5. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Sự giống và khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra thuế
Thanh tra thuế cũng là một hoạt động kiểm tra nên giữa thanh tra và kiểm tra thuế có những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản đó là:
* Điểm giống nhau: Thanh tra và kiểm tra thuế đều giống nhau ở tính mục đích, đó là xem xét tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT, qua đó nhằm phát hiện,
phân tích đánh giá một cách chính xác, khách quan, trung thực, làm rõ đúng, sai, nguyên nhân dẫn đến sai phạm, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý sai phạm.
* Điểm khác nhau:
Thứ nhất, khác nhau về nội dung: Nội dung kiểm tra thuế thường đơn giản và dễ dàng nhận thấy, ngược lại nội dung thanh tra thuế thường đa dạng, phức tạp hơn. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối vì trên thực tế có những vụ, việc kiểm tra không hoàn toàn đơn giản. Bởi vậy, một vấn đề thuộc về kiểm tra thuế hay thanh tra thuế cần căn cứ vào nội dung vụ, việc cụ thể để xác định.
Thứ hai, khác nhau về phạm vi: Phạm vi kiểm tra thuế rộng hơn phạm vi thanh tra thuế;
Thứ ba, khác nhau về hình thức: Kiểm tra thuế có hai hình thức (kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp), thanh tra thuế thì chỉ có thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp mà không có thanh tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Thứ tư, khác nhau về thời gian: Thời gian tiến hành một cuộc thanh tra thuế dài hơn thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra thuế.
Công tác thanh tra và kiểm tra thuế tuy có những điểm khác nhau, song đều là những hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý thuế. Việc phân biệt thanh tra và kiểm tra thuế không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc tổ chức, chỉ đạo, tránh sự chồng chéo, giảm bớt phiền hà cho các đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
1.3. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và sự cần thiết của công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh