IV. Tính chất hóa học: 1 Phản ứng cộng:
d. Thiết kế kế hoạch bài học môn Hóa học theo định hƣớng đổi mới PPDH Hóa học
3.2.3. Bài 63: Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
Qua việc nghiên cứu SGK, SGV Hóa học 11 NC và chuẩn KT – KN chƣơng trình NC để soạn bài thực hành tính chất của anđehit và axit cacboxylic em nhận thấy SGK, SGV Hóa học 11 NC chƣa đạt chuẩn KT – KN. Chuẩn KT – KN yêu cầu HS biết đƣợc mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm phân biệt 3 dung dịch riêng biệt không dán nhãn là fomalin, axit fomic và glixerol nhƣng cả hai tài liệu đều không đề cập tới nội dung trên. Vì thế em đã thêm phần này vào bài soạn của mình để giúp HS đạt đƣợc mức độ kiến thức theo yêu cầu.
3.3. Kết luận chƣơng 3
Trong chƣơng 3 em đã thiết kế 6 giáo án cụ thể thuộc chƣơng Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic ở cả hai chƣơng trình chuẩn và NC.
Các giáo án đều theo hƣớng dạy học tích cực và đã bám sát chuẩn KT – KN, đã đƣợc bổ sung những phần kiến thức hay giúp HS hình thành những kĩ năng mà chuẩn KT – KN yêu cầu nhƣng SGK và SGV Hóa học 11 đều không có. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai chƣơng trình chuẩn và NC khi soạn giáo án là mức độ kiến thức và mức độ kĩ năng. Ví dụ: Bài Anđehit – Xeton: chƣơng trình NC yêu cầu HS hiểu tính chất hóa học của anđehit nhƣng chƣơng trình chuẩn chỉ yêu cầu HS biết hay HS học chƣơng trình NC đƣợc làm thí nghiệm trong khi HS học chƣơng trình chuẩn quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn, cùng là thí nghiệm biểu diễn nhƣng khi dạy chƣơng trình chuẩn GV phải hƣớng dẫn HS quan sát thí nghiệm và giải thích hiện tƣợng một cách tỉ mỉ hơn…; Bài Luyện tập axit cacboxylic: chƣơng trình NC đƣa ra nhiều dạng bài tập hơn chƣơng trình chuẩn để HS rèn luyện đƣợc nhiều kĩ năng
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 150
thuộc nhiều vấn đề hơn; Bài Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic: ngoài KT – KN thực hành hóa học cơ bản yêu cầu giống chƣơng trình chuẩn, chƣơng trình NC còn yêu cầu HS phải có KT – KN về phân biệt chất….
Các bài KT – ĐG sau mỗi giáo án đều đạt chuẩn KT – KN. Bài kiểm tra sau bài Anđehit – Xeton và bài Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic ở cả hai chƣơng trình chuẩn và NC đều gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, với đầy đủ các câu hỏi mức độ biết, hiểu, vận dụng, câu hỏi tính toán với tỉ lệ hợp lí…; Trong đó giữa hai chƣơng trình, số lƣợng câu hỏi giống nhau của cùng một nội dung là 7/10, các câu hỏi còn lại thể hiện sự khác biệt về mức độ KT – KN. Bài kiểm tra sau bài Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic ở cả hai chƣơng trình cũng có 50% số câu hỏi giống nhau, các câu còn lại đều kiểm tra kĩ năng thực hành của HS.
CHƢƠNG 4: THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM
4.1. Mục đích của thử nghiệm sƣ phạm
Thử nghiệm sƣ phạm nhằm khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc dạy học theo chuẩn KT – KN môn Hóa học ở trƣờng THPT, bƣớc đầu đánh giá chất lƣợng khi dạy học theo chuẩn KT – KN chƣơng Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic, Hóa học 11 và Hóa học 11 NC.
4.2. Nội dung thử nghiệm sƣ phạm
- Dạy thử nghiệm 6 bài.
- Đánh giá hiệu quả của việc dạy học tích cực trên cơ sở HS nắm vững kiến thức qua mỗi giờ dạy thử nghiệm: qua các bài kiểm tra 15 phút và qua quan sát.
4.3. Tiến hành thử nghiệm sƣ phạm
- Địa điểm thử nghiệm: Trƣờng THPT Yên Phong I, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 151
- Thời gian thử nghiệm: Từ 01/04/2011 đến 30/04/2011.
4.4. Cách tiến hành thử nghiệm
Tại trƣờng THPT Yên Phong I, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh: Chọn một cặp lớp học chƣơng trình NC: Lớp thử nghiệm: 11A7 sĩ số 50 HS Lớp đối chứng: 11A8 sĩ số 50 HS Chọn một cặp lớp học chƣơng trình chuẩn: Lớp thử nghiệm: 11C1 sĩ số 50 HS Lớp đối chứng: 11C2 sĩ số 50 HS
Các cặp lớp đƣợc chọn có HS tƣơng đƣơng nhau về trình độ nhận thức, sĩ số HS, cùng học theo một chƣơng trình SGK, cùng GV dạy và tƣơng đƣơng nhau về thời gian học.
- Lớp thử nghiệm dạy giáo án đã soạn theo hƣớng dạy học tích cực, bám sát chuẩn KT – KN.
- Lớp đối chứng dạy thông thƣờng, không theo hƣớng dạy học tích cực, các kiến thức trong bài chủ yếu do GV đƣa ra chứ HS không chủ động, tích cực tìm ra kiến thức.
- Sử dụng phiếu quan sát trong quá trình dạy học ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
- Kiểm tra 15 phút ngay sau mỗi tiết học, sau đó chấm điểm, đánh giá, tổng hợp và so sánh kết quả với nhau.
4.5. Kết quả thử nghiệm sƣ phạm