Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế đốivới DN ở Cục Thuế một số tỉnh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế đốivới DN ở Cục Thuế một số tỉnh

ngoài quốc doanh ở Cục Thuế một số tỉnh, thành phố - bài học cho Cục thuế tỉnh Bắc Ninh

1.5.1. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN ở Cục Thuế một số tỉnh thành phố thành phố

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Cục Thuế thành phố Hà Nội

- Kinh nghiệm đổi mới phương pháp và đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Hiện nay, Cục Thuế Hà Nội đã đổi mới toàn diện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng hiện đại, chuyên sâu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực bộ máy. Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế, bằng việc chuyển hướng từ thanh tra, kiểm tra thuế toàn diện sang thanh tra, kiểm tra thuế theo dấu hiệu rủi ro; xây dựng sổ tay nghiệp vụ để thống nhất quy chuẩn các bước thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế; đẩy mạnh ứng dụng CNTT để hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Trong 3 năm (2012-2014) toàn ngành thuế Hà Nội đã kiểm tra tại bàn 478.603 lượt hồ sơ khai thuế, tiến hành kiểm tra tại trụ sở 9.423 doanh nghiệp, qua đó đã điều chỉnh tăng 109,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ 16,5 tỷ đồng và truy thu 1.073,6 tỷ đồng tiền thuế.

Với vai trò mũi nhọn trong công tác chống thất thu và nợ đọng thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã được cải cách mạnh mẽ từ khâu lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành cho đến triển khai thực hiện. Công tác này cũng liên tục ghi nhận những đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý. Nếu trong 2 năm 2012-2013, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra theo mô hình phân tán làm bộc lộ những khiếm khuyết khi chưa bao quát hết được các DN, quá trình triển khai tốn nhiều thời gian, công sức, lại phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của công chức quản lý, thì từ năm 2014, để khắc phục các nhược điểm này, Cục Thuế đã xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, đồng thời thiết kế bộ tiêu chí rủi ro để áp dụng tính điểm đối với 100% DN đang hoạt động trên địa bàn. Trong triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế, Hà Nội đã mạnh dạn thay đổi cách thức theo hướng tăng thời gian phân tích, đánh giá hồ sơ tại bàn, rút ngắn thời gian làm việc tại DN để tận dụng tối đa quỹ thời gian, giảm bớt phiền hà cho NNT, đồng thời đưa công tác thanh tra, kiểm tra thuế đi vào trọng tâm, trọng điểm.

Nhờ đó giai đoạn 2013-2014, mặc dù hạn chế về nguồn nhân lực, Cục Thuế Hà Nội vẫn tiến hành được 1.025 cuộc thanh tra, kiểm tra thuế với tổng số thuế truy thu, phạt và truy hoàn là 1.054 tỷ đồng.

- Kinh nghiệm về việc thanh tra, kiểm tra thuế theo chuyên đề: trong 3 năm 2013-2014, với chuyên đề thanh tra, kiểm tra hoàn thuế đã loại trừ 427 tỷ đồng thuế GTGT không đủ điều kiện hoàn, xử lý truy hoàn và phạt 98,6 tỷ đồng; với chuyên đề thanh tra, kiểm tra kiểm tra chống chuyển giá, đã điều chỉnh giảm lỗ 509 tỷ đồng, giảm khấu trừ 581 triệu đồng, xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 72 tỷ đồng; với chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế DN hưởng ưu đãi thuế đã tăng số thuế phải nộp 36,6 tỷ đồng; với chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế DN xây dựng và kinh doanh bất động sản đã giảm lỗ và giảm khấu trừ 128 tỷ đồng, truy thu và phạt 351 tỷ đồng.

- Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đối với công tác kiểm tra tại CQT, Cục thuế yêu cầu từng công chức, từng đội thuế, các phòng quản lý, chi cục thuế phải hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế của DN thuộc diện quản lý, tạo nền tảng tin cậy cho việc phân loại theo tiêu chí rủi ro. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, ngoài yêu cầu tăng thời gian phân tích hồ sơ tại bàn, giảm thời gian làm việc tại DN, Cục thuế đã tiến hành xây dựng sổ tay kiểm tra điện tử để truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng cho công chức kiểm tra. Bên cạnh đó, Cục thuế đã chủ động kiện toàn bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng bổ sung đủ nguồn nhân lực như trưng dụng 5-6% số công chức ở các bộ phận khác để bổ sung thêm lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế ; siết chặt kỷ luật kỷ cương đội ngũ CBCC; đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, trong đó chú trọng đào tạo tại chỗ nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các chức năng quản lý để đảm bảo vừa sự công khai, minh bạch, vừa hỗ trợ, giám sát lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về nhận diện hành vi vi phạm pháp luật Thuế

Cục thuế tỉnh Bình Dương, xác định công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hướng trọng tâm để khai thác nguồn thu, đóng góp đáng kể cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành. Quan trọng hơn là qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Cục Thuế đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật

về thuế của các DN thường xảy ra, từ đó đúc kết thành kinh nghiệm nhận dạng, khoanh vùng các lỗi vi phạm trong quản lý thuế.

Đối với thuế GTGT, các vi phạm chủ yếu là: bán hàng không xuất hóa đơn, không kê khai thuế GTGT đối với trường hợp bán nguyên liệu, phế liệu; kê khai thiếu doanh thu, kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với tỷ lệ giá trị hàng hoá xuất khẩu nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; thực hiện điều chỉnh giảm hàng bán trả lại không đúng quy định; kê khai thiếu doanh thu hàng khuyến mãi; kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ không phục vụ SXKD; không thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá có giá trị trên 20 triệu đồng; các khoản công nợ phải trả đến hạn chưa thanh toán qua ngân hàng nhưng không điều chỉnh giảm thuế GTGT đã khấu trừ; chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu nhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào; áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu nhưng không có hồ sơ hải quan.

Đối với thuế TNDN, các DN vi phạm thường tính vào chi phí được trừ các khoản khuyến mại, quảng cáo vượt mức quy định, khoản thuế TNCN không thường xuyên; một số trường hợp tính vào chi phí chịu thuế khoản tiền lãi tương ứng vốn điều lệ chưa góp đủ vốn, khoản bao bì tổn thất nhưng không đầy đủ hồ sơ chứng minh theo quy định, thậm chí cả tiền phạt vi phạm hành chính về thuế. Bên cạnh đó, các vi phạm còn tập trung ở việc trích khấu hao vào chi phí được trừ, trích lập dự phòng phải thu khó đòi, xử lý khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các tài khoản có gốc ngoại tệ, phân bổ chi phí trả trước dài hạn, chuyển lỗ, xác định thu nhập được ưu đãi thuế TNDN không đúng quy định; sử dụng nguyên vật liệu vượt định mức.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)