KHÁC KHÔNG?
Có. Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc không bị mất công hiệu đối với những người sử dụng nó nhằm mục đích thao túng người khác. Thật không may, không có c|ch n{o ngăn cản người ta dùng trí tuệ cảm xúc để mưu lợi với dụng ý xấu. Ví dụ điển hình nhất về một người chuyên sử dụng trí tuệ cảm xúc để thao túng người kh|c được tái hiện một cách sống động trong bộ phim Catch Me If You Can (Bắt Tôi Đi Nếu Anh Có Thể) do Leonardo DiCaprio và Tom Hanks thủ vai chính. Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về cuộc đời của Frank
Abignale – do DiCaprio đóng – một chàng trai trẻ chuyên giả mạo người khác nên bị Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) để mắt tới. Tom Hanks đóng vai Đặc vụ FBI tên là Carl Hanratty, anh đ~ lần theo dấu vết kẻ chuyên giả mạo đến tận phòng nghỉ của một khách sạn tại Los Angeles nhưng không hề biết kẻ này có diện mạo ra sao.
Khi Đặc vụ FBI Hanratty xông vào phòng, súng ngắn lăm lăm trên tay, anh thấy một thanh niên trẻ tự xưng l{ nh}n viên Cục Tình b|o Trung ương Hoa Kỳ (CIA). Hanratty gay gắt tra hỏi người thanh niên này, súng vẫn chĩa thẳng vào hắn. Người này sục sạo khắp phòng, giải thích rằng CIA từ l}u đ~ chú ý đến vụ n{y v{ Hanratty đ~ chậm một bước - kẻ đ{o tẩu đ~ cao chạy xa bay. Nhưng “nh}n viên CIA” kia mới thật sự là kẻ đ{o tẩu và rốt cuộc hắn cũng khiến Hanratty tin vào câu chuyện của mình. Hắn ta sử dụng khá nhiều mánh khóe trong suốt cuộc trao đổi giữa hai người, nhưng th{nh công của hắn chủ yếu dựa vào khả năng giữ được th|i độ bình tĩnh. Hắn kiểm soát nỗi lo sợ bị bắt qu| t{i tình đến nỗi vẻ bề ngoài của hắn luôn điềm tĩnh v{ thoải mái. Hanratty tin rằng đ}y không thể nào là kẻ tội phạm nên anh đ~ không phòng bị. Abignale biến mất khi Đặc vụ Hanratty để hắn mang v{i “bằng chứng” ra xe. Trong đời thật, trí tuệ cảm xúc đ~ giúp cho Frank Abignale tho|t khỏi sự truy đuổi của FBI trong đường tơ kẽ tóc.