Một số biện pháp nhằm cải thiện chất lượng công tác QLGDĐĐ ở các

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 99 - 108)

các trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

3.2.1. Nâng cao chất lượng về xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh Mục tiêu

Xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kinh tế thị trường mang tính toàn cầu thì tư tưởng phát triển toàn diện con người cần thiết hơn bao giờ hết. Yêu cầu phát triển toàn diện nhân cách học sinh của mỗi nhà trường đặt ra cho các nhà quản lý nhà trường các biện pháp, mà xây dựng kế hoạch GDĐĐ nhằm giúp cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng hỗ trợ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như định hình những hoạt động phải thực hiện.

Nội dung

Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch GDĐĐ dựa trên những cơ sở như:

o Kế hoạch chung của ngành

o Phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT

o Đặc điểm tình hình chung của nhà trường

o Yêu cầu chính trị của địa phương

Nội dung cơ bản của kế hoạch cần bao gồm:

Mục tiêu, yêu cầu, tính cần thiết của GDĐĐ cho HS

Mốc thời gian cụ thể cho từng hoạt động cụ thể, theo tuần, tháng, năm, học kỳ và cả năm học

Công việc cụ thể và các biện pháp quản lý

Có thể minh họa phác thảo của bản kế hoạch GDĐĐ như sau:

TT THÁNG NỘI DUNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH PHƯƠNGTIỆN HỖ TRỢ CHỈNH ĐIỀU

Tổ chức thực hiện:

Để có thể quản lý hoạt động GDĐĐ một cách có hiệu quả, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ theo các mốc thời gian cụ thể ngay từ đầu năm học, đa dạng hóa các hình thức hoạt động, nhân sự và nguồn tài chính cho hoạt động GDĐĐ HS.

Triển khai đóng góp ý kiến của các bộ phận giáo dục trong nhà trường về kế hoạch GDĐĐ cho HS trước khi khai giảng năm học mới.

Phổ biến và thống nhất kế hoạch GDĐĐ HS trong buổi Đại hội công chức – viên chức đầu năm.

Các bộ phận trong nhà trường (ĐTNCS HCM, GVCN, GVBM, quản sinh) xây dựng kế hoạch chi tiết cho mảng hoạt động do mình phụ trách. Trong đó GVCN là người gần gũi với HS nhất, tìm hiểu rõ đặc điểm hoàn cảnh gia đình của từng em nên cần xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS lớp chủ nhiệm sát với đặc điểm riêng của từng em nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

3.2.2. Tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự thực hiện kế hoạch GDĐĐ HS một cách chặt chẽ và khoa học

Mục tiêu

Trong các nguồn lực trong nhà trường (vật chất, tài chính, nhân lực, thông tin), nguồn nhân lực có vai trò, vị trí cơ bản nhất, quyết định nhất và

cũng là đối tượng khó quản lý nhất. Theo đánh giá chung của CBQL, như chúng tôi đã trình bày ở chương 2, khó khăn và tồn tại lớn nhất là khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động GDĐĐ HS lớp chủ nhiệm còn hạn chế. Do vậy, Hiệu trưởng cần có những biện pháp tích cực để từng bước nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động GDĐĐ HS cho các bộ phận trong nhà trường.

Nội dung

Hiệu trưởng cần tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự trong nhà trường một cách hợp lý.

Hiệu trường cần chú ý nguyên tắc “từ việc tìm người”, trên cơ sở đó, phát huy năng lực mỗi cá nhân và nguyên tắc “tín nhiệm” tạo điều kiện thúc đẩy cá nhân đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tổ chức thực hiện

Xây dựng cụ thể quy chế hoạt động, quy chế phối hợp cho từng bộ phận trong hoạt động trong hoạt động GDĐĐ HS, tránh chồng chéo, đùn đẩy, giẫm chân lên nhau.

Phân nhiệm và phân quyền rành mạch cho từng bộ phận, hướng dẫn các bộ phận được phân cấp xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng phù hợp với từng mảng thi đua, đánh giá, cụ thể như tiêu chí đánh giá thi đua giữa các tập thể lớp theo tuần do ĐTNCS HCM thực hiện, tiêu chí thi đua giữa các cá nhân trong lớp do GVCN thực hiện, yêu cầu giáo viên triển khai kỹ nội dung thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 Ban hành Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và THPT.

Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng giáo dục đạo đức HS cho các CBQL giáo dục.

Cử GVCN dự các buổi tập huấn về công tác chủ nhiệm do Bộ và Sở tổ chức. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, lồng ghép các tình huống sư phạm về công tác chủ nhiệm cho các giáo viên trẻ, mới ra trường, theo đó các

GVCN có thể học tập lẫn nhau về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tập thể, kinh nghiệm giáo dục các em học sinh chưa ngoan, chậm tiến bộ, kinh nghiệm quản lý lớp…

Đề ra nội dung cơ bản cần sinh hoạt trong từng tuần, khuyến khích GV có các hình thức tổ chức sáng tạo các hoạt động sinh hoạt tập thể như: tổ chức văn nghệ, các cuộc thi tại lớp, sinh hoạt các chuyên đề ngoại khóa…

Khi phân công GVCN, cần chú ý đến năng lực chuyên môn của mỗi người (nhiệt tình, có kỹ năng tổ chức, quan tâm đến HS…) để bố trí phù hợp, cần tránh xu hướng phân công giáo viên theo định mức lao động quy định. Hiệu trưởng cần chú trọng đến uy tín, phẩm chất và năng lực của giáo viên.

3.2.3. Tăng cường việc chỉ đạo sâu sát của CBQL đối với công tác GDĐĐ HS

Mục tiêu:

Hiệu trưởng theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động GDĐĐ HS để chỉ huy, điều chỉnh các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng tham gia trong công tác GDĐĐ HS.

Nội dung

Hiệu trưởng chỉ đạo cho phó hiệu trưởng chuyên môn theo dõi và quản lý chất lượng GDĐĐ thông qua quá trình giảng dạy các bộ môn GDCD và các môn xã hội khác. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần yêu cầu giáo viên soạn giáo án và lên lớp phải làm rõ được trọng tâm kiến thức khoa học và tính tư tưởng, giáo dục đạo đức thông qua bài học.

Song song đó, phó hiệu trưởng phụ trách công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp và công tác chủ nhiệm cần cụ thể hóa kế hoạch GDĐĐ theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học, chỉ đạo GVCN phối hợp chặt chẽ với ĐTNCS HCM

tổ chức các hoạt động NGLL đa dạng, phong phú, phù hợp, lôi cuốn tất cả các em học sinh tham gia.

Hiệu trưởng giám sát chặt chẽ các hoạt động GDĐĐ HS.

Hiệu trưởng thu thập thông tin chính xác bằng nhiều hình thức, phân tích tình hình, đưa ra các quyết định đúng đắn.

Hiệu trưởng cần phân tích nhanh chóng những vấn đề, những hoạt động chưa phù hợp với thực tiễn để có những điều chỉnh sửa chữa kịp thời để hoạt động GDĐĐ HS đạt được hiệu quả tối ưu.

Tổ chức thực hiện

Tăng cường sự chỉ đạo, tạo điều kiện cho hoạt động của Đoàn TNCS HCM trong nhà trường: chỉ đạo việc xây dựng chương trình sinh hoạt dưới cờ, phong trào văn nghệ, TDTT, tổ chức các câu lạc bộ… với nhiều hình thức đa dạng phong phú nhằm thu hút các em học sinh tham gia.

Chỉ đạo tổ chức nhiều những hoạt động NGLL phù hợp như: tham quan học tập, đặc biệt là tham quan các trường đại học và cao đẳng, về nguồn, thăm và tặng quà cho các em học sinh trường khuyết tật, viếng nghĩa trang liệt sĩ, đền liệt sĩ, thăm và tặng quà các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng…

Củng cố, phát huy vai trò của GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp. Theo dõi việc đánh giá xếp loại học sinh hàng tháng của GVCN và yêu cầu việc đánh giá này phải công bằng, khách quan, chính xác.

Phối hợp chặt chẽ với CMHS trong giáo dục và quản lý HS bằng nhiều hình thức: phổ biến mục tiêu giáo dục của nhà trường đến CMHS, mời CMHS họp định kỳ, liên lạc thường xuyên với CMHS qua điện thoại, khuyến khích CMHS theo dõi thông tin về học tập và rèn luyện của con em mình trên Website của trường, trao đổi và tư vấn cho CMHS về các phương pháp giáo dục và rèn luyện của các em tại nhà.

Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục và coi đó là yếu tố nội tại trong quá trình GDĐĐ và hình thành nhân cách HS. Hướng dẫn ban cán sự lớp điều khiển các cuộc họp và giao dần quyền tự chủ cho lớp.

Hiệu trưởng chỉ đạo công tác xây dựng tốt môi trường sư phạm, trường học thân thiện thông qua những công việc cụ thể như: trồng cây gây bóng mát, hoa kiểng và chăm sóc, có kế hoạch lao động vệ sinh trường thường kỳ; giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, đặt các thùng rác công cộng ở những vị trí thích hợp trong sân trường; giáo dục HS ý thức bảo vệ giữ gìn tài sản chung, không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế; trang bị mỗi phòng học ảnh Bác; treo các pano, bandrol tuyên truyền về việc giữ gìn vệ sinh chung trong nhà trường.

3.2.4. Kiểm tra đánh giá kịp thời công tác GDĐĐ HS Mục tiêu

“Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”. Kiểm tra, đánh giá là công việc cần thiết và cần làm thường xuyên đối với tất cả các hoạt động trong nhà trường. Thông qua kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng có thể phát hiện kịp thời những sai sót để có quyết định điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Nội dung

Không giống các hoạt động dạy học trên lớp, các hoạt động GDĐĐ cho HS thường đa dạng, phong phú. Do vậy, cần có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể để đánh giá từng hoạt động:

* Đối với GVCN

* Đối với hoạt động của ĐTNCS HCM * Đối với hoạt động của Ban lao động

Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động GDĐĐ có thể thực hiện với nhiều hình thức như:

* Kiểm tra chéo giữa các lớp

* Tổ chức các hoạt động NGLL, các hội thi trong trường

* Tổng kết, đánh giá, xếp loại thi đua giữa các lớp với nhau hàng tuần * Kiểm tra đột xuất của Hiệu trưởng

Tổ chức thực hiện

Duy trì các buổi họp thường kỳ hàng tháng, trao đổi về công tác chủ nhiệm lớp và kịp thời điều chỉnh các kế hoạch GDĐĐ HS.

Thường xuyên theo dõi tiết sinh hoạt chủ nhiệm và dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm đột xuất, định kỳ ở các lớp.

Tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời các cá nhân, bộ phận có thành tích tốt trong công tác GDĐD HS sau các hoạt động theo chủ điểm, hoặc định kỳ từng học kỳ, năm học, đặc biệt là trích khen tặng danh hiệu GVCN giỏi.

3.2.5. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức, thành viên trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDĐĐ HS

Mục tiêu

Sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường và những hệ lụy của nó ảnh hưởng lớn đến quá trình GDĐĐ HS. Sự du nhập của các nền văn hóa phương Tây, lối sống thực dụng của một bộ phận người lớn, sự phát triển mạnh của phim ảnh, mạng Internet…gây ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục trong lứa tuổi thanh thiếu niên.

Những thay đổi trong gia đình truyền thống, sự thiếu quan tâm của cha mẹ cũng góp phần làm lệch hướng sự phát triển về mặt nhận thức của các em. Cán bộ quản lý cần có sự liên hệ, phối kết hợp thường xuyên hơn với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường. Thời gian HS học tập và rèn

luyện tại trường không nhiều, các em còn có những sinh hoạt và hoạt động khác. Do vậy, sự phối kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục sẽ giúp các em kịp thời điều chỉnh hành vi, ứng xử của mình phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội.

Nội dung

Gia đình được xem là môi trường giáo dục đầu tiên của các em. Nhà trường và các giáo viên cần thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh, có những tư vấn và thông báo kịp thời đối với những biểu hiện sai lệch, khác thường của HS, phối hợp tìm ra phương pháp giáo dục tốt nhất đối với từng HS. Đôi khi các em không thể tâm sự hết những vấn đề của mình với cha mẹ, anh chị em nhưng lại có thể tỉ tê với thầy cô giáo như những người đáng tin cậy nhất. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần sự tư vấn của nhà trường về phương pháp giáo dục, về đặc điểm tâm sinh lý của HS.

Tổ chức thực hiện

Nhà trường cần huy động sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức đoàn thể xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS. Cần có sự thống nhất trong các tác động giáo dục, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Xây dựng các mô hình phối kết hợp hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, đặc biệt chú trọng công tác an ninh trường học, tạo một “cổng trường em thật sự an ninh, trật tự, an toàn”.

3.2.6. Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDĐĐ HS

Mục tiêu

Hiệu trưởng cần phối kết hợp các với cấp Ủy Đảng, chính quyền đại phương, các ban ngành đoàn thể, Hội CMHS, huy động các nguồn lực tài chính tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác GDĐĐ.

Nội dung

Trên cơ sở thiết bị đã có, nhà trường cần tăng cường mua sắm thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho công tác GDĐĐ.

Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch dài hạn về tăng cường CSVC, nguồn kinh phí cho hoạt động này có thể từ nhiều nguồn: kinh phí ngân sách, các nguồn hỗ trợ từ Hội CMHS… Sau nhiều năm, nhà trường đã có CSVC tương đối , phục vụ cho các hoạt động GDĐĐ cho HS.

Tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chi tiêu cho nhà trường chặt chẽ, đúng nguyên tắc, phân bổ đều cho các hoạt động của nhà trường.

Xây dựng và tăng cường quỹ dành cho các hoạt động giáo dục từ nhiều nguồn khác nhau như: Quỹ Hội CMHS, Đoàn thanh niên, hội cựu học sinh…Đặc biệt là nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các xí nghiệp tại địa phương có quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường, các em cựu học sinh đã trưởng thành và thành đạt trong cuộc sống.

Hàng năm, thực hiện công tác kiểm kê, kiểm kê lại tài sản, CSVC, trang thiết bị nhà trường, có hướng sửa chữa hoặc gửi tờ trình sửa chữa, tu bổ trang thiết bị kịp thời, phục vụ tốt nhất cho mọi mặt hoạt động trong nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo trang bị các bảng nội quy sử dụng trang thiết bị từng phòng chức năng của nhà trường, có hướng dẫn sử dụng rõ ràng cho các cá nhân, bộ phận. Bên cạnh đó, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể cho công tác lao động vệ sinh trường học định kỳ, xây dựng nhà trường ngày càng “xanh, sạch, đẹp”. Tích cực thực hiện phòng chống cháy nổ nhằm bảo quản một cách tốt nhất CSVC, trang thiết bị hiện có cũng như duy trì các hoạt động của nhà trường.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)