Đánh giá của CBQLvà GV về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 84 - 90)

quả công tác QLGDĐĐ cho HS

Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL về vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS

Yếu tố ảnh hưởng N % Thứ bậc

Hoàn cảnh xã hội 29 82,9 2

GVCN chưa đề ra kế hoạch giáo dục đạo đức 15 42,9 9

Chương trình học mang nặng tính hàn lâm, chú trọng kiến thức, chưa lồng ghép nhiều nội dung giáo dục đạo đức

23 65,7 7

Phẩm chất lối sống của cán bộ quản lý và giáo viên 22 62,9 8

Thời gian sinh hoạt dưới cờ quá ít 2 5,7 13

Chưa khen thưởng, kỷ luật kịp thời 14 40,0 11

Cha mẹ quá cưng chiều con cái, vô tình hình thành

cho con cái lối sống ích kỷ, ỷ lại 30 85,7 1

Sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường 25 71,4 5

Các hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm giáo

dục đạo đạo đức cho HS 26 74,3 4

Ảnh hưởng giáo dục đạo đức gia đình 28 80,0 3

Môi trường xã hội lành mạnh, môi trường sư phạm

tốt đẹp đẹp 24 68,6 6

Ảnh hưởng từ bạn bè 15 42,9 9

Các hoạt động xã hội (thăm trại trẻ mồ côi, trường

khuyết tật, viện dưỡng lão...) 10 28,6 12

Kết quả của bảng 2.17. cho thấy đánh giá của CBQL vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS theo thứ bậc như sau: Cha mẹ quá cưng chiều con cái, vô tình hình thành cho con cái lối sống ích kỷ, ỷ lại (thứ bậc 1); Hoàn cảnh xã hội (thứ bậc 2); Ảnh hưởng giáo dục đạo đức gia đình (thứ bậc 3); Các hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục đạo đạo

đức cho HS (thứ bậc 4); Sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường (thứ bậc 5); Môi trường xã hội lành mạnh, môi trường sư phạm tốt đẹp (thứ bậc 6); Chương trình học mang nặng tính hàn lâm, chú trọng kiến thức, chưa lồng ghép nhiều nội dung giáo dục đạo đức (thứ bậc 7); Phẩm chất lối sống của cán bộ quản lý và giáo viên (thứ bậc 8); GVCN chưa đề ra kế hoạch giáo dục đạo đức; Ảnh hưởng từ bạn bè (thứ bậc 9); Chưa khen thưởng, kỷ luật kịp thời (thứ bậc 11) ; Các hoạt động xã hội (thăm trại trẻ mồ côi, trường khuyết tật, viện dưỡng lão...) (thứ bậc 12); Thời gian sinh hoạt dưới cờ quá ít (thứ bậc 13).

Nhiều CBQL đồng ý rằng các yếu tố từ gia đình, môi trường, xã hội tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của HS. Góp phần tiếp theo là các hoạt động giáo dục của nhà trường còn đơn điệu, chưa thu hút đại bộ phận HS tham gia và thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường. Vấn đề chưa khen thưởng, kỷ luật HS kịp thời được các CBQL đánh giá thấp. Kết quả này cho thấy nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý này của HS chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến ảnh hưởng kết quả công tác GDĐĐ cho HS.

Bảng 2.18. Đánh giá của GV về vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS

Yếu tố ảnh hưởng N % Thứ bậc

Hoàn cảnh xã hội 152 77,9 1

GVCN chưa đề ra kế hoạch giáo dục đạo đức 93 47,7 11

Chương trình học mang nặng tính hàn lâm, chú trọng kiến

thức, chưa lồng ghép nhiều nội dung giáo dục đạo đức 135 69,2 5

Phẩm chất lối sống của cán bộ quản lý và giáo viên 107 54,9 9

Thời gian sinh hoạt dưới cờ quá ít 64 32,8 13

Cha mẹ quá cưng chiều con cái, vô tình hình thành cho

con cái lối sống ích kỷ, ỷ lại 152 77,9 2

Sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường 128 65,6 7

Các hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục

đạo đạo đức cho HS 118 60,5 8

Ảnh hưởng giáo dục đạo đức gia đình 130 66,7 6

Môi trường xã hội lành mạnh, môi trường sư phạm tốt đẹp 143 73,3 3

Ảnh hưởng từ bạn bè 138 70,8 4

Các hoạt động xã hội (thăm trại trẻ mồ côi, trường khuyết

tật, viện dưỡng lão...) 70 35,9 12

Kết quả của bảng 2.18. cho thấy đánh giá của GV vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS theo thứ bậc như sau: Hoàn cảnh xã hội (thứ bậc 1); Cha mẹ quá cưng chiều con cái, vô tình hình thành cho con cái lối sống ích kỷ, ỷ lại (thứ bậc 2); Môi trường xã hội lành mạnh, môi trường sư phạm tốt đẹp đẹp (thứ bậc 3); Ảnh hưởng từ bạn bè (thứ bậc 4); Chương trình học mang nặng tính hàn lâm, chú trọng kiến thức, chưa lồng ghép nhiều nội dung giáo dục đạo đức (thứ bậc 5); Ảnh hưởng giáo dục đạo đức gia đình (thứ bậc 6); Sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường (thứ bậc 7) ; Các hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục đạo đạo đức cho HS (thứ bậc 8); Phẩm chất lối sống của cán bộ quản lý và giáo viên (thứ bậc 9) ; Chưa khen thưởng, kỷ luật kịp thời (thứ bậc 10); GVCN chưa đề ra kế hoạch giáo dục đạo đức (thứ bậc 11); Các hoạt động xã hội (thăm trại trẻ mồ côi, trường khuyết tật, viện dưỡng lão...) (thứ bậc 12); Thời gian sinh hoạt dưới cờ quá ít (thứ bậc 13).

Đa số GV, với quá trình giảng dạy và giáo dục trực tiếp, đều cho rằng ảnh hưởng của giáo dục gia đình, xã hội, nhà trường là “tam giác vàng” cho sự hình thành đạo đức HS, người chủ tương lai của đất nước. Sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội và việc cưng chiều con cái, giáo dục con cái chưa đúng của

cha mẹ đã vô tình hình thành cho con cái lối sống ích kỷ, ỷ lại là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS. Bên cạnh đó, chương trình học nặng nề, quá chú trọng kiến thức, chưa lồng ghép nhiều nội dung GDĐĐ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình GDĐĐ HS.

Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát các em HS về sự tự giáo dục đạo đức của các em thông qua việc vận dụng các giá trị đạo đức vào cuộc sống hàng ngày của các em.

Bảng 2.19. Nhận xét của HS về việc vận dụng các giá trị đạo đức vào cuộc sống và thể hiện trong hành động

Vận dụng giá trị đạo đức TB ĐLTC Thứ bậc

Thẳng thắn, trung thực, tôn trọng sự thật, đấu tranh cho

sự thật 2.43 0,63 6

Thể hiện tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội,

tinh thần quốc tế, lòng vị tha 2.33 0,65 9

Ủng hộ tiến bộ xã hội và cách mạng, tích cực tham gia

các hoạt động xã hội 2.25 0,68 10

Rèn luyện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần dân tộc, bảo vệ và phát huy các truyền thống tốt

đẹp của dân tộc và của cách mạng 2.34 0,66 8

Chăm lo rèn luyện đạo đức (nhân ái, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, trách nhiệm, dũng

cảm, tự trọng, khiêm tốn v.v…) trong học tập và lao

động ở gia đình, nhà trường và xã hội

2.43 0,65 4

Chăm lo rèn luyện đạo đức (nhân ái, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, trách nhiệm, dũng

cảm, tự trọng, khiêm tốn v.v…) trong tình bạn và tình

yêuở gia đình, nhà trường và xã hội

2.43 0,67 5

Sống có ý tưởng và hoài bão cao đẹp, có mục đích và

kế hoạch, có ý chí nghị lực 2.48 0,67 2

Thực hiện thói quen lời nói đi đôi với việc làm, ứng xử

văn minh, lịch sự 2.42 0,68 7

Tránh mắc vào các tệ nạn xã hội, khắc phục cách ứng

xử thiếu lịch sự, kém văn hóa 2.49 0,69 1

Không thể hiện thô bạo, gây gổ 2.47 0,71 3

Nhìn từ bảng trên, có thể phân tích về việc vận dụng các giá trị đạo đức vào cuộc sống và thể hiện trong hành động của các em HS như sau:

Tránh mắc vào các tệ nạn xã hội, khắc phục cách ứng xử thiếu lịch sự, kém văn hóa (thứ bậc 1); Sống có ý tưởng và hoài bão cao đẹp, có mục đích và kế hoạch, có ý chí nghị lực (thứ bậc 2); Không thể hiện thô bạo, gây gổ (thứ bậc 3); Chăm lo rèn luyện đạo đức (nhân ái, trung thực, cần kiệm liêm

chính, chí công vô tư, trách nhiệm, dũng cảm, tự trọng, khiêm tốn v.v…)

trong học tập và lao động ở gia đình, nhà trường và xã hội (thứ bậc 4); Chăm lo rèn luyện đạo đức (nhân ái, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, trách nhiệm, dũng cảm, tự trọng, khiêm tốn v.v…) trong tình bạn và tình yêu ở gia đình, nhà trường và xã hội (thứ bậc 5); Thẳng thắn, trung thực, tôn trọng sự thật, đấu tranh cho sự thật (thứ bậc 6); Thực hiện thói quen lời nói đi đôi với việc làm, ứng xử văn minh, lịch sự (thứ bậc 7); Rèn luyện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần dân tộc, bảo vệ và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của cách mạng (thứ bậc 8); Thể hiện tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần quốc tế, lòng vị tha (thứ bậc 9); Ủng hộ tiến bộ xã hội và cách mạng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội (thứ bậc 10).

Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em HS THPT đã có những hoài bão, mơ ước của mình cũng như ý thức đúng đắn về những điều tốt đẹp, nói không với biểu biện và hành động chưa tốt. Các em muốn rèn luyện và sống có ý tưởng và hoài bão cao đẹp, có mục đích và kế hoạch, có ý chí nghị lực, muốn tự rèn luyện thành những công dân có ích cho xã hội, con ngoan của gia đình, trò giỏi của thầy cô giáo. Ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xã hội, một lần nữa khẳng định rằng, đã tác động không nhỏ đến hành vi và suy nghĩ của các các em.

Chúng tôi cũng tiến hành kiểm nghiệm nhận xét của HS về việc vận dụng các giá trị đạo đức vào cuộc sống và thể hiện trong hành động theo khối lớp. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê nhận xét của HS về việc vận dụng các giá trị đạo đức vào cuộc sống và thể hiện trong hành động theo khối lớp. Nói cách khác, HS các khối lớp nhận xét như nhau về việc vận dụng các giá trị đạo đức vào cuộc sống và thể hiện trong hành động [phụ lục 4].

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)