Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 59)

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ sung, hỗ trợ.

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Để tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, ngoài việc quan sát các hoạt động giáo dục của GVCN, công tác quản lý hoạt động giáo dục của các CBQL, chúng tôi tiến hành điều tra bằng bộ phiếu thăm dò ý kiến [phụ lục 5].

Bảng 1.3. Xếp loại HK HS cấp THPT tỉnh BR-VT năm học 2009 -2010

Bảng 1.4. Xếp loại HK HS cấp THPT tỉnh BR-VT năm học 2010-2011

Phiếu thăm dò được khảo sát trên 04 nhóm đối tượng là CBQL, GV- GVCN, HS, CMHS. Để soạn thảo thang khảo sát, chúng tôi gửi các câu hỏi mở đến các thầy cô là CBQL, GV, GVCN, trợ lý thanh niên ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nhằm thu thập ý kiến từ thực tế về vấn đề nghiên cứu, sau đó soạn thang khảo sát và gửi phiếu khảo sát đến các thầy cô. Cụ thể:

Cán bộ quản lý: gồm 35 người, cụ thể: Giới tính: Nam: 23; Nữ:11 ; Không trả lời:1

+ Trình độ đào tạo: Đại học: 6; Cao học: 28; Không trả lời: 1

+ Hiện là: Hiệu trưởng: 5; Phó hiệu trưởng: 19; Cán bộ Đoàn: 5; Không trả lời: 6

+ Thâm niên công tác: Dưới 5 năm: 5; Từ 6 đến10 năm: 9; Từ 11 đến 15 năm: 6 ; Từ 16 đến 20 năm: 2 ; Trên 20 năm :10 , Không trả lời: 3

Giáo viên: gồm 195 người, cụ thể:

+ Công việc: Giáo viên: 122, giáo viên chủ nhiệm: 70, không trả lời: 3 + Giới tính: Nam: 74; Nữ: 90 ; Không trả lời: 31

+ Thâm niên công tác: Dưới 5 năm: 70; Từ 6 đến 10 năm: 85; Từ 11 đến 15 năm: 23; Từ 16 đến 20 năm: 6 ; Trên 20 năm : 9 , Không trả lời: 2 Trường nơi công tác: Trường THPT Trần Nguyên Hãn: 52, trường THPT Trần Quang Khải: 50, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: 46, trường THPT Võ Thị Sáu : 46

Học sinh: gồm 809 em, cụ thể:

Lớp 10: 250 em, lớp 11: 152 em, lớp 12: 366 em, không ghi thông tin lớp: 41 em

Trường nơi các em đang theo học: Trường THPT Trần Nguyên Hãn: 215, trường THPT Trần Quang Khải: 205, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: 204, trường THPT Võ Thị Sáu : 185.

Cha mẹ học sinh: gồm 510 người, trong đó CMHS trường THPT Trần Nguyên Hãn: 120, trường THPT Trần Quang Khải: 123, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: 112, trường THPT Võ Thị Sáu : 155.

Từ cơ sở lý luận, chúng tôi xây dựng các bảng hỏi như sau:

Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài, gồm 05 câu, phân thành các nội dung:

Phần I: các câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cá nhân của CBQL, gồm thông tin về họ tên, chuyên môn giảng dạy, trình độ đào tạo, giới tính, thâm niên công tác, chức vụ của CBQL.

Phần II: Các câu hỏi về thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HS ở các trường THPT tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bao gồm: Câu 1 tìm hiểu về thực trạng thực hiện các chức năng quản lý (tốt, khá, trung bình, yếu, kém); câu 2 tìm hiểu về hiệu quả các hoạt động Đoàn TNCS HCM tổ chức (tốt, khá, trung bình, yếu, kém); câu 3 tìm hiểu về hiệu quả các biện pháp tổ chức GDĐĐ cho HS của GVCN (tốt, khá, trung bình, yếu, kém); câu 4 tìm hiểu mức độ thực hiện các hình thức GDĐĐ trong các giờ SHCC đầu tuần (thường xuyên, thỉnh thoảng, không có); câu 5 tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý GDĐĐ (đánh dấu x để chọn lựa).

Bảng hỏi thứ hai dành cho các thầy cô (trong đó có GVCN và trợ lý thanh niên). Bảng hỏi này được thiết kế bằng cách chọn lọc một số câu hỏi trong bảng hỏi thứ nhất nhằm khảo sát đánh giá của các thầy cô về thực trạng công tác quản lý GDĐĐ và công tác GDĐĐ ở các trường.

Bảng hỏi thứ ba được phát cho các em HS. Trong đó, câu 1 tìm hiểu về ý kiến của các em về các hoạt động Đoàn TNCS HCM đã thực hiện (rất thích, thích, không thích); câu 2 tìm hiểu về ý kiến của các em về mức độ thực hiện của thầy cô giáo chủ nhiệm trong giờ SHCN (thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ); câu 3 nhằm tìm hiểu mục đích học tập của các em (chọn lựa);

câu 4 tìm hiểu ý kiến của các em về các giá trị đạo đức và mức độ vận dụng vào cuộc sống (thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ).

Bảng hỏi thứ tư dành cho cha mẹ HS nhằm tìm hiểu về sự chủ động phối hợp với nhà trường.

Bảng thứ năm dành cho các CBQL và GV nhằm tìm hiểu về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS được đề xuất.

2.2.2.2. Phương pháp quan sát

Chúng tôi dự giờ các hoạt động, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ở các trường nhằm tìm hiểu về hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động GDĐĐ [ phụ lục 2].

2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Dùng phần mềm thống kê SPSS để tính tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn.

Ghi chú:

Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình cộng

- N: số khách thể tham gia nghiên cứu

(1) Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau:

Thang 5 mức:

* trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0: mức cao/tốt

* trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49: mức khá cao/tốt * trung bình cộng từ 2,50 đến 3,49: mức trung bình * trung bình cộng dưới 2,49: mức kém

Do đó, khi nhìn vào trung bình cộng của các câu, ta sẽ biết việc đánh giá ở mức độ nào so với trung bình cộng.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)