Tình hình phát triển GD&ĐT

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51)

Trong những năm qua, tình hình GD&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có rất nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

Thành tựu

Sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã phát triển khá nhanh, chất lượng giáo dục ổn định và tiến bộ trong xu hướng phát triển chung của cả nước. Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2003, phổ cập giáo dục THCS năm 2004. Đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh trên cơ sở vừa tăng cường chất lượng giáo dục vừa đầu tư cơ sở vật chất theo các tiêu chí quy định một cách vững chắc. Tính đến cuối tháng 6/2011 toàn tỉnh đã có 116 trường đạt chuẩn quốc gia, trong

đó: 30/130 trường mầm non, 50/143 trường tiểu học, 28/76 trường THCS, 8/31 trường THPT.

Về đội ngũ, qua nhiều năm thực hiện chỉ thị 40-CT/TW về cơ bản, đến nay đội ngũ của ngành về cơ bản đã đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ, có tinh thần trách nhiệm, năng động trong công việc, yêu nghề, đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục ở địa phương.

Cùng với việc đào tạo, tuyển dụng và bổ sung đội ngũ giáo viên, ngành rất coi trọng công tác chuẩn hóa và nâng chuẩn trình độ của giáo viên các cấp. Đến năm 2010, bậc mầm non có 98,91% giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn 36,78%; tiểu học đạt chuẩn 99,70%, trên chuẩn 63,58%; THCS đạt chuẩn 99,66%, trên chuẩn 38,15%; THPT đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 6%. [41]

Về đầu tư cho giáo dục, những năm gần đây, bằng nguồn chi từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp, tỉnh đã đầu tư xây dựng trường lớp, trang thiết bị, sách với tỉ trọng khá và đạt một số chỉ tiêu như: xóa lớp học ca ba, tách CSVC tiểu học và THSC, tỉ lệ chi cho mua sách, thiết bị chiếm 8-10% ngân sách.

Tồn tại

Chất lượng giáo dục ở các trường chưa tương đồng, có sự phân hóa rõ nét về đối tượng học sinh, điểm chuẩn cách xa nhau.

Do đặc trưng vùng miền, có sự di cư cơ học ở một số khu vực, nhiều trường có chất lượng học sinh tốt, có trường phải chấp nhận đào tạo hầu như toàn bộ học sinh có học lực từ trung bình trở xuống.

Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng thực hiện, song vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi. Việc triển khai vận dụng các điều kiện, phương tiện hỗ trợ vào giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu cơ sở vật chất, thiếu phòng bộ môn và đặc biệt thiếu đội ngũ nhân viên chuyên trách đã qua đào tạo.

Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp như dầu khí, du lịch, thủy hải sản…, thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Trong đó, số dân nhập cư khá phức tạp, phần lớn là lao động giản đơn, ít quan tâm đến việc học hành của con em mà chỉ lo kiếm sống, nơi ở không cố định nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của tỉnh nhà.

Quy mô, số lượng, chất lượng giáo dục

o Quy mô

Hệ thống mạng lưới trường học phát triển tương đối nhanh. Năm học 2010-2011, toàn tỉnh có tổng cộng 130 trường mầm non, 144 trường tiểu học, 78 trường THCS và 31 trường THPT.

o Số lượng

Năm học 2011-2012 tổng số lớp của các trường THPT là 929 với tổng số học sinh là 34.351 học sinh, tổng số giáo viên bậc THPT là 2055 giáo viên, trong đó tỉ lệ giáo viên trên chuẩn xấp xỉ 7%. Năm học này đội ngũ CBQL là 951 người, đa số đã học qua lớp bồi dưỡng CBQL.

Nhìn chung, đội ngũ CBQL có tuổi đời tương đối trẻ, nhiệt tình, yêu công việc và có năng lực quản lý.

o Chất lượng giáo dục

Chất lượng văn hóa và đạo đức ở phổ thông ổn định và phát triển bền vững. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm và đặc biệt tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng liên tục trong 4 năm từ sau cuộc vận động “Hai không”, từ 69% năm học 2006-2007 lên 71,4% năm học 2007-2008, 84,57% năm học 2008-2009, năm học 2009-2010 tăng lên 92,8% và năm học 2010-2011 tỉ lệ tốt nghiệp THPT là 97,27%. Hàng năm có trên 35% học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, riêng năm 2008 là trên 37%, năm 2009 gần 40%.

Bảng 1.1.Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm các trường THPT năm học 2010-2011 KHỐI SL/% SỐ SỐ HẠNH KIỂM HỌC LỰC LỚP LỚP HS T KH TB Y G KH TB Y K 10 SL 336 12539 7783 3718 891 147 968 3447 5239 2545 340 % 62.1 29.7 7.1 1.2 7.7 27.5 41.8 20.3 2.7 11 SL 307 11160 7981 2531 552 96 992 3709 4883 1460 116 % 71.5 22.7 4.9 0.9 8.9 33.2 43.8 13.1 1.0 12 SL 286 10652 8514 1832 291 15 931 4180 4518 979 44 % 79.9 17.2 2.7 0.1 8.7 39.2 42.4 9.2 0.4 Cộng SL 929 34351 24278 8081 1734 258 2891 11336 14640 4984 500 % 70.7 23.5 5.0 0.8 8.4 33.0 42.6 14.5 1.5 Nguồn: Sở GD&ĐT BR-VT

Bên cạnh đó, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, các biểu hiện tiêu cực trong xã hội tác động không nhỏ tới giáo dục đạo đức học sinh, tình trạng học sinh đánh nhau tuy có giảm ở nhiều nhà trường nhưng vẫn diễn ra khá phức tạp. Ở nhiều trường, tình hình bạo lực học đường và vi phạm trong học sinh chưa chấm dứt, thậm chí còn có biểu hiện phức tạp hơn, số vụ việc nghiêm trọng tăng hơn các năm học trước. Số học sinh vi phạm kỷ luật trong năm bị xử lý kỷ luật là 131 em. Học sinh vi phạm chủ yếu là con em các gia đình có hoàn cảnh khá đặc biệt, không quan tâm tới giáo dục con cái, học sinh vi phạm đạo đức là học sinh học kém, chán học, đua đòi…

Bảng 1.2. Thống kê tỉ lệ học sinh cấp THPT bỏ học năm học 2010-2011

TS học sinh 34351 Tỉ lệ

HS nữ 19734 57.45 %

HS dân tộc 538 1.57 %

Bỏ học 714 2.08 %

So sánh tỉ lệ xếp loại HK HS cấp THPT ở tỉnh BR-VT trong 02 năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011, ta thấy trong năm học 2010-2011 tỉ lệ HS xếp loại HK tốt có tăng (70.7%) so với tỉ lệ này trong năm học 2009-2010 (65.3%), song HS xếp loại HK TB và yếu không giảm hoặc giảm không đáng kể (5.4%-5.0%: HK TB) và (1.0% - 0.8%: HK yếu). tốt khá TB yếu tốt khá TB yếu Nguồn: Sở GD&ĐT BR-VT 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về thực trạng quản lý công tác GDĐĐ ở các trường THPT tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ sung, hỗ trợ.

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Để tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, ngoài việc quan sát các hoạt động giáo dục của GVCN, công tác quản lý hoạt động giáo dục của các CBQL, chúng tôi tiến hành điều tra bằng bộ phiếu thăm dò ý kiến [phụ lục 5].

Bảng 1.3. Xếp loại HK HS cấp THPT tỉnh BR-VT năm học 2009 -2010

Bảng 1.4. Xếp loại HK HS cấp THPT tỉnh BR-VT năm học 2010-2011

Phiếu thăm dò được khảo sát trên 04 nhóm đối tượng là CBQL, GV- GVCN, HS, CMHS. Để soạn thảo thang khảo sát, chúng tôi gửi các câu hỏi mở đến các thầy cô là CBQL, GV, GVCN, trợ lý thanh niên ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nhằm thu thập ý kiến từ thực tế về vấn đề nghiên cứu, sau đó soạn thang khảo sát và gửi phiếu khảo sát đến các thầy cô. Cụ thể:

Cán bộ quản lý: gồm 35 người, cụ thể: Giới tính: Nam: 23; Nữ:11 ; Không trả lời:1

+ Trình độ đào tạo: Đại học: 6; Cao học: 28; Không trả lời: 1

+ Hiện là: Hiệu trưởng: 5; Phó hiệu trưởng: 19; Cán bộ Đoàn: 5; Không trả lời: 6

+ Thâm niên công tác: Dưới 5 năm: 5; Từ 6 đến10 năm: 9; Từ 11 đến 15 năm: 6 ; Từ 16 đến 20 năm: 2 ; Trên 20 năm :10 , Không trả lời: 3

Giáo viên: gồm 195 người, cụ thể:

+ Công việc: Giáo viên: 122, giáo viên chủ nhiệm: 70, không trả lời: 3 + Giới tính: Nam: 74; Nữ: 90 ; Không trả lời: 31

+ Thâm niên công tác: Dưới 5 năm: 70; Từ 6 đến 10 năm: 85; Từ 11 đến 15 năm: 23; Từ 16 đến 20 năm: 6 ; Trên 20 năm : 9 , Không trả lời: 2 Trường nơi công tác: Trường THPT Trần Nguyên Hãn: 52, trường THPT Trần Quang Khải: 50, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: 46, trường THPT Võ Thị Sáu : 46

Học sinh: gồm 809 em, cụ thể:

Lớp 10: 250 em, lớp 11: 152 em, lớp 12: 366 em, không ghi thông tin lớp: 41 em

Trường nơi các em đang theo học: Trường THPT Trần Nguyên Hãn: 215, trường THPT Trần Quang Khải: 205, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: 204, trường THPT Võ Thị Sáu : 185.

Cha mẹ học sinh: gồm 510 người, trong đó CMHS trường THPT Trần Nguyên Hãn: 120, trường THPT Trần Quang Khải: 123, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm: 112, trường THPT Võ Thị Sáu : 155.

Từ cơ sở lý luận, chúng tôi xây dựng các bảng hỏi như sau:

Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài, gồm 05 câu, phân thành các nội dung:

Phần I: các câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cá nhân của CBQL, gồm thông tin về họ tên, chuyên môn giảng dạy, trình độ đào tạo, giới tính, thâm niên công tác, chức vụ của CBQL.

Phần II: Các câu hỏi về thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HS ở các trường THPT tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bao gồm: Câu 1 tìm hiểu về thực trạng thực hiện các chức năng quản lý (tốt, khá, trung bình, yếu, kém); câu 2 tìm hiểu về hiệu quả các hoạt động Đoàn TNCS HCM tổ chức (tốt, khá, trung bình, yếu, kém); câu 3 tìm hiểu về hiệu quả các biện pháp tổ chức GDĐĐ cho HS của GVCN (tốt, khá, trung bình, yếu, kém); câu 4 tìm hiểu mức độ thực hiện các hình thức GDĐĐ trong các giờ SHCC đầu tuần (thường xuyên, thỉnh thoảng, không có); câu 5 tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý GDĐĐ (đánh dấu x để chọn lựa).

Bảng hỏi thứ hai dành cho các thầy cô (trong đó có GVCN và trợ lý thanh niên). Bảng hỏi này được thiết kế bằng cách chọn lọc một số câu hỏi trong bảng hỏi thứ nhất nhằm khảo sát đánh giá của các thầy cô về thực trạng công tác quản lý GDĐĐ và công tác GDĐĐ ở các trường.

Bảng hỏi thứ ba được phát cho các em HS. Trong đó, câu 1 tìm hiểu về ý kiến của các em về các hoạt động Đoàn TNCS HCM đã thực hiện (rất thích, thích, không thích); câu 2 tìm hiểu về ý kiến của các em về mức độ thực hiện của thầy cô giáo chủ nhiệm trong giờ SHCN (thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ); câu 3 nhằm tìm hiểu mục đích học tập của các em (chọn lựa);

câu 4 tìm hiểu ý kiến của các em về các giá trị đạo đức và mức độ vận dụng vào cuộc sống (thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ).

Bảng hỏi thứ tư dành cho cha mẹ HS nhằm tìm hiểu về sự chủ động phối hợp với nhà trường.

Bảng thứ năm dành cho các CBQL và GV nhằm tìm hiểu về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS được đề xuất.

2.2.2.2. Phương pháp quan sát

Chúng tôi dự giờ các hoạt động, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ở các trường nhằm tìm hiểu về hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động GDĐĐ [ phụ lục 2].

2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Dùng phần mềm thống kê SPSS để tính tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn.

Ghi chú:

Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình cộng

- N: số khách thể tham gia nghiên cứu

(1) Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau:

Thang 5 mức:

* trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0: mức cao/tốt

* trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49: mức khá cao/tốt * trung bình cộng từ 2,50 đến 3,49: mức trung bình * trung bình cộng dưới 2,49: mức kém

Do đó, khi nhìn vào trung bình cộng của các câu, ta sẽ biết việc đánh giá ở mức độ nào so với trung bình cộng.

2.3. Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

2.3.1. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ cho HS ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu QL GDĐĐ cho HS ở các trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

2.3.1.1. Lập kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS

Bảng 2.1. So sánh đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả thực hiện xây dựng kế hoạch QL GDĐĐ cho HS

Xây dựng kế hoạch

CBQL GV

TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc

Nắm chắc kế hoạch của cấp trên và các cấp có liên quan về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đặc điểm, tình hình các nguồn lực

4,62 0,91 1 4,46 0,66 1

Căn cứ vào đặc điểm của nhà trường, phối hợp với GVCN, Đoàn TNCSHCM định hướng nhiệm vụ, nội dung, biện pháp rõ ràng và bước đi cụ thể

4,51 1,01 2 4,35 0,66 2

Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể

hàng tuần, tháng, năm 4,40 1.03 3 4,31 0,85 3

Kết quả của bảng 2.1. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch QLGD đạo đức đã thực hiện ở trường ở mức độ khá, theo thứ bậc như sau:

Nắm chắc kế hoạch của cấp trên và các cấp có liên quan về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đặc điểm, tình hình các nguồn lực (thứ bậc 1); Căn cứ vào đặc điểm của nhà trường, phối hợp với GVCN, Đoàn TNCSHCM định hướng nhiệm vụ, nội dung, biện pháp rõ ràng và bước đi cụ thể (thứ bậc 2) và Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể hàng tuần, tháng, năm (thứ bậc 3).

Kết quả trên cho thấy việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ đã bước đầu được thực hiện tại các trường, CBQL nhà trường đều nắm chắc kế hoạch của cấp trên, các ban ngành có liên quan về nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là các văn bản chỉ đạo về công tác GDĐĐ HS. Tuy vậy, một số CBQL chưa định hướng rõ ràng nhiệm vụ GDĐĐ HS cũng như chưa đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận trong trường, đặc biệt là hoạt động của ĐTNCS HCM. Bên cạnh đó, một số CBQL chưa xem trọng việc lập kế hoạch GDĐĐ cụ thể hàng tuần tháng, năm.

2.3.1.2.Tổ chức thực hiện công tác GDĐĐ cho HS

Bảng 2.2. So sánh đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả việc tổ chức thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ ở các trường

Tổ chức thực hiện

CBQL GV

TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc

Phân công việc cho các bộ phận chức năng để thực hiện hoạt động GDĐĐ HS trong nhà trường.

3,71 1.56 5 4,22 0,89 3 Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí để tổ

chức các hoạt động GDĐĐ HS 3,85 0,94 4 4,05 0,96 5

Phối hợp và tạo điều kiện hoạt động cho

Đoàn TNCS HCM 4,37 0,59 1 4,25 0,92 2

Giáo dục đạo đức HS thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

4,11 0,75 3 4,16 0,88 4 Hỗ trợ Đoàn TNCSHCM tổ chức các

phong trào có kế hoạch, theo từng thời

điểm, đáp ứng các mục tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)