Mục tiêu đốivới công tác thanh tra, kiểm tra thuế đốivới doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 109)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Mục tiêu đốivới công tác thanh tra, kiểm tra thuế đốivới doanh nghiệp

ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh

Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 xác định: Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

Đối với công tác kiểm tra, thanh tra thuế, được xây dựng với mục tiêu cụ thể như sau: xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý kiểm tra thuế đối với NNT trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu NNT, từ đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNT tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Khi thực hiện theo cơ chế nộp thuế mới, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế là tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra và phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, giáo dục đối với những trường hợp người nộp thuế tính thuế không đủ, không đúng, dây dưa nợ thuế hoặc xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Thực tiễn hành thu ở nước ta trong thời gian qua cho thấy tình trạng gian lận và trốn lậu thuế khá phổ biến, nên việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế ngày càng trở nên bức xúc.

Chính vì thế, mục tiêu và yêu cầu của việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung là nhằm:

(1) Đảm bảo thi hành tốt các Luật thuế, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế.

(2) Thực hiện chương trình cải cách, hiện đại hoá công tác thanh tra , kiểm tra thuế đáp ứng yêu cầu của Luật Quản lý thuế.

(3) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng số thu cho NSNN, bù đắp số thu do suy giảm kinh tế, giảm thu do cơ chế chính sách giảm, giãn thuế.

4.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh

Từ thực tế đã nghiên cứu, tác giả xin đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh như sau:

4.2.1. Hoàn thiện quy trình và phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN NQD

- Hoàn thiện Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế

Hoàn thiện quy trình kiểm tra, thanh tra thuếđối với từng loại hình DN. Luật Quản lý thuế đã quy định quy trình kiểm tra, thanh tra thuếchung đối với tất cả các loại hình DN. Tuy nhiên, do đặc thù của các DN là khác nhau, nên việc xác định số thuế phải nộp, căn cứ để xác định, cũng như vấn đề quản lý hoá đơn, chứng từ, vấn đề miễn, giảm…của các DN có sự khác nhau, chính vì thế khi thực hiện kiểm tra, thanh tra thuếđối với từng loại hình cần có quy trình riêng.

Đối với DN NQD do đặc điểm của loại hình DN này là về nguồn vốn và mọi vấn đề thường do chủ DN quyết định, việc ghi sổ sách kế toán của nhiều DN, nhất là các DN “gia đình” chỉ mang tính hình thức “đối phó” với CQT (khoản nào có chứng từ thì mới ghi sổ). Do vậy, công tác kiểm tra, thanh tra thuếđối với DN NQD cũng cẫn phải có những biện pháp riêng cho phù hợp.

- Hoàn thiện phương pháp kiểm tra, thanh tra thuế

Thực hiện nguyên tắc chỉ tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế khi đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của DN theo các tiêu chí nhất định như: số thu hàng năm, mức độ tuân thủ pháp luật... Trên cơ sở đó xây dựng mô hình phân tích rủi ro theo loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh. Cần xây dựng hệ thống tiêu chí đối chiếu, so sánh để lựa chọn đối tượng kiểm tra nhằm hoàn thiện và phát huy mô hình phân tích rủi ro dựa trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của DN.

Đối chiếu số thuế phải nộp do DN kê khai với tình hình kinh doanh, doanh số của DN trong kỳ tính thuế. Sự biến động của doanh số thông thường sẽ tỷ lệ thuận với số thuế phải nộp, do vậy cần phải đối chiếu giữa các năm để tìm ra những điểm bất hợp lý trong quá trình kê khai thuế. Trong quá trình đối chiếu cần đặc biệt chú ý đến các trường hợp biến động doanh thu bất thường không phù hợp với quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, địa bàn…

So sánh tỷ suất lợi nhuận bình quân qua các năm và năm báo cáo với tỷ lệ tăng hoặc giảm thuế TNDN phải nộp theo kê khai qua các năm, nếu không có các lý do chính đáng thì bất cứ sụt giảm số thuế phải nộp nào cũng được coi là rủi ro thuế cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Đối chiếu số nợ thuế với tình hình kinh doanh, lỗ hoặc lãi trong kỳ tính thuế của DN. Tùy theo từng yêu cầu mà ta có thể lựa chọn nhiều cách đối chiếu và so sánh khác nhau. Thông thường DN được lựa chọn là những DN có tỷ lệ cao về rủi ro thuế (trừ các trường hợp kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc theo đơn thư tố giác). Phương pháp lựa chọn để đối chiếu, so sánh, phân tích có thể là phương pháp phân tích theo chiều ngang, phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích tỷ suất.

Kiểm tra chi phí, đối chiếu với vấn đề thanh toán công nợ. Kiểm tra cân đối nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hàng hoá, nguyên vật liệu, đối chiếu với các chứng từ gốc, các biểu kiểm kê đầu kỳ, so sánh thực tế qua kiểm kê với số tồn sổ sách hạch toán… trong đó chú ý các hợp đồng vay vốn, hợp đồng thanh toán trả chậm, liên quan đến hạch toán chi phí. Cần có sự kết hợp với các cơ quan như: Kiểm toán, Tư vấn, Ngân hàng để có được những báo cáo tài chính trung thực và chính xác về kết quả hoạt động chuyển giao trong nội bộ DN. Đồng thời nắm bắt, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thu, chi có liên quan đến hoạt động chuyển giao tại các DN có liên kết với nước ngoài và các DN có mối quan hệ với nhau.

Một vấn đề quan trọng là phải xây dựng được các tiêu chí nhận diện hành vi, vi phạm ngay từ khi DN bắt đầu được thành lập để tránh các trường hợp DN thành lập nhằm mua bán hóa đơn hoặc các hành vi che dấu doanh thu, hành vi gian lận trong kê khai hạch toán chi phí…

4.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế

Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho công chức thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của

người nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro…

Bổ sung phần mềm liên thông các phần mềm hiện có. Về cơ bản thì các ứng dụng đã có tại Cục Thuế đã phục vụ được một số yêu cầu cung cấp thông tin về DN. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là mối liên thông cơ sở dữ liệu giữa các ứng dụng này chưa tốt dẫn đến nhiều thông tin phải nhập lại, không tận dụng được nguồn dữ liệu hiện có. Để hỗ trợ kịp thời cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế, Cục Thuế cần phải hoàn thiện kịp thời ứng dụng hỗ trợ công tác kiểm tra, thanh tra thuế hiện có nhằm phân tích các yếu tố rủi ro để đưa ra việc lựa chọn đối tượng kiểm tra một cách chính xác và hiệu quả.

Hoàn thiện ứng dụng hỗ trợ NNT thông qua mạng internet, xây dựng Cây dữ liệu về chính sách thuế theo các sắc thuế phục vụ cho việc hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về thuế theo các sắc thuế được nhanh gọn, người sử dụng dễ khai thác, dễ tìm hiểu.

Nâng cấp các phần mềm ứng dụng, đưa các ứng dụng phân tán thành một ứng dụng tập trung để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu; nâng cấp cơ sở dữ liệu về NNT, về các chỉ tiêu, đánh giá phân tích tình hình nộp thuế của NNT. Thường xuyên bổ sung, cập nhật tình hình của NNT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu thông tin về NNT; bảo đảm công tác kiểm tra, thanh tra thuế có đủ khả năng và thẩm quyền truy cập, kết xuất, tra cứu thông tin trong hệ thống mạng nội bộ ngành tài chính và hệ thống mạng của các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế đối với DN NQD.

4.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin về người nộp thuế

Khi tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế đối với DN NQD, bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế không chỉ sử dụng dữ liệu tại CQT mà còn phải sử dụng hệ thống số liệu liên quan tới DN ở nhiều cơ quan quản lý khác nhau, nhưng không phải lúc nào việc tra cứu các số liệu đó cũng đạt được mong muốn, vì mỗi ngành, mỗi cơ quan tuỳ theo yêu cầu quản lý của mình đã xây dựng hệ thống tiêu chí khác nhau về các DN. Để kiểm tra, thanh tra thuế đối với DN NQD đạt được hiệu quả, đáp ứng cho

yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi phí, về phương diện Nhà nước cần thiết phải hoàn thiện hệ thống thông tin về NNT, theo đó:

+ Thực hiện triệt để việc cập nhật thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT thật đầy đủ qua các năm. Tổ chức thu thập thông tin, phân loại DN, lựa chọn các DN có rủi ro về thuế, các DN có quy mô lớn để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.

+ Xây dựng một phần mềm quản lý toàn bộ thông tin, cơ sở dữ liệu về NNT theo một trương trình tiên tiến nhất, áp dụng những công nghệ thông tin hiện đại nhất như quản lý theo mã vạch… Điều quan trọng là thông tin, dữ liệu liên quan đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT cần phải được lưu giữ đầy đủ kể từ năm bắt đầu hoạt động. Để có nền tảng thông tin vững chắc từng bước hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế.

4.2.4. Hoàn thiện hơn nữa việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế. và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế.

Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của công chức thuế và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra để việc xây dựng kế hoạch đạt chất lượng cao.

Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rủi ro phù hợp với sự thay đổi của chính sách. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi ro được công khai, lấy ý kiến phản hồi từ các Phòng Thanh tra, Phòng Kê khai – kế toán thuế, Phòng thuế TNCN, Bộ phận ấn chỉ - Phòng Hành chính và các Phòng có liên quan khác nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượng kiểm tra.

Sau khi nhận kế hoạch kiểm tra, thanh tra được giao Phòng thực hiện phân công cho các trưởng đoàn và thành viên triển khai phân tích bước 1 để rà soát toàn bộ kế hoạch kiểm tra dựa trên các tiêu chí chủ yếu như doanh thu, số lỗ phát sinh, số tiền hoàn thuế, ngành nghề kinh doanh, số năm chưa được thanh tra, kiểm tra để tiếp tục định hướng trong công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch.

Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cần phải tiếp tục xây dựng các chỉ tiêu để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm một cách khoa học, hợp lý dựa trên các tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật thuế của NNT, cân đối với nguồn nhân lực của đội ngũ công chức kiểm tra, thanh tra. Thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo từng chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng của công tác này.

Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra hình thành một chương trình kiểm tra, thanh tra có hiệu quả, mang lại nhiều số thu hơn cho NSNN và sự tuân thủ tốt hơn của tất cả NNT.

Xác định và thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình kiểm tra, thanh tra.

4.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế

Từ ngày 01/01/2015 thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế, theo đó doanh nghiệp không phải nộp cho cơ quan thuế bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra và một số hồ sơ tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế vì vậy công tác kiểm tra HSKT tại cơ quan thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi cơ quan thuế phải tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác kiểm tra HSKT tại cơ quan thuế đồng thời phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro và áp dụng công nghệ tin học để phân tích, đánh giá rủi ro về thuế áp dụng vào công tác kiểm tra HSKT.

Để nâng cao hiệu quả công tác này, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế gửi đến CQT phải thực hiện đối chiếu so sánh các chỉ tiêu trên tờ khai thuế với bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, đối chiếu với số nộp ngân sách trên hệ thống dữ liệu của ngành. Theo đó, lựa chọn các DN có các dấu hiệu rủi ro về thuế theo quy trình của Tổng cục thuế.

Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT phải luôn được coi trọng, thông qua kiểm tra hồ sơ khai thuế phải tạo ra sự chuyển biến thật sự về chất để phát hiện kịp thời các rủi ro về thuế và đề xuất tiến hành kiểm tra tại trụ sở của DN. Phòng kiểm tra thuế phải đề ra mục tiêu thực hiện trong năm, đưa ra chỉ tiêu phấn đấu trong năm tiếp theo để công chức kiểm tra có phương hướng thực hiện.

- Công chức được phân công làm công tác kiểm tra HSKT phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác kiểm tra HSKT. Cập nhật thông tin về chính sách thuế, về đối tượng kiểm tra, thực hiện phân tích, kiểm tra HSKT đầy đủ theo đúng kế hoạch được giao đồng thời báo cáo lãnh đạo

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)