7. Bố cục của luận văn
1.4.4. Hình tượng con người tập thể, quê hương, đồng bào, đồng loại
Trong gia tài ca khúc Trịnh Công Sơn, bên cạnh những tác phẩm viết riêng cho một kiểu con người cụ thể (rất ít), thì đa số còn lại là những ca khúc phản ánh số phận của một tập thể, cộng đồng những con người. Có lẽ xuất phát từ góc nhìn dân tộc và đứng trên tinh thần nhân bản, nên ông xem mọi con người đều là những con người dân tộc. Sự mất mát nào cũng là nỗi đau của dân tộc. Trịnh đã nói rõ:
Tôi đã mất trong chiến tranh này Bao nhiêu bao nhiêu người tình
Người tình của tôi lớn lên trên khắp ba miền Một ngày đạn bom giết em
Người tình Việt Nam lớn lên chưa gặp một lần. (Tôi đã mất)
Nếu Trịnh Công Sơn chỉ nói đại loại như người tình của ông là người của một miền nào đó, thì sẽ có người cho rằng ông thiên về một bên. Song với tấm lòng của một con người Việt Nam nhân bản, một con người dành tình yêu cho cả dân tộc, nên ông xem “người tình của tôi lớn lên trên khắp ba miền”.Đó có thể là một người già, một em thơ, một người nông phu, một người chị, người mẹ, hay anh lính mới về từ rừng xa, cho dù ông “chưa gặp một lần”. Trịnh đã gọi họ bằng cái tên khái quát và trìu mến: Người tình Việt Nam. Đó chính là con người của dân tộc, con người quê hương, đồng bào ruột thịt trên đất nước đầy đạn bom này. Cái tình của ông đối với con người dân tộc là quá lớn, quá mênh mông, làm sao chỉ giới hạn ở miền nào khi mà ở cả ba miền Bắc-Trung -Nam, nhân dân đang phải hứng chịu bom đạn của kẻ thù dội xuống.
Trịnh Công Sơn là người phát hiện ra sự tương đồng giữa Hiện Sinh và Phật giáo, đó là sự thức tỉnh. Và ông thực sự là một nghệ sĩ thức tỉnh. Chính ông đã từng nói, con người “phải thức tỉnh trong mỗi sát-na của thực tại” và cũng muốn truyền ý thức ấy đến với con người dân tộc. Hình tượng con người tập thể, đồng bào, xét ở một hoàn cảnh, phạm vi, thời điểm cụ thể nào đó thì họ là những con người chưa thức tỉnh và còn u mê, an phận. Trịnh chỉ rõ, gọi đích danh họ là nô lệ da vàng:
Người nô lệ da vàng ngủ quên
Ngủ quên trong căn nhà nhỏ, đèn thắp thì mờ Ngủ quên, quên đã bao năm
50
(Đi tìm quê hương)
Chữ nô lệ nghe rất nặng nề, rất thân phận. Ông gọi họ là nô lệ da vàng, ý muốn chỉ rõ cho họ thấy cái tâm thế “ngủ quên”, an phận, chịu đựng, cam chịu sống cảnh “đèn thắp thì mờ”, ngục tù, tăm tối. Thậm chí gò lưng, cúi đầu trước đế quốc, bán rẻ lương tâm, mưu cầu lợi danh, hãm hại đồng bào. Trịnh Công Sơn qua ca từ, muốn đánh động ý thức những con người ấy, hầu mong họ thức tỉnh, giác ngộ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, từ bỏ lối sống nô lệ ươn hèn mà vươn vai đứng thẳng làm người tự do, đứng về lẽ phải, tranh đấu cho quê hương:
Đi nói với anh em
Đòi cho quê hương thanh bình Đi xây dựng lại Tiên Rồng Đi cho thấy quê hương đi cho thấy quê hương.
Tương tự như thế, trong Phúc Âm buồn, Trịnh muốn đi tìm một thứ kinh - kinh Phúc Âm, để mong chữa lành căn bệnh an phận, yếu hèn cho những con người bạc nhược trên quê hương đau nặng của mình:
Người nằm co như loài thú khi mùa đông về
Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình Từng tiếng người, nhiều tiếng người gọi hoài giữa đêm Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần Một góc trời, người vẫn ngồi, một đời nhỏ nhen. (Phúc Âm buồn)
Một loạt những động, tính từ nhấn mạnh đến tâm thế, tư thế của con người: nằm co, nằm yên không kêu than, một đời nhỏ nhen… Đó là cái tâm thế an phận, chịu đựng, phó thác số mệnh của dân tộc mình cho kẻ khác, coi như mình đã chếttrên căn phần dành riêng cho mình từ trước. Về vấn đề thức tỉnh con người dân tộc, Trịnh Công Sơn cũng có phần nào đó giống với Lỗ Tấn. Con người quốc dân Trung Hoa trước cách mạng Tân Hợi cũng mắc tâm bệnh. Cả xã hội u mê, an phận, sống đời sống cam chịu, im lìm trong ngôi nhà chật hẹp, chỉ có người điên thức tỉnh. Hay trong Thuốc, gia đình lão Hoa Thuyên bạc nhược, mê tín đến mức đi mua máu của những chiến sĩ cách mạng như Hạ Du để chữa bệnh lao cho con. Lỗ Tấn đã vạch rõ căn bệnh của quốc dân, hòng tìm phương thuốc chữa trị. Trịnh Công
51
Sơn sống trong thời đại chống Mỹ, chứng kiến một bộ phận đồng bào yên phận, nhu nhược, thậm chí sai lầm, lầm lạc về lí tưởng. Do đó ông muốn thổi vào ca từ những thông điệp phản tỉnh, hòng thức tỉnh con người dân tộc yếu hèn.
Và như thế, Trịnh Công Sơn dù không tuyên bố đứng về phía cách mạng, và ông cũng không viết tác phẩm nào có ca từ, giai điệu hùng hồn, oai hùng như các nhạc sĩ cách mạng, nhưng tư tưởng, ý thức phản tỉnh con người dân tộc trong ca từ của ông là rất tiến bộ, rất cách mạng. Rõ ràng, Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ yêu nước, yêu quê hương, yêu con người dân tộc. Đó là một nghệ sĩ dân tộc chân chính.