Giới tính là một tiêu chí thông thường dùng để dán nhãn cho những gì liên quan đến cảm xúc. Sự khái quát hóa này gắn cho phụ nữ mọi thứ, từ “ph|i yếu” đến “nhạy cảm quá mức” còn đ{n ông thì từ “trơ lì cảm xúc” đến “bùng nổ”.(1) Những phân tích của chúng tôi về trí tuệ cảm xúc của hai giới cho ra kết quả hoàn toàn khác. Nhìn chung, phụ nữ có chỉ số thông minh cảm xúc trung bình cao hơn nam giới 4 điểm. Sự khác biệt n{y đủ lớn để cho thấy rằng phụ nữ thường thể hiện (đừng nhầm lẫn với khái niệm sở hữu) nhiều kỹ năng hơn trong việc tận dụng cảm xúc vì lợi ích của chính mình. Phụ nữ đạt điểm cao hơn nam giới ở
ba trong bốn kỹ năng của trí tuệ cảm xúc, đó l{: l{m chủ bản thân, nhận thức về xã hội và làm chủ các mối quan hệ. Nhận thức về bản thân là kỹ năng duy nhất mà hai phái bằng điểm nhau. Khoảng cách lớn nhất xuất hiện trong kỹ năng l{m chủ các mối quan hệ, trong đó phụ nữ cao hơn nam giới đến 10 điểm. Một điều mà các dữ liệu không thể cung cấp là việc giải thích về các con số. Chúng tôi cho rằng phụ nữ có cơ hội thực hành các kỹ năng trí tuệ cảm xúc từ khi còn bé. Nhiều trò chơi đóng kịch của c|c bé g|i có liên quan đến việc bộc lộ cảm xúc và những điểm tế nhị trong giao tiếp xã hội. Trong khi đó, c|c bé trai lại không được khen ngợi nếu có những h{nh vi tương tự.
Con người thường cho rằng có sự khác nhau lớn về trí tuệ cảm xúc giữa những người làm những nghề nghiệp khác nhau. Kỹ sư, kế toán viên và các nhà khoa học thường được cho là những người có chỉ số thông minh cảm xúc thấp. Nhưng những phân tích về các số liệu điều tra trên toàn cầu lại đưa ra những phát hiện kh|c thường một cách ấn tượng. Thứ nhất, không có sự khác biệt nào giữa chỉ số thông minh cảm xúc trung bình giữa các ngành nghề. Những người làm việc ở c|c lĩnh vực đa dạng như b|n h{ng, công nghệ thông tin, tài chính, điều hành và tiếp thị có chỉ số thông minh cảm xúc gần như tương đương. Sự khác biệt về điểm số trong trí tuệ cảm xúc ở những người thuộc những ngành nghề n{y chưa tới một điểm. Chỉ có duy nhất một nhóm người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc kh|ch h{ng là có khuynh hướng nhỉnh hơn về trí tuệ cảm xúc. Có vẻ như một chỉ số cao hơn trong trí tuệ cảm xúc là yêu cầu để trụ lại trong ngành nghề n{y. H~y tưởng tượng bạn phải xoay sở cả ngày trời với những khách hàng khó tính, bạn sẽ hiểu lý do tại sao trí tuệ cảm xúc lại cần thiết đến vậy. V{ nhóm người duy nhất có chỉ số thông minh cảm xúc thấp hơn hẳn so với các nhóm ngành nghề khác là những người chẳng có nghề nghiệp gì hết: những người thất nghiệp.