Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 106 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế

- Về việc chưa phát hiện được lỗi vi phạm của NNT qua công tác kiểm tra, thanh tra: Có nhiều DN vẫn còn tình trạng ẩn lậu thuế, mặc dù đã được kiểm tra, thanh tra nhưng cũng chưa phát hiện ra. Ví dụ năm 2014, đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện thanh tra tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện ra các sai phạm về thuế TNDN là 400 triệu đồng. Các sai phạm chủ yếu là do DN trích trước chi phí nhưng thực tế chưa chi hết, tiền lương thực tế đến kỳ chưa trả hết, không điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế khi có phát sinh lãi chệnh lệch tỷ giá, không hạch toán khoản thu nhập khác khi được thụ hưởng... Ngoài ra còn có các sai phạm về hoá đơn như: sử dụng hoá đơn của DN bỏ trốn, kê trùng hoá đơn , hiểu chưa đúng chính

sách nên xác định sai ưu đãi đối với đầu tư mở rộng giai đoạn từ năm 2009 đến 2013 làm thất thu thuế TNDN hàng tỷ đồng … Như vậy, có thể thấy các vi phạm về thuế không được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra nguyên nhân không chỉ do việc kiểm tra, thanh tra chưa đúng đối tượng mà còn do chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra thuế còn hạn chế. Tình trạng này vừa làm thất thu NSNN, vừa chưa thật sự đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật thuế.

- Về chất lượng công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra: nhiều đoàn kiểm tra, thanh thuế đã biết áp dụng các công cụ hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra như công cụ tra cứu hoá đơn của các DN bỏ trốn, các phần mềm phân tích tài chính DN, các chương trình Excel tính toán số liệu nên đã rút ngắn thời gian kiểm tra tại cơ sở kinh doanh xuống đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có những đoàn kiểm tra, thanh tra chỉ thực hiện kiểm tra, thanh tra chủ yếu về tính pháp lý trên các hoá đơn, chưa đi sâu vào phân tích tổng hợp để đối chiếu với chế độ chính sách quy định. Vì vậy không phát hiện ra được việc hạch toán sai so với chuẩn mực kế toán, thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật nên vẫn bỏ qua, bỏ sót các sai phạm của DN.

- Về ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT và sự phối hợp trong công tác quản lý thuế: thuế là khoản nghĩa vụ nộp ngân sách được thể hiện trên hoá đơn, chứng từ, sổ sách. Do đó nếu kế toán DN có trình độ cao, DN cố tình trốn thuế thì công chức kiểm tra, thanh tra sẽ rất khó phát hiện ra được nếu công tác kiểm tra, thanh tra chỉ dựa vào những hoá đơn, chứng từ, sổ sách do DN xuất trình tại thời điểm kiểm tra, thanh tra mà không có sự phân tích, đối chiếu chéo như đối chiếu với chứng từ thanh toán tiền, sổ nhập kho của đối tác cung cấp hàng... Mặt khác tỷ lệ các vụ án do cơ quan điều tra giải quyết dứt điểm so với số các vụ án mà CQT chuyển sang là khá thấp. Ví dụ năm 2014, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đề nghị phối hợp xử lý về thuế đối với 15 DN thì kết quả mới tiếp nhận được văn bản trả lời của 8 DN, do đó chưa ngăn chặn được kịp thời các trường hợp cố ý trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của NSNN.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Trong những tồn tại nêu trên, ngoài nguyên nhân từ NNT cố tình trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước còn có nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, do CQT chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế, cho nên khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế vượt quá thẩm quyền xử lý của cơ quan thuế thì đều phải chuyển qua cơ quan Công an.

Thứ hai, công việc kiểm tra, thanh tra thuế vẫn chủ yếu bằng phương pháp thủ công, chưa tập trung vào các khâu gian lận, còn nặng về số lượng cuộc kiểm tra, thanh tra mà chưa tập trung đi sâu vào phân tích đánh giá hồ sơ trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra. Cho nên khi kiểm tra, thanh tra thực tế thì chưa thể đi ngay được vào vấn đề trọng tâm, trọng điểm mà vẫn thường mày mò, lan man để tìm lỗi vi phạm, do đó các cuộc kiểm tra, thanh tra thường kéo dài và kết quả chưa cao.

Thứ ba, tổ chức bộ máy kiểm tra, thanh tra thuế chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Lực lượng công chức kiểm tra thuế chuyên trách năm 2014 mới chiếm khoảng 11,3% tổng số công chức ở Văn phòng Cục Thuế; trong khi ở các nước trong khu vực và thế giới thì tỷ lệ này thường chiếm từ 25-30% trên tổng số công chức. Bên cạnh đó chất lượng công chức làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế chưa đồng đều, nhiều công chức còn yếu về chuyên môn, nhất là khả năng đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian của mỗi cuộc kiểm tra, thanh tra thuế.

Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế chưa đủ mạnh. Các chương trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế mới bước đầu được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện, cở sở dữ liệu chưa nhiều, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về NNT còn thiếu và phân tán, nên chưa thực sự mang lại hiệu quả cao cho công tác kiểm tra, thanh tra.

Thứ năm, việc phân công trách nhiệm giữa các bộ phận chưa rõ ràng, còn chồng chéo. Hiện nay theo quy định của Tổng cục Thuế thì công chức kiểm tra phải chịu trách nhiệm về thực hiện dự toán ngân sách đối với DN do mình quản lý, trong khi đó vấn đề rà soát đôn đốc nợ đọng lại thuộc trách nhiệm của phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Điều đó đôi khi gây khó khăn phiền toái cho DN, cũng như làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, thanh tra của công chức thuế.

Thứ sáu, do việc xử lý kết quả sau kiểm tra, thanh tra chưa thực sự triệt để, nhiều trường hợp khi tiến hành kiểm tra, thanh tra đã ban hành quyết định xử phạt, truy thu với số tiền thuế lớn nhưng DN lại cố tình trốn tránh không thực hiện mà chưa được xử lý dứt điểm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.

Chƣơng 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI

CỤC THUẾ TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)