Tiếp cận có sự tham gia

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Tiếp cận có sự tham gia

Theo cách tiếp cận này, kết quả nghiên cứu của đề tài có sự tham gia của nhiều bên: cơ quan quản lý thuế, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế, các DN, hoặc cơ quan nhà nước; các nhận định, đánh giá sẽ được thảo luận, đánh giá theo cách nhìn từ nhiều phía, đảm bảo tính khách quan và đa dạng nguồn thông tin phục vụ cho phân tích.

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu: Chọn địa điểm nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu. Tác giả đã chọn địa bàn nghiên cứu và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu. Tác giả đã chọn địa bàn nghiên cứu là Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh vì:

- Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đi đôi với sự tăng trưởng đó là sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng NNT, số thu ngân sách ngày càng tăng, nhiệm vụ đặt lên vai

CQT ngày càng lớn. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế của mình, nhất là chức năng thanh tra, kiểm tra thuế, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN NQD - một trong những lĩnh vực “nóng” đang được quan tâm. Nếu việc nghiên cứu tìm ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN NQD, nó sẽ góp phần thực hiện tốt công tác quản lý thuế ở Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh

- Tác giả hiện đang công tác tại phòng kiểm tra thuế số 2 Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, đã từng tham gia làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn nên có sự hiểu biết và có nhiều điều kiện để tiếp cận các đối tượng nghiên cứu cũng như việc tiếp cận các nguồn dữ liệu, tài liệu đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.

2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của phòng kiểm tra thuế số 2, phòng thanh tra thuế và các phòng có liên quan của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh theo từng mốc thời gian, từng giai đoạn hay theo loại đối tượng cần nghiên cứu, đồng thời hết hợp với kinh nghiệm thực tế thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế của tác giả và đồng nghiệp để tiến hành nghiên cứu đánh giá.

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Làm việc trao đổi trực tiếp với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế và các DN được thanh tra, kiểm tra thuế để có đánh giá thực tế về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN ngoài quốc doanh.

2.3.2.3. Tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp, thống kê: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất sau khi đã làm sạch số liệu điều tra

2.3.2.4. Phân tổ thống kê

Sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN ngoài quốc doanh.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.3.3.1. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu để tiến hành so sánh nhằm tìm ra số liệu phục vụ cho mục đích cần tìm. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

2.3.3.2. Phương pháp cây vấn đề

Để phân tích nguyên nhân thành công và các tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN ngoài quốc doanh.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh

2.4.1. Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá khối lượng công việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế mà công chức kiểm tra thuế đã thực hiện trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ khai thuế =

Số hồ sơ thuế đƣợc kiểm tra

Tổng số hồ sơ khai thuế nộp tại CQT

x 100 %

2.4.2. Tỷ lệ hồ sơ thuế phải điều chỉnh thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng công việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế mà công chức kiểm tra thuế đã thực hiện trong năm đánh giá.

Công thức tính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ hồ sơ thuế phải điều

chỉnh thuế

=

Số hồ sơ thuế phải điều chỉnh

x 100% Tổng số hồ sơ khai thuế đƣợc kiểm tra

2.4.3. Tỷ lệ số thuế điều chỉnh qua kiểm tra

Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả công việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế mà công chức kiểm tra thuế đã thực hiện trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ lệ số thuế điều chỉnh qua

kiểm tra hồ sơ

= Số thuế điều chỉnh qua kiểm tra

x 100% Tổng số thuế thu đƣợc trong kỳ

2.4.4. Tỷ lệ hoàn thành thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT

Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT mà công chức thuế đã thực hiện trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ lệ hoàn thành thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở

NNT

=

Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT hoàn thành trong năm

x 100% Tổng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

tại trụ sở NNT trong năm

2.4.5. Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT

Mục đích sử dụng: Đánh giá khối lượng công việc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT mà công chức thuế đã thực hiện trong năm đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ lệ DN đã thanh tra, kiểm

tra thuế

=

Số DN thanh tra, kiểm tra xong trong năm

x 100%

Số DN đang hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.6. Tỷ lệ doanh nghiệp có phát hiện sai phạm

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Công thức tính:

Tỷ lệ doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm tra phát

hiện có sai phạm

=

Số doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm

x 100% Số DN đã thanh tra, kiểm tra

trong năm

2.4.7. Số thuế truy thu bình quân trên một đợt thanh tra, kiểm tra thuế

Mục đích sử dụng: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Công thức tính:

Số thuế truy thu bình quân 1 cuộc thanh tra,

kiểm tra

=

Tổng số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra

Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trong năm

2.4.8. Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số công chức thuế của bộ phận thanh tra, kiểm tra phận thanh tra, kiểm tra

Mục đích sử dụng: Đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện của công chức thuộc bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế.

Công thức tính:

Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số công chức thuế của bộ phận

thanh tra, kiểm tra

=

Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra

Số công chức thuế của bộ phận thanh tra, kiểm tra

2.4.9. Tỷ lệ số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý ngành thuế quản lý

Mục đích sử dụng: Đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách của ngành Thuế.

Công thức tính:

Tỷ lệ số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra =

Tổng số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x 100% Tổng thu nội địa do

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ

TỈNH BẮC NINH

3.1. Khái quát tình hình tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01/01/1997, bao gồm Thành phố Bắc Ninh và 7 huyện thị: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn. Diện tích tự nhiên là 822,7km2, dân số toàn tỉnh trên 1 triệu người. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố.

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách thành phố Hải phòng 110 km và cách thành phố Hạ Long 125 km. Bắc Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A, đường sắt nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 18 nối Sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng. Mạng lưới đường thủy có sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi, nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của Thủ Đô Hà Nội.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh tiếp giáp và cách Thủ đô Hà Nội 30km: Cách sân bay Quốc tế Nội Bài 35km; cách cảng biển Hải Phòng 110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua; nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: đường quốc lộ 1A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long - sây bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ

38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sông lớn nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh.

Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD), nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nước.

Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt hệ thống 61 làng nghề truyền thống như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Gia Hội - Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Kim Sơn),...đã và đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh.

Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, ngoài ra còn có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện đúng trình tự, quy định, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt 865 triệu USD. 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 5 khu công nghiệp đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại như:

Samsung, Canon, ABB, Unilever, P&G, Nokia… Từ đó xây dựng được hình ảnh đặc trưng của mỗi khu công nghiệp, kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác. Định hình và phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao… Đã thu hút được 500 dự án với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD. Hiện có 251 dự án đi vào hoạt động (trong đó 132 dự án FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao động địa phương chiếm 43,8%.

Các doanh nghiệp NQD tại tỉnh Bắc Ninh có tính chất đa dạng, ngoài một số ít doanh nghiệp NQD là doanh nghiệp lớn tập trung tại các khu công nghiệp thì hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp thành lập do chuyển đổi từ hộ sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề như làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề sắt thép Đa Hội, Châu Khê, làng nghề đúc đồng Đại Bái, Quảng Phú, làng nghề phế liệu Văn Môn.

Với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, rất thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, điều đó sẽ tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế, là điều kiện thuận lợi cho ngành thuế Bắc Ninh thực hiện tốt nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước của mình.

3.1.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh doanh trên địa bàn tỉnh

3.1.3.1. Những kết quả đạt được

Đến hết năm 2013, tỉnh Bắc Ninh có tổng số 5.013 DN NQD, đã tạo công ăn việc làm cho 41.200 lao động. Nhìn chung, các DN trên địa bàn tỉnh phát triển tốt, hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả, đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương như vốn, lao động, tay nghề, bậc thợ, nhất là ở những địa phương có làng nghề truyền thống. Kinh tế NQD đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu cho NSNN, cải thiện đời sống cho nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kết quả hoạt động về doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận: trong năm 2013, doanh thu thuần của DN khu vực NQD đạt: 38.769,8 tỷ đồng, lợi nhuận

trước thuế đạt 748,70 tỷ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh đạt 2,11%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 1,93%. Năm 2013, hoạt động đầu tư trên địa bàn có nhiều thuận lợi, tổng vốn đầu tư đạt 19.987 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư của khu vực DN NQD đạt 11.413 tỷ đồng, chiếm 57,1% tổng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh.

Bắc Ninh luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ mọi người thành

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 52)