó là vì nhiều lẽ. Tuy nhiên, chúng tôi thấy ông có xu hướng nghiêng về sử dụng tính từ nhiều hơn là danh từ và động từ. Đáng nói hơn, những tính từ ông sử dụng đa số là những tính từ thiên về chất âm tính và thậm chí có nhiều tính từ rất lạ, chưa thấy xuất hiện trong thi ca bao giờ.
Tính từ là từ miêu tả những tính chất, thuộc tính như hình dáng, màu sắc, âm thanh… của sự vật. Nó thường đứng sau danh từ để bổ sung phẩm tính, tính chất cho danh từ ấy. Ví dụ: hoa vàng rực; tiếng rơi rất mỏngnhư là rơi nghiêng.
Trịnh Công Sơn rất có ý thức sử dụng hệ thống tính từ trong ca khúc của mình. Điều đáng nói ở đây là sự kết hợp tính từ của ông rất độc đáo và lạ so với những kiểu kết hợp tính từ thường gặp trong ngôn ngữ Việt. Chúng ta hãy so sánh cách kết hợp tính từ trong tiếng Việt và trong ca từ của ông.
Tính từ trong tiếng Việt thường được kết hợp theo những cách sau:
Kiểu thứ nhất: ghép một tính từ với một danh từ (tính từ + danh từ). Ví dụ: to gan,
cứng đầu, vàng chanh… Những tính từ này tự nó có nghĩa, gọi là tính từ tự thân. Ở dạng này, Trịnh Công Sơn cũng nghép tính từ với danh từ, nhưng là một trật tự ngược lại với truyền thống (danh từ + tính từ). Chúng tôi có thể liệt kê ra đây một loạt tính từ thuộc loại này: đời bồng bềnh, gót chân mềm mại, nắng mềm, hồn xanh buốt, mắt xanh xao, lời ca đau, vết thương sâu, nụ cười mong manh, hồn yếu đuối, bờ môi thơm, chiều bạc mệnh, vòng tay xanh xao, tay mềm, nụ hồng, môi nồng nàn, lá hư không, lòng lạnh băng, nắng quạnh hiu… Trong đó chúng tôi thấy có những từ như mong manh (cỏ lá mong manh), xanh xao
(bàn tay xanh xao) thường lặp lại ở nhiều ca khúc khác nhau với một tần số cao hơn những từ khác. Nó như diễn tả cái quan niệm, ý niệm về tính mong manh, phù du, vô thường của thân phận, tình yêu và vạn vật theo thế giới quan của tác giả.
Trong hệ thống tính từ của Trịnh Công Sơn, chúng tôi thấy có nhiều từ rất trừu tượng, nghĩa thật khó xác định, chẳng hạn như lá hư không, phố hồng, phố hư không, chiều bạc
89
mệnh… Thế nào là phố hồng? Phố được trang hoàng, ánh sáng đèn màu hồng? Chưa hẳn. Màu hồng ở đây không phải là màu thực, đỏ hồng của không gian, cảnh vật, mà có lẽ nó là màu tượng trưng, là biểu tượng thì đúng hơn. Tương tự, phố hư khôngcũng vậy. (hư không
vừa là danh từ, vừa được dùng như tính từ, ở đây chúng tôi xem như tính từ). Tính từ hư không thật mơ hồ, không rõ nghĩa, do đó, phố hư không không có nghĩa là phố không người, mà nó như muốn nhấn mạnh đến cái ám ảnh mất - còn, biến thiên của đời sống. Với những tính từ “nhòe” này, bức tranh đã không còn thật nữa, nó lung linh một vầng ảo diệu.
Điều đáng nói là trong hệ thống tính từ mà Trịnh Công Sơn sử dụng, ta ít thấy tính từ thiên về biểu hiện chất dương tính như mạnh mẽ, vui tươi, hạnh phúc. Mà ngược lại toàn là những tính từ thiên về âm tính, biểu hiện một thế giới buồn đau, hư hao, xa vắng, cô đơn. Những tính từ này có tác dụng rất lớn trong việc tạo dựng nên thế giới của những con người có tính thân phận, chịu đựng, mất mát.
Kiểu thứ hai là những tính từ không tự thân, tức những tính từ vốn không phải tính từ mà nó thuộc các nhóm từ loại khác (danh từ, động từ), nhưng được sử dụng như tính từ. Tính từ loại này chỉ xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác, trong cụm từ hay trong câu. Bình thường, khi chúng không đi với các từ khác thì không được coi là tính từ. Như vậy đây là loại tính từ lâm thời.
Tính từ loại này thường do danh từ chuyển loại. Ví dụ, lụa là phút ấy chưa quên; tay măng (trôi trên vùng tóc dài); tuổi trời hư vô; tình (đã) nghìn thu; đóa hoa vô thường; mây phù du; tay rong rêu (muộn màng); tay xanh ngà ngọc…
Trong những ví dụ trên thì những từ lụa là, măng, hư vô, nghìn thu, vô thường, phù du,
rong rêu, ngà ngọc khi tách khỏi cấu trúc văn bản, nó tồn tại độc lập với tính cách là những danh từ. Nhưng trong văn bản này, nó lại là tính từ, do nó có quan hệ về nghĩa với những từ khác xung quanh. Khi đứng trong văn cảnh, những tính từ này mang ý nghĩa hơi khác so với ý nghĩa vốn có của chúng, thường thì đó là ý nghĩa khái quát hơn. Chúng tôi phân tích vài ví dụ để làm rõ điều này.
Ví dụ 1: Trong câu Lụa là phút ấy chưa quên, thì chữ lụalà nguyên gốc là một danh từ chỉ chất liệu để làm vải (lụa Hà Đông). Lụa là tên một loại vải mịn, mỏng, dệt bằng tơ. Nhưng trong đoạn văn bản ca khúc Quỳnh hương:
Em mang cho ta một đóa quỳnh Quỳnh thơm hay môi em thơm Em mang cho ta một chút tình
90
Lụa là phút ấy chưa quên.
(Quỳnh hương)
thì chữ lụa là lại là một tính từ, gợi lên những thuộc tính: mềm mại, mát dịu, dịu nhẹ, nhẹ nhàng… Đặt chữ này vào đoạn ca từ, ý nghĩa hiện lên rõ nét và cụ thể: vẻ đẹp và tình yêu của em đã gây ra cho nhân vật một cảm giác thật hạnh phúc, làm trào dâng lên trong lòng một cảm giác thật nhẹ nhàng, êm ái, dịu nhẹ như được đắm mình trong sương mai mát lành, tinh khiết. Dù em mang đến cho Trịnh một “chút tình” thôi, nhưng Trịnh vẫn nâng niu, chắt chiu, trân trọng. Như thế đủ biết, ông chân thành như thế nào. Chữ lụa là đã làm sáng rõ được tấm chân tình ấy.
Ví dụ 2: Trong câu Tay rong rêu muộn màng thì rong rêu nghĩa gốc là một danh từ, chỉ loài thực vật bậc thấp: rong và rêu. Nhưng đi vào ca từ ca khúc:
Khi về trong mùa đông Tay rong rêu muộn màng Thôi chờ những rạng đông.
thì rong rêu lại tồn tại với tính cách như một tính từ, hàm nghĩa chỉ tính chất quá vãng, muộn màng. Tuổi trẻ đã qua đi trong hư vô, chiến tranh phi nghĩa, tình yêu đã mất, nay chỉ còn lại cái tuổi già buồn bã, ngậm ngùi, nuối tiếc mà Trịnh Công Sơn đã có lần gọi là cái tuổi già đáng ghét.
Tóm lại, tính từ được Trịnh Công Sơn khai thác và sử dụng rất đa dạng và linh hoạt, với nhiều kiểu kết hợp khác nhau, nhằm mục đích diễn tả được cái tình ý của người nghệ sĩ trong việc biểu hiện quan niệm về con người thân phận và tình yêu. Trong đó hệ thống những tính từ âm tính là nét đặc trưng riêng có của Trịnh Công Sơn, làm nên nét độc đáo và phong cách riêng của người nghệ sĩ ngôn từ này. Sự đa dạng trong các cách tạo ra tính từ đã làm cho ngôn ngữ Việt có thêm những nét nghĩa, những sắc thái tu từ, biểu cảm mới. Làm được điều đó, Trịnh Công Sơn đã góp phần làm giàu và đẹp thêm cho tiếng Việt, khoác cho tiếng Việt thêm những bộ áo với những sắc màu mới, lung linh hơn, rực rỡ hơn.
3.1.1.2. Làm mới (lạ hóa) nghĩa cho từ ngữ
Nhiều người cho rằng ca từ Trịnh Công Sơn mang màu sắc diễm ảo, bảng lảng sương khói và đạt đến mức độ tượng trưng, siêu thực. Điều đó cũng một phần đúng. Để xây dựng nên thế giới nghệ thuật liêu trai ấy, Trịnh Công Sơn đã làm một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ, đó là việc ông vận dụng thủ pháp lạ hóa: lạ hóa nghĩa cho từ. Nếu thật sự để ý những ca từ của ông, ta dễ nhận ra: hệ thống từ ngữ mà ông sử dụng không phải quá nhiều, quá đa
91
dạng mà ngược lại, dường như ông có ý thức sử dụng lặp đi lặp lại một số từ ở nhiều ca khúc (chẳng hạn các từ như xanh xao, hư hao, hư vô, hư không). Song với từng ấy từ ngữ, ca từ của ông vẫn kiến tạo nên một thế giới nghệ thuật mang màu sắc lung linh với những vầng ảo diệu và vô cùng hấp dẫn. Có được điều đó bởi ông đã có ý thức làm lạ hóa hay làm mới nghĩa cho từ ngữ bằng nhiều cách, trong đó có ba cách đáng chú ý sau:
- Tạo ra từ mới cùng với nghĩa mới; - Cách nói bỏ lửng;
- Những cách nói lạ.
Vấn đề thứ nhất là tạo ra từ mới cùng với nghĩa mới. Trong ca từ Trịnh Công Sơn, người đọc dễ dàng “nhặt” ra những từ ngữ lạ, hiếm thấy, thậm chí chưa thấy bao giờ. Chúng tôi có thể nhặt ra hàng loạt từ ngữ lạ. Từ ngữ lạ được thể hiện ở hai cấp độ: lạ trong nhan đề ca khúc và lạ ở phần lời của ca khúc. Về nhan đề ca khúc, có thể kể ra những cái tên lạ như:
Mưa hồng, Hạ trắng, Nắng thủy tinh, Tuổi đá buồn, Diễm xưa, Lời buồn thánh, Đóa hoa vô thường, Cỏ xót xa đưa, Hoa vàng mấy độ, Giọt lệ thiên thu… Về ca từ trong ca khúc, có thể liệt kê những từ ngữ lạ như: tịch lặng, nắng khuya, phiến ngà, phiếm du, tay hư vô, lá hư không, vùng tuổi xanh, vùng ăn năn, vết lăn trầm, con tinh yêu thương, bờ mộng mị, áo lụa thinh không, níu tay nghìn trùng, đá ngây ngô, hài nhung gấm, phiến mây hồng…
Chúng tôi sẽ lẩy ra vài từ để làm rõ ý nghĩa của chúng:
Ví dụ 1: mưa hồng. Mưa là hiện tượng tự nhiên. Xét về màu sắc, ta chỉ thấy mưa màu trắng. Xét về mức độ thì có mưa nặng hạt, mưa nhẹ hạt, mưa bụi, mưa dầm… Trong thi ca xưa nay dường như chưa thấy xuất hiện cơn mưa nào được định danh là mưa hồng cả. Rõ ràng đây là một từ mới, do Trịnh Công Sơn sáng tạo ra. Có thể có nhiều cách hiểu, tùy theo cảm nhận của người nghe. Cách thứ nhất, có thể hiểu cơn mưa ấy màu hồng (dĩ nhiên chỉ là tưởng tượng, chứ thực tế làm gì có mưa màu hồng). Cách hiểu thứ hai, cơn mưa buổi chiều trên thành phố Huế xuyên qua vùng phượng nở, hạt mưa bay lất phất, cùng cánh phượng lả lướt theo gió, tạo nên một không gian toàn màu hồng, đẹp, lãng mạn một cách rất Huế. Vậy, mưa hồng là mưa trên cánh phượng. Cách hiểu thứ ba, thiếu nữ văn khoa Huế e ấp, làm duyên dưới mưa “em đi về cầu mưa ướt áo”, tâm hồn đầy lãng mạn, tinh khôi, nhìn ngắm cơn mưa tới với một niềm cầu mong mưa thật nhẹ, thật nhẹ, chỉ đủ làm vương ướt nhẹ áo em thôi, để em còn được tung tăng làm duyên dưới mưa nữa. Vậy, màu hồng là màu tâm hồn lãng mạn, là cách nhìn đời sống, nhìn thế giới của hình tượng nữ. Màu hồng do đó là màu hư ảo chứ không phải màu thực.
92
Ví dụ 2: nắng thủy tinh. Xưa nay trong thi ca và đời sống, về màu sắc chỉ có nắng hồng, nắng vàng; về mức độ thì có nắng nắng nhẹ, nắng gắt; về thời gian thì có nắng sớm, nắng trưa, nắng chiều, chứ chưa nghe nói nắng thủy tinh bao giờ. Trịnh Công Sơn đã có một kết hợp lạ: nắng thủy tinh(động từ + danh từ). Từ đó, tạo ra sự mơ hồ, lung linh trong cách hiểu. Trong một bài viết, tác giả đã nói về nắng thủy tinhnhư sau: ở Huế mùa hạ thường có những cơn mưa bất chợt. Có khi vào buổi sáng, thường là vào buổi chiều, một thứ chiều chưa chiều lắm. Mưa chưa kịp tạnh hẳn, nắng đã đột ngột bừng lên, sáng bằng một thứ ánh sáng trong vắt như pha lê, như những mảng thủy tinh long lanh trong vườn qua những kẻ lá, qua những khoảng cách hẹp giữa những hàng cây. Không ai đã đặt tên cho cái màu nắng ấy. Cả tôi cũng vậy. Chính bản thân nắng ấy tự có tên là nắng thủy tinh. Cái tên cúng cơm của một thứ tinh thể vô nhiễm ở một phút giây màu nhiệm khi được lọt lòng từ thiên nhiên. Nắng chiều lên cao để nắng tắt. Và trong phút chốc lạ thường kia những đốm nắng thủy tinh lung linh chập chờn trên đầu những vòm lá long não xanh mướt để hai hàng cây long não dài suốt một con đường biến thành những ngọn nến thiênnhiên được thắp lên cho một ngày sắp hết. Như vậy đủ thấy, tác giả đã có cái nhìn và cảm nhận rất tinh tế, nhạy bén về những cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Từ đó với chất tài hoa tài tử vốn có, ông đã đặt tên, gọi tên cho thứ nắng long lanh, trong vắt ấy là nắng thủytinh. Đó là một cách để tạo ra từ mới cùng với nghĩa mới. Nhưng trong ca khúc cùng tên, nghĩa của cụm chữ nắng thủy tinh còn long lanh hơn thế, bởi nó còn được ánh xạ vào nhân vật nữ. Người nữ tuổi mười lăm mười tám (Dao Ánh - nhân vật trong ca khúc) với ánh mắt, ánh nhìn đầy mộng mơ, hồn nhiên dạo chơi trong công viên, nhìn ánh nắng với một tâm hồn đầy trong sáng, nên Trịnh Công Sơn muốn dùng cái màu “thủy tinh”, long lanh, trong vắt như pha lê của nắng để “đo”, phản chiếu tâm hồn trong veo, hồn nhiên của nàng thiếu nữ. Nên “màu nắng hay là màu mắt em” là vì thế! Như vậy, màu nắng thủy tinh còn là màu của tâm hồn thiếu nữ: trong sáng, hồn nhiên, lãng mạn và đẹp. Trịnh Công Sơn dùng chữ thủy tinh (nguyên gốc là một danh từ) với ý nghĩa như một tính từ. Từ đó, khơi dậy sự đồng sáng tạo trong trí người thưởng ngoạn, chứ ông không đóng khung, đoạn tuyệt với tư duy người đọc.
Vấn đề thứ hai là những câu nói bỏ lửng giữa chừng. Loại này Trịnh Công Sơn sử dụng không nhiều, cũng không thể vội kết luận hay hay dở, nhưng rõ ràng, đây là một cách nói lạ, gây được sự chú ý. Chẳng hạn, những câu như: “Từ khi em là nguyệt/cho tôi bóng mát thật là” (Nguyệt ca). Hay: “Người tình kia mất conđường về/và trời kia mất em từ độ” (Níu tay nghìn trùng). Hoặc: “Có riêng em cuộc đời vẫn nhớ/nét quê hương nghìn năm vẫn
93 là”(Chiều trên quê hương tôi).
Trong những câu trên thì những từ “bóng mát thật là”, “mất em từ độ”, “nghìn năm vẫn là” là những cách nói bỏ lửng, ngập ngừng, nói không trọn ý. Chẳng hạn, nghe câu Nét quê hương nghìn năm vẫn là thì người đọc sẽ thắc mắc: vẫn là như thế nào? Vẫn là gì? Trịnh dừng lại, để trí tưởng tượng người đọc bay bổng: vẫn là rất đẹp, vẫn là bình yên. Hiểu sâu hơn, nét quê hương nghìn năm vẫn là… nghìn năm. Dù cho bao nhiêu thời gian tạo tác, bào mòn, em vẫn giữ được tình yêu quê hương, yêu đồng lúa chín, yêu màu sim tím thủy chung, yêu màu áo tím dáng xưa, yêu guốc mộc, áo dài. Em vẫn là người con gái Việt Nam với những phẩm chất ngàn đời. Như thế là em vẫn giữ được “nét” quê hương, truyền thống dân tộc, tâm hồn, lối sống, cốt cách dân tộc. Hiểu như thế, chắc sẽ đúng hơn.
Vấn đề thứ ba, những cách nói lạ. Trong một số ca khúc, ta còn gặp những cách nói lạ, xưa nay chưa hề thấy. Điều đó tạo nên nét riêng biệt, làm nên phong cách ngôn ngữ Trịnh