Những vấn đề chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.3.1.1. Khái niệm

Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có quy định: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh"

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp NQD và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, doanh nghiệp NQD là loại hình doanh nghiệp có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, phạm vi hoạt động rộng khắp ở tất cả các vùng, miền trong cả nước, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là khu sản xuất chế biến, bán

lẻ và dịch vụ; doanh nghiệp NQD đã góp phần ngày càng lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội (với GDP chiếm khoảng 40% tổng GDP cả nước), hàng năm thu hút hơn 80% lao động mới vào làm việc.

Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp NQD (có tác giả cho rằng doanh nghiệp NQD là loại hình doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước, chủ doanh nghiệp là người quyết định mọi vấn đề liên quan tới doanh nghiệp; cũng có tác giả cho rằng doanh nghiệp NQD là doanh nghệp không chịu bất cứ sự chi phối nào của Nhà nước, doanh nghệp tự chủ trong hoạt động tài chính của mình), nhưng một trong những quan niệm về doanh nghiệp NQD được thừa nhận chung là:

Doanh nghiệp NQD là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ Hợp tác xã; toàn bộ vốn, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động; chủ sở hữu hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.

Các hình thức cụ thể của doanh nghiệp NQD bao gồm: Công ty cổ phần; Công ty TNHH (Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã.

Doanh nghiệp NQD là một loại hình doanh nghiệp nên nó mang đầy đủ đặc điểm của một doanh nghiệp như: có con dấu, trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản, được đăng ký kinh doanh... Bên cạnh đó các doanh nghiệp NQD còn có những đặc điểm riêng. Đó là:

Doanh nghiệp NQD là loại hình doanh nghiệp có tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể người sáng lập;

Số lượng các doanh nghiệp NQD nhiều hay ít phụ thuộc vào cung cầu thị trường hàng hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích hay kiềm chế các hoạt động kinh tế vĩ mô;

Quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp NQD thường nhỏ, vốn ít, sử dụng lao động ít, sử dụng công nghệ máy móc thường lạc hậu thậm chí lỗi thời;

Các doanh nghiệp NQD có tính năng động cao; dễ thích nghi với hoàn cảnh, sự thay đổi của nền kinh tế, thể hiện: ngành nghề kinh doanh rất phong phú, đa dạng như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản, kinh doanh thương mại,

cung cấp các dịch vụ, chế tác vàng, sản xuất chế biến thức ăn, sản xuất chế biến xi măng... nhưng chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên đây lại là loại hình doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật không cao, thường xuyên gian lận thuế gây thất thu thuế nhất là thuế TNDN;

Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp NQD thường gọn gàng, linh hoạt, phù hợp với chức năng, hoạt động của mình.

1.3.1.2. Vai trò của DN NQD

Hiện nay các doanh nghiệp NQD đang giữ vị trí chủ chốt trong nền kinh tế; luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước; hàng loạt các chích sách, chế độ đưa ra nhằm tạo khuôn khổ cho các doanh nghiệp NQD phát triển điển hình là Luật doanh nghiệp 2005. Vậy chúng ta thử đặt câu hỏi xem vì sao các doanh nghiệp NQD lại được quan tâm như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của các doanh nghiệp NQD đối với nền kinh tế - xã hội.

Vai trò của các doanh nghiệp NQD đối với nền kinh tế - xã hội bao gồm: Tạo nguồn thu cho NSNN chủ yếu là thuế: doanh nghiệp NQD tham gia vào mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của nền kinh tế,hàng năm các doanh nghiệp NQD đã mang lại nguồn thu đáng kể cho NSNN (năm 2014 số thuế mà các doanh nghiệp NQD đóng vào NSNN là 105.785 tỷ đồng, chiếm 15,5% tổng thu NSNN). Nếu như cơ chế quản lý tốt thì mức động viên từ các doanh nghiệp NQD sẽ ổn định và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu của NSNN;

Các doanh nghiệp NQD với số lượng đông đảo lại năng động nhạy bén luôn tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng GDP của quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn (GDP của các doanh nghiệp NQD thường chiếm khoảng 40% GDP của cả nước);

Các doanh nghiệp NQD là các đơn vị trung gian; đại lý bán, tiêu thụ hoặc tham gia sản xuất gia công một phần, một khâu, một giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Quốc doanh: khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Quốc Doanh luôn cần đủ mọi đầu vào mà những đầu vào này chủ yếu do các doanh nghiệp NQD cung cấp hoặc làm trung gian. Qua đây chúng ta lại càng thấy rõ hơn mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa các doanh nghiệp NQD và các doanh nghiệp Quốc Doanh: doanh nghiệp NQD được coi là nhân tố xúc tác quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển, tồn tại của các doanh nghiệp Quốc Doanh nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế thị

trường như hiện nay các doanh nghiệp NQD vàc các doanh nghiệp Quốc Doanh thực sự là đối thủ của nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau để cùng tồn tại dẫu biết rằng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau;

Các doanh nghiệp NQD còn có vai trò ổn định nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh".

Tóm lại: các doanh nghiệp NQD có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, điều này đã trả lời cho câu hỏi vì sao Nhà nước lại ưu đãi các doanh nghiệp này như vậy. Tuy nhiên các doanh nghiệp NQD là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, hoạt động trên địa bàn rộng, ý thức chấp hành pháp luật rất thấp nên việc quản lý các doanh nghiệp NQD sẽ rất khhó, nếu không quản lý tốt rất dễ dẫn tới thất thu thuế 1.3.1.3. Đặc điểm của DN NQD

Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mô nhỏ và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức;

Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực công chức và công tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất – kinh doanh;

Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế: Tuy Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với các nước có cùng trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng suất lao động không cao...;

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ thấp (yếu tố tư bản cấu thành trong sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp; Khả năng hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận nguồn thông tin của các DN NQD, sự bảo hộ của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước... đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DN NQD).

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)