IV. Tính chất hóa học: 1 Phản ứng cộng:
3.2.3. BÀI 63: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC
Nhận xét:
Qua việc nghiên cứu SGK, SGV Hóa học 11 NC và chuẩn KT – KN chƣơng trình NC để soạn bài luyện tập axit cacboxylic ở trên, em nhận thấy cả SGK và SGV Hóa học 11 NC đều đã đạt chuẩn KT – KN.
3.2.3. BÀI 63: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC CACBOXYLIC
I. Mục tiêu 1. Kiến thức 1. Kiến thức
HS biết đƣợc mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Phản ứng tráng gƣơng: HCHO tác dụng với dd AgNO3 trong NH3.
- Phân biệt 3 dung dịch riêng biệt không dán nhãn: axit axetic, anđehit fomic và etanol.
- Phân biệt 3 dung dịch riêng biệt không dán nhãn: fomalin, axit fomic và glixerol.
2. Kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành đƣợc an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt được mỗi dung dịch.
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 106
- Viết tƣờng trình thí nghiệm.
3. Thái độ
Thông qua hoạt động thí nghiệm tạo nên hứng thú khi học bộ môn hóa học.
II. Phƣơng pháp dạy học chủ yếu
- Sử dụng thiết bị, thí nghiệm hóa học. - Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ.
III. Chuẩn bị thiết bị dạy học
GV: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thí nghiệm cho một nhóm HS:
- Hóa chất: + dd AgNO3 1%, dd fomanđehit, dd NH3 5%, dd etanol.
+ 3 lọ hóa chất không nhãn chứa các dung dịch: axit axetic, anđehit fomic và etanol.
+ 3 lọ hóa chất không nhãn chứa các dung dịch: fomalin,
axit fomic và glixerol.
- Dụng cụ: 10 ống nghiệm, 1 nồi đun nƣớc, 1 ống hút nhỏ giọt, 3 pipet, 1 bộ giá thí nghiệm.
HS: Chuẩn bị
- Ôn tập tính chất của axit axetic, anđehit.
- Đọc trƣớc bài thực hành ở nhà, ghi tên thí nghiệm và cách tiến hành vào phiếu thực hành sau:
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tƣợng –
PTHH
Nhận xét Phản ứng tráng bạc
Phân biệt 3 dung dịch riêng biệt không dán nhãn: axit axetic, anđehit fomic và
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 107
etanol.
Phân biệt 3 dung dịch riêng biệt không dán nhãn: fomalin,
axit fomic và
glixerol.
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: HS báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà theo phiếu thực hành (5 phút)
- GV gọi 3 – 4 HS báo cáo kết quả chuẩn bị, các HS khác nhận xét, bổ sung cách phân biệt khác nếu có.
- GV nhận xét chung về sự chuẩn bị của HS và chú ý an toàn, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm thành công:
+ Thí nghiệm phản ứng tráng bạc: trƣớc khi làm thí nghiệm HS phải rửa thật sạch ống nghiệm bằng cách cho vào ống nghiệm 1 – 2 ml NaOH đặc, đun nóng nhẹ và rửa lại nhiều lần bằng nƣớc cất. Khi tiến hành thí nghiệm không cho dƣ amoniac và không lắc mạnh ống nghiệm khi đun nóng
nhẹ hỗn hợp trong vài phút trên nồi nƣớc nóng 60 – 70o
C.
Hoạt động 2: Tiến hành các thí nghiệm và viết tƣờng trình (30 phút)
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. HS cử nhóm trƣởng, thƣ kí và kiểm tra dụng cụ, hóa chất theo nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận, thống nhất cách phân biệt các dung dịch của nhóm mình và tiến hành thí nghiệm theo sự chuẩn bị. GV theo dõi, hƣớng dẫn nếu nhóm HS nào có yêu cầu giúp đỡ.
- Sau 20 phút, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 108
- HS hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho GV.
Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
- GV đưa ra bài tập: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch: Anđehit axetic, axit axetic, ancol etylic, glixerol.
- HS suy nghĩ, đƣa ra các phƣơng án nhận biết và tiến hành thí nghiệm nhận biết.
- GV tổng kết, cho điểm tại lớp.
Hoạt động 4: Công việc sau buổi thực hành (5 phút)
- GV nhận xét về buổi thực hành; Hƣớng dẫn HS thu dọn hóa chất, rửa ống nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm và xử lí chất thải sau buổi thực hành.
- HS thu dọn, vệ sinh phòng thí nghiệm cẩn thận, an toàn.
Nhận xét:
Qua việc nghiên cứu SGK, SGV Hóa học 11 NC và chuẩn KT – KN chƣơng trình NC để soạn bài thực hành tính chất của anđehit và axit cacboxylic em nhận thấy SGK, SGV Hóa học 11 NC chƣa đạt chuẩn KT – KN. Chuẩn KT – KN yêu cầu HS biết đƣợc mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm phân biệt 3 dung dịch riêng biệt không dán nhãn là fomalin, axit fomic và glixerol nhƣng cả hai tài liệu đều không đề cập tới nội dung trên. Vì thế em đã thêm phần này vào bài soạn của mình để giúp HS đạt đƣợc mức độ kiến thức theo yêu cầu.
(Các phiếu học tập, đề kiểm tra cuối mỗi bài và đáp án xem phụ lục 2)
3.3. Kết luận chƣơng 3
Trong chƣơng 3 em đã thiết kế 6 giáo án cụ thể thuộc chƣơng Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic ở cả hai chƣơng trình chuẩn và NC.
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 109
Các giáo án đều theo hƣớng dạy học tích cực và đã bám sát chuẩn KT – KN, đã đƣợc bổ sung những phần kiến thức hay giúp HS hình thành những kĩ năng mà chuẩn KT – KN yêu cầu nhƣng SGK và SGV Hóa học 11 đều không có. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai chƣơng trình chuẩn và NC khi soạn giáo án là mức độ kiến thức và mức độ kĩ năng. Ví dụ: Bài Anđehit – Xeton: chƣơng trình NC yêu cầu HS hiểu tính chất hóa học của anđehit nhƣng chƣơng trình chuẩn chỉ yêu cầu HS biết hay HS học chƣơng trình NC đƣợc làm thí nghiệm trong khi HS học chƣơng trình chuẩn quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn, cùng là thí nghiệm biểu diễn nhƣng khi dạy chƣơng trình chuẩn GV phải hƣớng dẫn HS quan sát thí nghiệm và giải thích hiện tƣợng một cách tỉ mỉ hơn…; Bài Luyện tập axit cacboxylic: chƣơng trình NC đƣa ra nhiều dạng bài tập hơn chƣơng trình chuẩn để HS rèn luyện đƣợc nhiều kĩ năng thuộc nhiều vấn đề hơn; Bài Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic: ngoài KT – KN thực hành hóa học cơ bản yêu cầu giống chƣơng trình chuẩn, chƣơng trình NC còn yêu cầu HS phải có KT – KN về phân biệt chất….
Các bài KT – ĐG sau mỗi giáo án đều đạt chuẩn KT – KN. Bài kiểm tra sau bài Anđehit – Xeton và bài Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic ở cả hai chƣơng trình chuẩn và NC đều gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, với đầy đủ các câu hỏi mức độ biết, hiểu, vận dụng, câu hỏi tính toán với tỉ lệ hợp lí…; Trong đó giữa hai chƣơng trình, số lƣợng câu hỏi giống nhau của cùng một nội dung là 7/10, các câu hỏi còn lại thể hiện sự khác biệt về mức độ KT – KN. Bài kiểm tra sau bài Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic ở cả hai chƣơng trình cũng có 50% số câu hỏi giống nhau, các câu còn lại đều kiểm tra kĩ năng thực hành của HS.
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 110