DẠY DỖ CON CÁI THÔNG QUA CÁC MÂU THUẪN

Một phần của tài liệu Thông Minh Cảm Xúc Để Hạnh Phúc Thành Công ebookforfreevn.com (Trang 104 - 107)

Hầu hết trẻ em thể hiện sự thay đổi tâm trạng đa dạng hơn, s}u sắc hơn v{ nhanh hơn người trưởng thành. Bạn hãy hỏi những người có con ở lứa hai tuổi rưỡi mà xem, họ sẽ miêu tả tâm trạng của con mình là vừa vui đó lại buồn ngay. Trong giai đoạn tuổi thần tiên của trẻ, từ 4 đến 7 tuổi, bậc cha mẹ n{o cũng vui sướng khi thấy con mình ngày một giỏi diễn tả những gì chúng cảm nhận được, nhưng đồng thời họ cũng bị cuốn vào những chuyện bi hài vặt vãnh mỗi ngày. Các bé tuổi nhi đồng bắt đầu chịu trách nhiệm cho những phản ứng về cảm xúc của mình. Trẻ vị thành niên thì trải nghiệm những cảm xúc phức tạp (và cả hoóc-môn nữa) trong khi kinh nghiệm sống của chúng thì chưa sẵn sàng cho những cảm xúc ấy. Từng giai đoạn trưởng thành của một đứa trẻ được đ|nh dấu bởi những cảm xúc mạnh mẽ, trỗi dậy mỗi lúc mỗi khác. Ở mỗi độ tuổi, cảm xúc luôn khiến cả cha mẹ lẫn con cái bất ngờ. Để phát triển những kỹ năng trí tuệ cảm xúc, con bạn phải cảm thấy chúng được cho phép – thậm chí khuyến khích – trải nghiệm các cung bậc cảm xúc một cách trọn vẹn và học cách thấu hiểu những cảm xúc ấy.

Để giúp con cái hiểu được cảm xúc của mình, đầu tiên bạn cần nói cho chúng hiểu là những cảm xúc n{y l{ bình thường. Đồng cảm với những cảm xúc của con trẻ thường bị xem là một h{nh động đơn giản v{ không có gì đ|ng nói. Nhưng nếu bạn biến việc này thành trách nhiệm của mình thì t|c động cộng hưởng của nó lên trẻ sẽ rất đ|ng kể. Cảm thông với cảm xúc của con cái có thể là một c}u nói đơn giản như, “Thật buồn khi con bị mất chiếc vòng đ|ng yêu đó” thay vì nói, “Đừng khóc nữa. Mình sẽ mua c|i kh|c.” C}u nói đầu tiên cho cô bé biết rằng cảm giác buồn bã là lẽ đương nhiên v{ đ|ng được quan tâm. Lúc ấy, không có lời nói nào có thể xóa đi nỗi buồn của việc mất đi một vật dụng yêu quý; cô bé sẽ vẫn tiếp tục khóc. Nhưng c}u nói đầu tiên thể hiện nhận thức về cảm xúc và dạy cho cô bé biết rằng điều m{ nó nghĩ v{ cảm nhận được là hợp lý v{ đúng đắn. Trẻ nhỏ không thể suy ngẫm về những sự việc xảy ra xung quanh chúng một cách tinh tế và sâu sắc như người lớn, nhưng đầu óc chúng có khả năng tích cóp kinh nghiệm sống như miếng bọt biển thấm nước. Bạn định hướng cho con mỗi ngày bằng cách dạy nó cách phản ứng với cảm xúc của chính mình.

Cảm thông với cảm xúc của trẻ trở nên khó khăn nhất vào những lúc cần thiết nhất. Những cảm xúc phát sinh trong mâu thuẫn thường dồn các bậc phụ huynh đến ngưỡng bùng nổ. Khi con bạn làm một việc gì đó ngu ngốc trong độ tuổi của nó, bạn thường khó tr|nh được cảm giác tức giận, lồng lộn lên như một con b|o. Khi đứa con trai ba tuổi của bạn dùng món đồ chơi đập lên đầu đứa trẻ con nhà hàng xóm vì nó nhất định không chịu

nhường đồ chơi cho bạn mình, thì bạn khó có thể cúi xuống mà thì thầm v{o tai nó, “Mẹ hiểu là con rất giận con trai ạ, nhưng việc con lấy chiếc xe tải đồ chơi đập v{o đầu Johnny là điều không thể chấp nhận được.” Chúng tôi biết, phản ứng như thế hoàn toàn không thực tế trong hầu hết mọi tình huống, vì thế bạn sẽ phải gửi thông điệp đến con bạn theo những cách khác. Giọng nói, tốc độ hành xử của bạn và thậm chí h{nh động của bạn dạy cho con mình về cảm xúc. Một phản ứng chứng tỏ bạn hiểu sự giận dữ của đứa nhỏ (ai mà không nổi giận, phải không?) sẽ dạy cho nó biết cách kiềm chế bản th}n hơn v{o những lần sau, thay vì nắm lấy tay nó và lôi xềnh xệch ra khỏi phòng.

Mâu thuẫn và sự kháng cự thụ động cũng mang đến những cảm xúc mạnh mẽ cho các bậc cha mẹ. Thấy con mình bị đ|nh cũng bực bội không kém gì chuyện chứng kiến nó đ|nh những đứa trẻ kh|c. Nhưng khi bạn cân nhắc tình huống kỹ lưỡng, bạn sẽ thấy trẻ bộc lộ cảm xúc của mình thông qua h{nh động. Điều n{y l{ bình thường – bọn trẻ thường đ|nh bạn hoặc đứng ngây ra chịu trận cho đến khi chúng học được cách diễn đạt cảm xúc của mình tốt hơn. Nhiệm vụ của bạn là thể hiện khả năng l{m chủ cảm xúc và dạy con bằng cách phản ứng tích cực với chúng. Với tư c|ch l{ cha mẹ, việc sử dụng kỹ năng trí tuệ cảm xúc sẽ gia tăng khả năng trẻ bắt chước bạn khi chúng đối mặt với những thách thức tương tự. Kết quả nỗ lực của bạn, cho dù h{nh động đó có khó khăn đến mức nào vào thời điểm ấy, sẽ mang lại giá trị lâu dài. Con cái bạn khi lớn lên sẽ trở thành những người biết cách mở rộng các mối quan hệ và làm chủ hành vi của mình nhằm đạt được những điều chúng mong đợi trong cuộc sống.

Dạy dỗ một đứa trẻ về cảm xúc là một công việc đầy thử thách và khó chịu không kém gì việc đối mặt với những vấn đề của chính bản th}n mình. Cũng giống như nhiều điều khác trong cuộc sống, nếu chúng ta không h{nh động một cách thận trọng, chúng ta sẽ có khuynh hướng lặp lại thói quen cũ. Sự tiến triển xuất phát từ việc bạn lựa chọn cách phản ứng hiệu quả nhất thay vì cách dễ dàng nhất. Trí tuệ cảm xúc mang lại cơ hội to lớn để bạn nhìn nhận tất cả những gì quan trọng trong cuộc sống dưới một con mắt khác. Nâng cao trí tuệ cảm xúc đơn giản là việc nhận ra những cảm xúc thúc đẩy bạn. Khi bạn hiểu chúng thật rõ, bạn có thể tự quyết định nơi những cảm xúc ấy sẽ đưa bạn đến.

Một phần của tài liệu Thông Minh Cảm Xúc Để Hạnh Phúc Thành Công ebookforfreevn.com (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)