Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh

Trong công tác quản lý thuế thì chức năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN là chức năng rất quan trọng. Chức năng thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh được thực hiện bởi Phòng Thanh tra thuế. Chức năng kiểm tra thuế được thực hiện bởi Phòng Kiểm tra thuế. (Theo quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế);

3.2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kiểm tra thuế

Để thực hiện chức năng kiểm tra thuế, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh thành lập 02 (hai) phòng kiểm tra thuế đó là: Phòng Kiểm tra thuế số 1 thực hiện công tác kiểm tra thuế đối với các DN thuộc khu vực kinh tế Nhà nước và các DN thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Phòng Kiểm tra thuế số 2 thực hiện công tác kiểm tra thuế đối với các DN thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Nhiệm vụ của Phòng kiểm tra thuế là: giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

Một số nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của NNT; khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của NNT, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của CQT; xác định tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu NNT giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của NNT, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm

tra trước của NNT trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;

- Ấn định thuế đối với các trường hợp NNT khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà NNT không giải trình được; chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế; - Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp NNT có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; đề xuất khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh NNT thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với NSNN;

3.2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh tra thuế

Để thực hiện chức năng thanh tra thuế, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh thành lập 01 Phòng Thanh tra thuế để thực hiện công tác thanh tra thuế đối với tất cả các DN thuộc Cục thuế Bắc Ninh quản lý thuế bao gồm: DN thuộc khu vực kinh tế Nhà nước; DN thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và DN thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Phòng Thanh tra thuế có chức năng, nhiệm vụ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Một số nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế chuyển đến;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra;

- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;

- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế;

- Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế chuyển cho cơ quan cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết;

- Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế;

- Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế;

- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng công tác thanh tra thuế, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế;

3.2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh

Ngoài các yếu tố cơ bản đã được tác giả trình bày tại mục 1.4 của Chương 1, về các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN NQD. Thì với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh còn có những yếu tố cơ bản sau:

- Đa số các doanh nghiệp được phát triển từ các hộ kinh doanh thuộc các làng nghề như sắt, đồng, giấy, gỗ, dệt…về trình độ học vấn, ý thức tuân thủ pháp luật còn thấp, không đồng đều, công tác kế toán của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế.

- Hệ thống thông tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ nên khi cần kiểm tra xác minh một vấn đề liên quan đến nhiều đơn vị liên quan như thông tin khách hàng còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Về công tác tuyên truyền hỗ trợ tuy đã được cải thiện, song còn mang tính hình thức, phương pháp chưa được đổi mới. Kết quả công tác tuyên truyền chưa mang lại hiệu quả cho sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong việc chấp hành ý thức pháp luật thuế.

- Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ công chức công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra chưa đồng dều, nhiều công chức còn yếu về chuyên môn, khả năng nhạy bén trong việc phân tích hồ sơ, nhận diện hành vi vi phạm còn hạn chế dẫn đến hiệu quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cao, tình trạng kéo dài thời gian của 1 cuộc thanh tra, kiểm tra còn diễn ra khá phổ biến.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)