5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đốivới Tổng cục Thuế
Thứ nhất, đối với công tác đào tạo bồi dưỡng công chức thuế. Đề nghị Tổng cục thuế tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho công chức thuế, nhất là công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hoạt động đào tạo phải được gắn giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngoài việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, cần tổ chức các lớp học về cách giao tiếp ứng xử, phương pháp làm việc với DN, phong cách làm việc của công chức thuế, đạo đức, tác phong, và ý thức chấp hành kỷ cương kỷ luật của công chức thuế.
Đối với một số công chức thuế không được đào tạo đúng chuyên ngành thì hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng để học tập trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Thứ hai, hoàn thiện qui trình thanh tra, kiểm tra thuế. Hiện tại công tác kiểm tra thuế đang được thực hiện theo quy trình 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục Thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp, nhiều điểm bị lạc hậu so với chính sách thuế mới sửa đổi bổ sung.
Luật Quản lý thuế đã quy định quy trình thanh tra, kiểm tra thuế chung đối với các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của các doanh nghiệp là khác nhau nên việc xác định số thuế phải nộp, căn cứ để xác định, cũng như vấn đề quản lý hoá đơn, chứng từ, vấn đề miễn, giảm của các doanh nghiệp có sự khác nhau. Nên khi thực hiện thanh tra thuế đối với từng loại hình cần có quy trình riêng.
Thứ ba, đẩy mạnh và phát triển hệ thống công nghệ thông tin
Đề nghị xây dựng phần mềm về quản lý, sử dụng hóa đơn liên thông trên toàn quốc, để dễ dàng tra cứu tất cả các thông tin về phát hành, sử dụng của từng số hóa đơn của toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động, có đầy đủ thông tin đối với các hóa đơn bất hợp pháp.
Đề nghị xây dựng phần mềm phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra. Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế để áp dụng trong công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.