Đánh giá của CBQLvà GV về hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 70 - 74)

pháp tổ chức GDĐĐ cho HS

2.3.3.1. Đánh giá của CBQL về hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức GDĐĐ cho HS của GVCN

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức GDĐĐ cho học sinh của GVCN

Biện pháp TB ĐLTC Thứ bậc

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm 4,31 0,96 1

Nắm vững đặc điểm tình hình HS lớp chủ nhiệm 4,28 0,95 2

Tổ chức tốt các hoạt động tự quản của lớp 4,02 0,92 5

Phối hợp tốt với Đoàn TNCS HCM và giáo viên bộ

môn tổ chức các hoạt động cho lớp 4,11 0,93 4

Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức HS thông

qua các hoạt động tập thể như đố vui, tập những bài

hát dân ca, ……

3,85 0,97 10

Chủ động thành lập các đội văn nghệ, TDTT, ATGT... để tham gia các hoạt động GDĐĐ chung

của Đoàn trường 3,97 1.07 7

Tổ chức các phong trào thi đua trong lớp, có sơ, tổng

kết, khen thưởng kịp thời 4,02 0,95 6

Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần có nội

dung phong phú đa dạng 3,94 0,96 8

Đề ra các tiêu chí thi đua rèn luyện, xây dựng nội quy lớp và đánh giá xếp loại hàng tháng. Đánh giá, khen thưởng kịp thời về những biến chuyển đạo đức HS

4,25 0,95 3

Kết quả của bảng 2.8.cho thấy đánh giá của CBQL về hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức GDĐĐ cho học sinh của GVCN ở mức độ khá, theo thứ bậc như sau:

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm (thứ bậc 1); Nắm vững đặc điểm tình hình HS lớp chủ nhiệm (thứ bậc 2); Đề ra các tiêu chí thi đua rèn luyện, xây dựng nội quy lớp và đánh giá xếp loại hàng tháng. Đánh giá, khen thưởng kịp thời về những biến chuyển đạo đức HS (thứ bậc 3); Phối hợp tốt với Đoàn TNCS HCM và giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động cho lớp (thứ bậc 4); Tổ chức tốt các hoạt động tự quản của lớp (thứ bậc 5); Tổ chức các phong trào thi đua trong lớp, có sơ, tổng kết, khen thưởng kịp thời (thứ bậc 6); Chủ động thành lập các đội văn nghệ, TDTT, ATGT... để tham gia các hoạt động GDĐĐ chung của Đoàn trường (thứ bậc 7); Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần có nội dung phong phú đa dạng (thứ bậc 8); Phối kết hợp tốt với cha mẹ học sinh (thứ bậc 9) và Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức HS thông qua các hoạt động tập thể như đố vui, tập những bài hát dân ca, … (thứ bậc 10).

Đa số CBQL đều đánh giá cao việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, nắm vững đặc điểm tình hình HS lớp chủ nhiệm. Đây cũng chính là những hoạt động cơ bản nhất của công tác chủ nhiệm. Hai việc chưa được đánh giá cao là phối kết hợp tốt với cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức HS thông qua các hoạt động tập thể như đố vui, tập những bài hát dân ca. Điều này cho thấy các CBQL cho rằng một số GVCN còn làm công tác chủ nhiệm một cách thụ động, theo kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, chưa tự đề ra các hoạt động tập thể nhằm rèn luyện tính chủ động, sáng tạo của HS.

Kết quả trên cũng chỉ rõ rằng GVCN thực hiện các hoạt động trong các giờ SHCN theo một lối mòn, chưa có sự cải tiến về cách thức thực hiện, đem lại sự hứng thú, háo hức chờ đợi đến giờ SHCN của HS. Thay vào đó, các em có vi phạm trong tuần biết rằng mình sẽ bị trách phạt trước lớp, các em có thể

sẽ tiếp tục nghỉ học buổi đó. Những cá nhân đạt thành tích sẽ được biểu dương, tất nhiên, nhưng các em HS có tiến bộ cũng hy vọng mình sẽ được cô khen thưởng, khích lệ kịp thời.

Bảng 2.9. So sánh đánh giá của CBQL về hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức GDĐĐ cho học sinh của GVCN theo giới tính

Biện pháp Giới tính F df = 1 P Nam Nữ TB ĐLTC TB ĐLTC

Xây dựng và thực hiện kế hoạch

chủ nhiệm 4,36 0,65 4,54 0,52 0,63 0,431

Nắm vững đặc điểm tình hình HS

lớp chủ nhiệm 4,36 0,65 4,45 0,52 0,15 0,693

Tổ chức tốt các hoạt động tự quản

của lớp 4,22 0,61 3,90 0,53 2,13 0,154

Phối hợp tốt với Đoàn TNCS HCM và giáo viên bộ môn tổ chức

các hoạt động cho lớp 4,13 0,46 4,36 0,80 1,05 0,312

Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức HS thông qua các hoạt động tập thể như đố vui, tập những bài hát dân ca,…

3,95 0,72 4,00 0,77 0,02 0,869

Chủ động thành lập các đội văn nghệ, TDTT, ATGT... để tham gia các hoạt động GDĐĐ chung của Đoàn trường

4,09 0,75 4,00 1,00 0,08 0,771

Tổ chức các phong trào thi đua trong lớp, có sơ, tổng kết, khen

thưởng kịp thời 4,18 0,58 4,09 0,83 0,13 0,718

Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần có nội dung phong phú

đa dạng 4,09 0,68 4,00 0,77 0,11 0,733

Đề ra các tiêu chí thi đua rèn luyện, xây dựng nội quy lớp và đánh gia xếp loại hàng tháng. Đánh giá, khen thưởng kịp thời về những biến chuyển đạo đức HS

Phối kết hợp tốt với cha mẹ học

sinh 4,25 0,71 4,45 0,52 0,69 0,413

Kết quả của bảng 2.9. cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê đánh giá của CBQL nam và nữ về hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức GDĐĐ cho học sinh của GVCN. Nói cách khác, CBQL nam và nữ đánh giá như nhau về về hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức GDĐĐ cho học sinh của GVCN.

2.3.3.2. Đánh giá của GVCN về hiệu quả về hiệu quả thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS của lớp mình chủ nhiệm

Bảng 2.10. Đánh giá của GV về hiệu quả thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức của lớp chủ nhiệm

Công việc TB ĐLTC Thứ bậc

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 3,81 1,69 3

Tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình HS 3,78 1,67 6

Lựa chọn ban cán sự lớp 3,81 1,69 4

Đề ra các biện pháp thi đua học tập và rèn luyện

hạnh kiểm theo tổ 3,76 1,70 8

Giao quyền theo dõi và tự quản lớp cho Ban cán sự

lớp 3,77 1,68 7

Có biện pháp giáo dục những em chưa ngoan 3,70 1,70 10

Chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục

trong trường (Đoàn TN, quản sinh...) 3,79 1,70 5

Liên lạc thường xuyên với CMHS 3,73 1,78 9

Sơ kết các phong trào thi đua trong lớp thường kỳ 3,85 1,72 1

Đánh giá, khen thưởng kịp thời về những biến

chuyển đạo đức HS 3,82 1,72 2

Kết quả của bảng 2.10. cho thấy đánh giá của GV về hiệu quả thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức của lớp chủ nhiệm ở mức độ khá, theo thứ bậc như sau: Sơ kết các phong trào thi đua trong lớp thường kỳ (thứ bậc

1); Đánh giá, khen thưởng kịp thời về những biến chuyển đạo đức HS (thứ bậc 2); Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm (thứ bậc 3); Lựa chọn ban cán sự lớp (thứ bậc 4); Chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường (Đoàn TN, quản sinh...) (thứ bậc 5); Tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình HS (thứ bậc 6); Giao quyền theo dõi và tự quản lớp cho Ban cán sự lớp (thứ bậc 7); Đề ra các biện pháp thi đua học tập và rèn luyện hạnh kiểm theo tổ (thứ bậc 8); Liên lạc thường xuyên với CMHS (thứ bậc 9); và Có biện pháp giáo dục những em chưa ngoan (thứ bậc 10). Kết quả trên chỉ ra rằng đa số giáo viên chưa quan trọng công tác tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình HS (thứ bậc 6), trong khi đây lẽ ra phải là hoạt động đầu tiên được thực hiện khi GV nhận lớp chủ nhiệm. Tìm hiểu kỹ hoàn cảnh gia đình các em để có những tác động giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)