Hiệu quả của nghệ thuật biểu hiện con người thân phận và tình yêu

Một phần của tài liệu con người thân phận và tình yêu trong ca từ trịnh công sơn (Trang 107 - 109)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Hiệu quả của nghệ thuật biểu hiện con người thân phận và tình yêu

Những đặc điểm về nghệ thuật biểu hiện mà chúng tôi nêu ra trên đây (đặc điểm về từ ngữ, những thủ pháp, cú pháp) thật ra chỉ là những vấn đề có tính chất cơ bản, và cũng chỉ được nêu lên một cách khái quát cùng với vài trích dẫn tiêu biểu. Quả thực ca từ Trịnh Công Sơn còn chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp về nội dung, tư tưởng lẫn nghệ thuật mà chúng tôi do hạn chế về dung lượng luận văn và khả năng cảm thụ nên chưa thể trình bày một cách đầy đủ và sâu sắc được. Song với những đặc điểm căn bản đó, chúng ta cũng đã thấy được, Trịnh Công Sơn tuy là một nhạc sĩ, nhưng ông đã biết vận dụng những thủ pháp nghệ thuật của thơ ca vào âm nhạc, tạo nên “cuộc hôn phối kì diệu giữa thi ca và âm nhạc” mà thật hiếm thấy người nào làm được như ông.

Nói như vậy cũng cần nói lại, thật ra, giai đoạn khởi sinh nền Tân nhạc, ở Việt Nam cũng có nhiêu nhạc sĩ sáng tác những tác phẩm âm nhạc mang đậm tính thơ, chẳng hạn Đặng Thế Phong hay Phạm Duy, Văn Cao hay Đoàn Chuẩn… Nhưng cái đáng nói ở đây là cái tính thơ, nét thơ trong ca từ Trịnh Công Sơn không còn đứng trên bờ ranh lãng mạn nữa, mà nó đã tiến đến địa hạt huyền ảo, siêu thực. Điều đó có được là nhờ Trịnh Công Sơn đã thực sự làm một cuộc cách mạng, cách tân ngôn ngữ với những kiếm tìm, suy ngẫm và sáng tạo đầy tài hoa: sử dụng một cách có hiệu quả những thủ pháp tu từ của thơ ca, sáng tạo ra những từ ngữ mới lạ, và những kết hợp từ ngữ đầy biến ảo, tạo cấu trúc cú pháp độc đáo và nhiều vấn đề khác.

106

rất nhiều tính từ giống nhau ở những ca khúc khác nhau, chẳng hạn: xanh xao, hư hao, , mong manh… và chính điều này là biểu hiện của sự loay hoay, bế tắc, cạn kiệt trong việc đi tìm từ ngữ diễn đạt mới. Song điều này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc, tránh những ngộ nhận đáng tiếc. Như chúng tôi đã trình bày trong phần trước, Trịnh Công Sơn thường dùng những từ ngữ khá quen thuộc trong thi ca và đời sống đưa vào ca khúc của ông. Nhưng cái đáng nói là những từ ngữ ấy được ông kết hợp với những từ khác, trên một cấu trúc tuyến tính bất thường, và làm mất đi tính sáo mòn của chúng. Chính sự kết hợp bất thường ấy đã làm nên nhan sắc và những thanh âm lạ lùng cho ca từ của ông.

Những tính từ âm tính như xanh xao, hư hao, hư vô, hư không… ít nhiều đã được những nhạc sĩ, thi sĩ trước đây dùng, nhưng với họ, ca từ, từ ngữ mới chỉ dừng lại ở địa hạt lãng mạn, nếu có tiến sang siêu thực thì cũng rất hiếm. Riêng Trịnh Công Sơn, như nhận xét của Phạm Duy: “Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực” [32; tr.69]. Điều này có nghĩa là sự kết hợp từ ngữ, bao gồm cả danh từ, động từ, tính từ, trong đó tính từ là chủ yếu cùng với những thủ pháp nghệ thuật (chủ yếu là ẩn dụ) đã tạo nên những câu thơ, hình ảnh thơ vươn tới địa hạt siêu thực. Song, theo chúng tôi, cũng cần nhìn nhận lại một cách thận trọng: có phải ca từ Trịnh Công Sơn hoàn toàn là siêu thực, trừu tượng? Theo quan điểm riêng của chúng tôi, không hoàn toàn như thế. Bức tranh trong thơ, nhạc Trịnh Công Sơn không hoàn toàn là trừu tượng. Nếu là thơ, nhạc trừu tượng hoàn toàn thì thật khó để đi vào lòng công chúng và trở nên phổ biến trong đời sống, văn hóa dân tộc như thế. Những bức họa của Picasso, Salvador Dali… thuộc trường phái siêu thực xưa nay thật sự quá thách đố và khó hiểu, nên công chúng phổ thông cũng khó lòng mà hiểu và thích được. Hay như thơ tượng trưng của Baudelaire, Veclaine, Hàn Mặc Tử… cũng tương tự. Nói như vậy, chúng tôi tuyệt nhiên không có ý xem nhẹ chủ nghĩa Tượng trưng mà chỉ có ý rằng, nghệ thuật Tượng trưng không hề dễ hiểu. Thơ, nhạc Trịnh Công Sơn thì khác, dù mơ hồ, nhưng nó vẫn “thấm vào hồn người như suối tưới” và được đa số công chúng trong nước, cũng như một bộ phận hải ngoại, thậm chí cả những người nước ngoài đón nhận và đánh giá cao. Chúng tôi cho rằng hình tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn là một bức tranh được cấu thành bởi hai yếu tố: một phần là yếu tố hiện thực và phần kia là yếu tố huyền ảo, siêu thực. Nói như Bùi Vĩnh Phúc, đó là thế giới “hiện thực huyền ảo” hay “hiện thực kì ảo” thì đúng hơn. Cái hiện thực - yếu tố có khả năng tri giác được đặt bên cạnh yếu tố phi logic, bất khả giải minh. Từ đó, hệ quả là tạo nên một thế giới kì ảo về con người thân phận và tình yêu - thế giới của những nét nhòe mờ, nửa hư nửa thực. Hình tượng thơ nhạc trở nên đa

107

nghĩa. Người thưởng ngoạn, tùy trình độ văn học, thẫm mỹ cá nhân và hứng thú riêng mà liên tưởng, tưởng tượng, dựng nên một thế giới riêng trong tâm hồn mình.

Như vậy, hệ thống từ ngữ có nhiều tính từ lạ (nắng khuya, mưa hồng, vai phố, mưa mềm…) đã tỏ ra thật sự có hiệu quả trong nghệ thuật diễn đạt. Nó đã đạt được mục đích, ý nghĩa của nghệ thuật là tạo ra hình tượng đa nghĩa và thiết lập một cơ chế liên tưởng đa chiều, không áp đặt, bó buộc người đọc, người nghe vào một cái khung, một cách hiểu cụ thể, rập khuôn nào.

Về việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật, thơ ca xưa nay đã dùng nhiều. Trịnh Công Sơn cũng sử dụng lại, nhưng vẫn có điểm sáng tạo riêng, không giống những nghệ sĩ khác. Do đó chữ nghĩa của Trịnh Công Sơn mang trong nó một hàm ẩn sâu xa, đôi khi “chữ” và “nghĩa” không đi đôi với nhau, nghĩa không hiện lên trên chữ. Những trường hợp như thế gọi là “bóng chữ” (chữ dùng của Lê Đạt) hay là “ẩn ngữ”. Vì thế, ca từ của ông gợi ra những hàm nghĩa nhiều tầng bậc, buộc người thưởng ngoạn phải tưởng tượng, liên tưởng, chuyển “kênh” liên hệ trong tư duy, từ đó mới ngộ ra được cái hay, mới thấy lấp ló cái đẹp, cái diệu vợi của nó. Tất nhiên chỉ một phần nào đó, không phải thủ pháp nào, câu chữ nào cũng hiểu được, nhất là những ẩn dụ cao siêu kì bí. Về điểm này, chúng tôi nhận thấy hiệu quả của những thủ pháp nghệ thuật ca từ Trịnh Công Sơn có những điểm tương đồng nhất định với thơ Tượng trưng, nhất là nghệ thuật tương giao cảm giác, tương ứng giác quan của Baudelaire, có ảnh hưởng đến Xuân Diệu và một số tác giả thơ Mới.

Tóm lại, với tài năng sai sử ngôn ngữ của mình, Trịnh Công Sơn đã đóng góp vào nền thi ca, nghệ thuật dân tộc thời kì hiện đại một gương mặt mới lạ, riêng biệt, mà chắc chắn những tác phẩm hiện thực kì ảo của ông sẽ để lại trong cõi thiên thu một giá trị bền vững, vĩnh hằng bất chấp sự phá hủy của thời gian.

Một phần của tài liệu con người thân phận và tình yêu trong ca từ trịnh công sơn (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)