IV. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng cộng H2: GV phát phiếu học tập số 2, yêu cầu HS thảo
3.1.3. BÀI 47 – BÀI THỰC HÀNH 6: TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC
AXIT CACBOXYLIC
I. Mục tiêu 1. Kiến thức 1. Kiến thức
HS biết đƣợc mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Phản ứng tráng gƣơng: HCHO tác dụng với dd AgNO3 trong NH3.
- Tác dụng của axit axetic với quỳ tím, Na2CO3, etanol.
2. Kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành đƣợc an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tƣợng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tƣờng trình thí nghiệm.
3. Thái độ
Thông qua hoạt động thí nghiệm tạo nên hứng thú khi học bộ môn Hóa học.
II. Phƣơng pháp dạy học chủ yếu
- Sử dụng thiết bị, thí nghiệm Hóa học. - Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ.
III. Chuẩn bị thiết bị dạy học
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 87
- Hóa chất: Axit axetic (10% và đậm đặc), mẫu Na2CO3, dd
AgNO3, dd fomanđehit, dd NH3 10%, giấy quỳ tím, dd C2H5OH 96o, dd
H2SO4 đặc, đá bọt.
- Dụng cụ: 3 chiếc ống nghiệm, 1 chiếc đèn cồn, 1 chiếc đũa thủy tinh, 1 ống hút nhỏ giọt, 2 pipet, 1 chiếc nút cao su có lắp ống thủy tinh vuốt nhọn, 1 bộ giá thí nghiệm.
HS: - Ôn tập tính chất của axit axetic, anđehit.
- Đọc trƣớc bài thực hành ở nhà, ghi tên thí nghiệm và cách tiến hành vào phiếu thực hành sau:
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tƣợng –
PTHH
Nhận xét Phản ứng tráng bạc
Phản ứng của axit axetic với quỳ tím Phản ứng của axit axetic với Na2CO3
Phản ứng của axit axetic với C2H5OH
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: HS báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà theo phiếu thực hành (5 phút)
- GV gọi 2 – 3 HS báo cáo kết quả chuẩn bị, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung về sự chuẩn bị của HS và chú ý an toàn, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm thành công:
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 88
+ Thí nghiệm phản ứng tráng bạc: trƣớc khi làm thí nghiệm HS phải rửa thật sạch ống nghiệm bằng cách cho vào ống nghiệm 1-2 ml NaOH đặc, đun nóng nhẹ và rửa lại nhiều lần bằng nƣớc cất. Khi tiến hành thí nghiệm không cho dƣ amoniac và không lắc mạnh ống nghiệm khi đun nóng
nhẹ hỗn hợp trong vài phút ở khoảng 60-70o
C.
+ Thí nghiệm phản ứng của axit axetic với etanol phải có H2SO4
đặc làm xúc tác và cho vào hỗn hợp phản ứng một vài viên đá bọt.
Hoạt động 2: Tiến hành các thí nghiệm và viết tƣờng trình (30 phút)
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. HS cử nhóm trƣởng, thƣ kí và kiểm tra dụng cụ, hóa chất theo nhóm.
- Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo sự chuẩn bị. GV theo dõi, hƣớng dẫn nếu nhóm HS nào có yêu cầu giúp đỡ.
- Sau 20 phút, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho GV.
Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
- GV đưa ra bài tập: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch: Etanol, formalin, axeton, axit axetic.
- HS suy nghĩ, đƣa ra các phƣơng án nhận biết và tiến hành thí nghiệm nhận biết.
- GV tổng kết, cho điểm tại lớp.
Hoạt động 4: Công việc sau buổi thực hành (5 phút)
- GV nhận xét về buổi thực hành; Hƣớng dẫn HS thu dọn hóa chất, rửa ống nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm và xử lí chất thải sau buổi thực hành.
Đinh Thị Tuyết Mai – Lớp K33D – Khoa Hóa học 89
Nhận xét:
Qua việc nghiên cứu SGK, SGV Hóa học 11 và chuẩn KT – KN chƣơng trình chuẩn để soạn bài thực hành tính chất của anđehit và axit cacboxylic em nhận thấy SGK, SGV Hóa học 11 chƣa đạt chuẩn KT – KN. Chuẩn KT – KN yêu cầu HS biết đƣợc mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm axit axetic tác dụng với etanol nhƣng cả hai tài liệu đều không đề cập tới nội dung trên. Vì thế em đã thêm phần này vào bài soạn của mình để giúp HS đạt đƣợc mức độ kiến thức theo yêu cầu.
(Các phiếu học tập, đề kiểm tra cuối mỗi bài và đáp án xem phụ lục 1)