Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 93 - 96)

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan

Các cấp lãnh đạo và xã hội đánh giá công tác giáo dục ở nhà trường thường nghiêng về chất lượng văn hóa (tỉ lệ HS đậu tốt nghiệp, đại học và cao đẳng) hơn là chất lượng đạo đức, vẫn còn quan niệm cũ học lực kém thường đi đôi với ý thức kém. Điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến nhận thức của CBQL và việc xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Ảnh hưởng của môi trường xã hội (tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và sự du nhập của các nền văn hóa nước ngoài) và gia đình (cha mẹ quá cưng chiều con cái hoặc quá bận lo kinh tế, không quan tâm đúng mức và kịp thời) phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trường.

Áp lực của thi cử, của nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của các em HS đã khiến phần lớn cha mẹ HS mong muốn cho con em mình tập trung cao nhất vào việc học chữ và hướng đến đích cuối cùng là vào được các trường đại học, cao đẳng.

Chế độ tiền lương không phù hợp với giá cả thị trường, chế độ phụ cấp cho công tác chủ nhiệm chưa thỏa đáng (4 tiết/tuần) như hiện nay chưa khuyến khích được giáo viên kiêm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm đầu tư đúng mức tâm sức cho công việc.

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Cán bộ quản lý chưa đánh giá đúng vai trò của quyết định của giáo dục GDĐĐ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, trong đó cũng có phần nào do chịu áp lực của tỉ lệ đậu tốt nghiệp và đại học, cao đẳng. Do vậy việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cụ thể theo từng giai đoạn thường bị xem nhẹ, chưa được đặt ngang tầm với việc xây dựng kế hoạch giảng dạy. Kế hoạch GDĐĐ thường chỉ được đưa vào một phần trong kế hoạch chung của năm học và sau đó ít được triển khai vào các hoạt động của nhà trường.

Hoạt động của ĐTNCS HCM trong GDĐĐ chưa thật sự toàn diện và ở mức chưa cao, một phần do các cán bộ phụ trách thường là giáo viên kiêm nhiệm, chưa có giáo viên chuyên trách, thời gian đầu tư vào các hoạt động đoàn là có giới hạn do phải tham gia công tác giảng dạy bộ môn. Trong các tiết SHCC đầu tuần, người phụ trách vẫn thiên về nhận xét về tình hình thực hiện nội quy trường lớp trong tuần, phê bình tập thể, cá nhân chưa tốt cho thấy sự đơn điệu, lặp đi lặp lại những hoạt động, chưa có sự cải thiện về chất lượng cũng như hoạt động của giờ SHCC đầu tuần. Kế tiếp là các hoạt động khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích.

Các hoạt động ngoại khóa, hoạt động NGLL nhằm GDĐĐ cho HS chưa được các nhà trường chú trọng. Hoạt động của các nhà trường hiện nay là xoáy sâu vào giảng dạy các bộ môn văn hóa, đó cũng bởi là vì nội dung chương trình phân ban hiện nay là quá tải và các kỳ thi chủ yếu là đo lường kiến thức trong sách vở mà chưa chú trọng kỹ năng và kiến thức xã hội.

Sự phối hợp giữa nhà trường, mà đại diện là GVCN với cha mẹ HS chưa được thực hiện một cách thường xuyên và kịp thời.

Việc đánh giá, khen thưởng dành cho GV làm công tác chủ nhiệm ở các trường chưa được chú trọng thực hiện (chỉ có một 1/4 trường được khảo sát là có đề ra tiêu chí và thực hiện khen thưởng cho GVCN xuất sắc). Vì vậy, chưa có tác dụng kích thích động viên người làm nhiệm vụ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý GDĐĐ HS ở các trường THPT tỉnh BR-VT, chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:

Đội ngũ CBQL đã phần nào ý thức được tầm quan trọng của GDĐĐ HS nên đã cố gắng xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS trong điều kiện cho phép.

Công tác chỉ đạo ở các trường chưa đồng đều, các hoạt động chưa thật sự đi vào nề nếp. Các trường chưa chú ý đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS.

Trong công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về GDĐĐ cho HS, các trường còn thực hiện mang tính hình thức, chưa có tác dụng khuyến khích cả thầy lẫn trò nên chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa được chú trọng nên chưa phát huy được sức mạnh của lực lượng này.

Công tác GDĐĐ cho HS ở các trường vẫn chưa được chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ, các hoạt động phong trào chưa đi vào chiều sâu, chưa được đông đảo các lực lượng giáo dục xác định là trọng tâm của nhà trường, do đó chưa góp phần nâng cao nhất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý khoa học và hợp lý nhằm cải thiện chất lượng công tác quản lý GDĐĐ ở các trường, góp phần thành công cho mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở

CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)