Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện các biện pháp QL

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 66)

2.3.1.1. Lập kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS

Bảng 2.1. So sánh đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả thực hiện xây dựng kế hoạch QL GDĐĐ cho HS

Xây dựng kế hoạch

CBQL GV

TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc

Nắm chắc kế hoạch của cấp trên và các cấp có liên quan về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đặc điểm, tình hình các nguồn lực

4,62 0,91 1 4,46 0,66 1

Căn cứ vào đặc điểm của nhà trường, phối hợp với GVCN, Đoàn TNCSHCM định hướng nhiệm vụ, nội dung, biện pháp rõ ràng và bước đi cụ thể

4,51 1,01 2 4,35 0,66 2

Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể

hàng tuần, tháng, năm 4,40 1.03 3 4,31 0,85 3

Kết quả của bảng 2.1. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch QLGD đạo đức đã thực hiện ở trường ở mức độ khá, theo thứ bậc như sau:

Nắm chắc kế hoạch của cấp trên và các cấp có liên quan về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đặc điểm, tình hình các nguồn lực (thứ bậc 1); Căn cứ vào đặc điểm của nhà trường, phối hợp với GVCN, Đoàn TNCSHCM định hướng nhiệm vụ, nội dung, biện pháp rõ ràng và bước đi cụ thể (thứ bậc 2) và Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể hàng tuần, tháng, năm (thứ bậc 3).

Kết quả trên cho thấy việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ đã bước đầu được thực hiện tại các trường, CBQL nhà trường đều nắm chắc kế hoạch của cấp trên, các ban ngành có liên quan về nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là các văn bản chỉ đạo về công tác GDĐĐ HS. Tuy vậy, một số CBQL chưa định hướng rõ ràng nhiệm vụ GDĐĐ HS cũng như chưa đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận trong trường, đặc biệt là hoạt động của ĐTNCS HCM. Bên cạnh đó, một số CBQL chưa xem trọng việc lập kế hoạch GDĐĐ cụ thể hàng tuần tháng, năm.

2.3.1.2.Tổ chức thực hiện công tác GDĐĐ cho HS

Bảng 2.2. So sánh đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả việc tổ chức thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ ở các trường

Tổ chức thực hiện

CBQL GV

TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc

Phân công việc cho các bộ phận chức năng để thực hiện hoạt động GDĐĐ HS trong nhà trường.

3,71 1.56 5 4,22 0,89 3 Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí để tổ

chức các hoạt động GDĐĐ HS 3,85 0,94 4 4,05 0,96 5

Phối hợp và tạo điều kiện hoạt động cho

Đoàn TNCS HCM 4,37 0,59 1 4,25 0,92 2

Giáo dục đạo đức HS thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

4,11 0,75 3 4,16 0,88 4 Hỗ trợ Đoàn TNCSHCM tổ chức các

phong trào có kế hoạch, theo từng thời

điểm, đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong năm học.

Kết quả của bảng 2.2. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả thực hiện việc tổ chức thực hiện QLGD đạo đức đã thực hiện ở trường ở mức độ khá, theo thứ bậc như sau:

Phối hợp và tạo điều kiện hoạt động cho Đoàn TNCS HCM (thứ bậc 1- CBQL, thứ bậc 2-GV); Hỗ trợ Đoàn TNCS HCM tổ chức các phong trào có kế hoạch, theo từng thời điểm, đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong năm học (thứ bậc 2-CBQL, thứ bậc 1- GV); Giáo dục đạo đức HS thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (thứ bậc 3 -CBQL, thứ bậc 4- GV); Phân bổ hợp lí nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động GDĐĐ HS (thứ bậc 4-CBQL, thứ bậc 5- GV) và Phân công việc cho các bộ phận chức năng để thực hiện hoạt động GDĐĐ HS trong nhà trường (thứ bậc 5-CBQL, thứ bậc 3- GV).

Kết quả trên cho thấy việc phối hợp và tạo điều kiện hoạt động cho Đoàn TNCS HCM cũng như hỗ trợ Đoàn TNCS HCM tổ chức các phong trào có kế hoạch, theo từng thời điểm cho thấy nội dung này được đa số các CBQL quan tâm. Tiếp theo là nội dung giáo dục đạo đức HS thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kết quả này cho thấy đây cũng là nội dung được các CBQL quan tâm tổ chức, vì GDĐĐ cho HS có thể thông qua nhiều con đường, và các hoạt động NGLL là một trong những sân chơi rất bổ ích cho HS rèn luyện tính năng động, sáng tạo cũng như thể hiện mình. Xếp thứ bậc 4 là nội dung phân bổ hợp lí nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động GDĐĐ HS, để thực hiện hầu hết các hoạt động thì nguồn kinh phí là rất quan trọng, và đại đa số CBQL cũng chú ý đến vấn đề này.

Nội dung phân công việc cho các bộ phận chức năng để thực hiện hoạt động GDĐĐ HS trong nhà trường được xếp thứ bậc 5 cho thấy các CBQL chưa có sự phân công công việc cụ thể rõ ràng cho các bộ phận chức năng, vẫn còn tình trạng giẫm chân lên nhau. Khi cần có việc phải giải quyết với HS

thì bộ phận phụ trách thường là vắng mặt, do chưa được phân công lịch trực cụ thể, rõ ràng; mặt khác, trong xử lý cũng xảy ra hiện tượng chồng chéo, chưa thống nhất.

2.3.1.3. Chỉ đạo thực hiện công tác GDĐĐ cho HS

Bảng 2.3. So sánh đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả việc tổ chức thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ ở các trường

Chỉ đạo thực hiện

CBQL GV

TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc

Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức

cho HS qua các môn học

4,00 1,00 4 4,28 0,75 3 Chỉ đạo việc thực hiện GDĐĐ của

GVCN 4,34 0,96 2 4,23 1,03 4

Xây dựng tốt môi trường sư phạm 4,51 0,95 1 4,41 0,93 1

Quy định tiêu chuẩn và nhiệm vụ cụ thể

cho GVCN 4,14 1.24 3 4,29 0,98 2

Phối hợp GDĐĐ với các lực lượng giáo

dục ngoài nhà trường 3,82 0,70 5 4,02 1,03 5

Kết quả của bảng 2.3. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả thực hiện chỉ đạo thực hiện QLGD đạo đức đã thực hiện ở trường ở mức độ khá, theo thứ bậc như sau:

Xây dựng tốt môi trường sư phạm (thứ bậc 1); Chỉ đạo việc thực hiện GDĐĐ của GVCN (thứ bậc 2-CBQL, thứ bậc 4-GV); Quy định tiêu chuẩn và nhiệm vụ cụ thể cho GVCN (thứ bậc 3-CBQL, thứ bậc 2-GV); Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho HS qua các môn học (thứ bậc 4-CBQL, thứ bậc 3-GV) và Phối hợp GDĐĐ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (thứ bậc 5).

Hầu hết CBQL và GV đều cho rằng để công tác GDĐĐ cho HS đạt được kết quả tốt nhất thì điều tiên quyết là cần xây dựng tốt môi trường sư phạm. Các CBQL và GV đều đồng ý rằng việc phối hợp GDĐĐ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường được thực hiện sau cùng. Điều này phản ánh đúng thực trạng. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường được thực hiện không thường xuyên, thậm chí là có việc mới liên hệ. Do vậy, việc này chưa mang lại hiệu quả thật sự.

2.3.1.4. Kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ cho HS

Bảng 2.4. So sánh đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả việc tổ chức thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ ở các trường

Kiểm tra đánh giá

CBQL GV

TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc

Đề ra tiêu chí cho GVCN giỏi và có khen

thưởng hàng năm 4,17 1,09 1 4,03 1,10

3

Đổi mới việc kiểm tra, họp đánh giá công

tác chủ nhiệm hàng tháng 4,31 1,02 2 4,13 1,07 2

Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp

thời 4,05 0,68 3 4,17 1,10 1

Kết quả của bảng 2.4. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả thực hiện kiểm tra đánh giá GDĐĐ đã thực hiện ở trường ở mức độ khá, theo thứ bậc như sau:

Đề ra tiêu chí cho GVCN giỏi và có khen thưởng hàng năm (thứ bậc 1- CBQL, thứ bậc 3-GV); Đổi mới việc kiểm tra, họp đánh giá công tác chủ nhiệm hàng tháng (thứ bậc 2) và Có biện pháp động viên và khen thưởng kịp thời (thứ bậc 3- CBQL, thứ bậc 1-GV).

Các CBQL cho rằng cần đề ra tiêu chí cho GVCN giỏi và có khen thưởng hàng năm để khuyến khích cho công tác này, vì bởi, ai cũng muốn mình được tôn trọng, “ai cũng muốn được người ta khen mình” (Abraham

Lincoln). Mặt khác, công tác chủ nhiệm là công tác kiêm nhiệm và chiếm khá nhiều thời gian, giờ trội được tính cũng không cao (4 tiết/tuần) nên cũng có không ít GV chưa thật sự tha thiết với công tác này. Bên cạnh đó, các CBQL cũng cho rằng cần đổi mới việc kiểm tra, họp đánh giá công tác chủ nhiệm hàng tháng.“Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”. Công tác kiểm tra giúp cho CBQL có được thông tin về các hoạt động của nhà trường, từ đó giúp CBQL xử lý được thông tin và điều chỉnh kế hoạch và biện pháp một cách kịp thời. Một kế hoạch của CBQL dù tốt đến mấy, nhưng thiếu sự kiểm tra thì kế hoạch đó sẽ không được thực thi một cách hiệu quả. Kiểm tra luôn gắn với nhận xét, đánh giá xếp loại mới có tác dụng động viên những giáo viên làm tốt, đồng thời nhắc nhở những giáo viên thực hiện chưa tốt.

2.3.1.5. Đánh giá của CBQL về hiệu quả thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ cho HS theo giới tính

Khi kiểm nghiệm F được dùng và 2 cột trị số F và P có trong bảng. Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó; nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó.

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL về hiệu quả thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ cho HS theo giới tính

Các chức năng quản lý Giới tính F df

= 1 P

Nam Nữ

Xây dựng kế hoạch TB ĐLTC TB ĐLTC

Nắm chắc kế hoạch của cấp trên và các cấp có liên quan về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đặc điểm, tình hình các nguồn lực

Căn cứ vào đặc điểm của nhà trường, phối hợp với GVCN, Đoàn TNCSHCM định hướng nhiệm vụ, nội dung, biện pháp rõ ràng và bước đi cụ thể

4,47 0,73 5,00 0,00 5,01 0,033

Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cụ

thể hàng tuần, tháng, năm 4,34 0,77 4,90 0,31 4,66 0,039

Tổ chức thực hiện

Phân công việc cho các bộ phận chức năng để thực hiện hoạt động GDĐĐ HS trong nhà trường.

4,09 0,86 4,37 0,74 0,67 0,419

Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí để

tổ chức các hoạt động GDĐĐ HS 3,82 0,93 3,81 0,98 0,00 0,982

Phối hợp và tạo điều kiện hoạt động

cho Đoàn TNCS HCM 4,34 0,57 4,45 0,68 0,22 0,637

Giáo dục đạo đức HS thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

4,00 0,85 4,36 0,50 1,69 0,202

Hỗ trợ Đoàn TNCSHCM tổ chức các phong trào có kế hoạch, theo từng thời điểm, đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong năm học.

4,21 0,67 4,54 0,52 2,02 0,164

Chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho HS qua các môn học

4,00 0,75 4,27 0,64 1,04 0,315

Chỉ đạo việc thực hiện GDĐĐ của

GVCN 4,31 0,64 4,72 0,46 3,47 0,072

Xây dựng tốt môi trường sư phạm 4,54 0,59 4,81 0,40 1,86 0,182

Quy định tiêu chuẩn và nhiệm vụ cụ

Phối hợp GDĐĐ với các lực lượng

giáo dục ngoài nhà trường 3,69 0,70 4,00 0,63 1,48 0,232

Kiểm tra đánh giá

Đề ra tiêu chí cho GVCN giỏi và có

khen thưởng hàng năm 4,40 0,85 4,09 0,83 1,03 0,317

Đổi mới việc kiểm tra, họp đánh giá

công tác chủ nhiệm hàng tháng 4,40 0,73 4,45 0,68 0,02 0,865

Có biện pháp động viên và khen

thưởng kịp thời 4,04 0,70 4,09 0,70 0,03 0,855

Kết quả của bảng 2.5.cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê đánh giá của CBQL nam và nữ về hiệu quả thực hiện các biện pháp thực hiện QLGD đạo đức ở trường. Nói cách khác, CBQL nam và nữ đánh giá như nhau về hiệu quả thực hiện các biện pháp thực hiện QLGD đạo đức ở trường.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)