Đặc điểm, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 36)

sinh THPT

*Đặc điểm

Giáo dục đạo đức cho học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, hình thành cho học sinh những cách thức ứng xử đúng trước các vấn đề của xã hội, tự kiểm soát được hành vi của bản thân và có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.

Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.

Quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể trong nhà trường.

Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục đạo đức còn phụ thuộc rất lớn vào phong cách người thầy, tấm gương đạo đức của người thầy. Mỗi thầy giáo phải là một “tấm gương sáng” cho học sinh noi theo.

Để giáo dục đạo dức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp.

Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Tổ quốc, với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù, liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức XHCN, thể hiện tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

*Nhiệm vụ

Quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT phải làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua việc tiếp cận với thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lý tưởng sống, lối sống theo chủ nghĩa xã hội. Học sinh phải thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, có nền nếp, kỷ cương, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã hội chủ nghĩa. Biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Để thực hiện được những yêu cầu đó, quá trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ:

Một là,Phát triển nhu cầu đạo đức học sinh; hình thành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; phát triển các giá trị đạo đức học sinh theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.

Hai là, Hình thành cho học sinh ý thức về các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội, giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng đắn các chuẩn mực đạo đức được quy định. Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của học sinh để đảm bảo các hành vi các em được thực hiện.

Ba là, Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.

Bốn là, Giáo dục văn hoá ứng xử đúng mực, thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)