CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 HK1_CKTKN (Trang 58 - 61)

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

19. CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH I MỤC TIÊU BÀI HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được các thế hệ trong một gia đình. - Phân biệt được các thế hệ trong gia đình. + Biết giới thiệu các thế hệ trong gia đình mình.

GDMT :

+ Biết các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội.

+ Cĩ ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn mơi trường sạch, đẹp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

-Tự nhận thức bản thân -Thể hiện sự cảm thơng

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC CĨ THỂ SỬ DỤNG

-Hoạt động nhĩm- thảo luận. -Thuyết trình.

IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HOC

- Các hình trong SGK trang 38,39. - HS mang ảnh chụp gia đình đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/. Ổn định

2/. Kiểm tra bài cũ

- GV hỏi HS tiết TNXH trước các em học bài

gì? Bài : Ơn tập và kiểm tra : Con người và sức khỏe (TT)

- GV gọi HS đọc ghi nhớ - trả lời nội dung bài học trước.

-HS đọc ghi nhớ-trả lời câu hỏi

-GV nhận xét -HS lắng nghe

3/. Bài mới

-Khám phá

- Hơm nay chúng ta cùng nhau sang một chủ đề mới, chủ đề Xă hội và bài đầu tiên là : “Các thế hệ trong một gia đình”

-HS lắng nghe

-GV ghi bảng tựa bài - HS nhắc lại tựa bài

-Kết nối

Hoạt động 1 : Thảo luận theo cặp

Mục tiêu : Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình

Bước 1 : Làm việc theo nhĩm

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhĩm câu

hỏi hỏi, một bạn trả lời câu hỏi của GV - Học sinh thảo luận nhĩm đơi, một bạn + Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi

nhất, ai là người ít tuổi nhất?

- 5 – 6 HS trả lời. Ví dụ:

+Trong gia đình em cĩ: ơng bà em là nhiều tuổi nhất, em là người ít tuổi nhất trong nhà.

+Trong gia đình em, bố em là người nhiều tuổi nhất, em em là người ít tuổi nhất

Bước 2 : Làm việc cả lớp

- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- GVKL: Như vậy, trong mỗi gia đình chúng ta cĩ nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống – ví dụ như ơng, bà, bố, mẹ, anh chị em và em.

Những người ở các lứa tuổi khác nhau đĩ, được gọi là các thế hệ trong một gia đình

-HS lắng nghe

Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhĩm Mục tiêu : Phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế hệ và ba thế hệ

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong trang 38 và trang 39, thảo luận nhĩm đơi theo các yêu cầu sau :

- HS quan sát, tiến hành thảo luận nhĩm đơi theo các yêu cầu của giáo viên.

+ Trang 38 nĩi về gia đình ai ? Gia đình đĩ bao

nhiêu người, bao nhiêu thế hệ? -Trang 38 nĩi về gia đình bạn Minh. Gia đình bạn Minh cĩ 6 người : ơng, bà, bố, mẹ em gái Minh và Minh. Gia đình Minh cĩ 3 thế hệ.

+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai? +Ơng, Bà của Minh

+ Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Minh là ai ? -Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Minh l bố, mẹ

+ Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình ?

-Minh và em Minh là thế hệ thứ ba trong gia đình

+ Trang 39 nĩi về gia đình ai? Gia đình đĩ bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?

Trang 39 nĩi về gia đ́nh bạn Lan. Gia đình bạn Lan cĩ 4 người: bố, mẹ, Lan và em trai Lan. Gia đình Lan cĩ 3 thế hệ. + Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Lan là ai? -Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Lan là

bố, mẹ

+ Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Lan là ai ? -Lan và em Lan + Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia

đình ? -Lan và em Lan là thế hệ thứ hai trong gia đình

-Giáo viên treo tranh và gọi học sinh lên chỉ vào tranh và trình bày kết quả thảo luận

-Đại diện 3 – 4 cặp đơi học sinh trình bày trước lớp (mỗi một bạn trả lời 1 câu hỏi)

- Các nhĩm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung

GVKL:Trang 38, 39 ở đây giới thiệu với chúng ta về hai gia đình bạn Minh và bạn Lan. Gia đình Minh cĩ 3 thế hệ cùng chung sống. Cịn gia đình bạn Lan chỉ cĩ 4 người, gồm bố, mẹ, Lan và em trai. Gia đình bạn cĩ 2 thế hệ cùng chung sống. (GV kết hợp chỉ vào tranh )

-HS lắng nghe

- GV đặt các câu hỏi cho cả lớp :

+Theo các em trong mỗi gia đình cĩ thể cĩ bao nhiêu thế hệ?

- HS trả lời ( 3 – 4 HS ) : - GV ghi lên bảng các câu trả lời chung nhất

của HS

-Ba thế hệ -Hai thế hệ -Nhiều thế hệ - GV đưa ra câu hỏi gợi mở :

+ Cĩ gia đình chỉ cĩ 1 thế hệ khơng? Nếu cĩ hãy nêu 1 ví dụ

- HS trả lời ( 3 – 4 HS )

+Khơng cĩ 1 gia đ́nh cĩ 1 thế hệ

+Cĩ gia đình cĩ 1 thế hệ, ví dụ đĩ là các gia đình cĩ 2 vợ chồng, chưa cĩ con

GV KL:Như vậy mỗi gia đình chỉ cĩ thể cĩ 1, 2 hoặc nhiều thế hệ cùng sinh sống. Gia đình 1 thế hệ là gia đình chỉ cĩ 1 vợ chồng, chưa cĩ con. Gia đình 2 thế hệ là gia đình cĩ bố, mẹ, con cái ( gia đình bạn Lan ). Gia đình 3 thế hệ là gia đình ngồi bố mẹ, con cái, cĩ thêm ơng bà (gia đình bạn Minh). Ngồi ra, gia đình nhiều thế hệ là gia đình ngồi bố mẹ, con cái, cĩ thể cĩ thêm ơng bà, cụ…

-HS lắng nghe

-Thực hành

Hoạt động 3 : Giới thiệu gia đình mình

Mục tiêu : Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong lớp về gia đình mình.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhĩm đơi, dùng ảnh chụp về gia đình mình để giới thiệu cho các bạn trong nhĩm về gia đình mình

- Học sinh thảo luận và giới thiệu với các bạn trong nhĩm

- GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình qua trị chơi Mời bạn đến thăm gia đình tơi

- HS lên bảng giới thiệu về gia đình mình. (Tùy từng lượng thời gian mà số HS lên nhiều hay ít. HS được khuyến

khích giới thiệu về gia đình theo kiểu “Hướng dẫn viên”).

- Yêu cầu học sinh phải nêu được : +Giới thiệu các thành viên trong gia đình. +Nĩi xem gia đình mình cĩ mấy thế hệ.

- +Giới thiệu thêm một số thơng tin về gia đình ḿnh (GV gợi ý gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Gia đình em cĩ hay đi chơi khơng? đi chơi ở đâu?…).GV khen thưởng những HS cĩ giới thiệu về gia đình đầy đủ thơng tin, cĩ nhiều sáng tạo. Khuyến khích những HS giới thiệu chưa hay, chưa trơi chảy về gia đình mình mạnh dạn hơn

- Chẳng hạn:

Mời các bạn đến thăm gia đình tơi. Gia đình tơi cĩ 4 người. Đây là bố tơi, làm bác sĩ. Đây là mẹ tơi, làm giáo viên. Cịn đây là tơi, học sinh lớp 3A và em tơi – đang học lớp mẫu giáo. Gia đình tơi sống rất hạnh phúc và đầm ấm. Vào ngày nghỉ, gia đình tơi thường hay đi siêu thị chơi. Gia đình tơi là gia đình cĩ 2 thế hệ bạn ạ,

Kết luận: Trong mỗi gia đình thường cĩ nhiều thế hệ cùng chung sống, cĩ những gia đình 2, 3 thế hệ, cĩ những gia đình chỉ cĩ 1 thế hệ

- HS lắng nghe

-Thực hành

4/. Vận dụng

-Hơm nay lớp chúng ta học bài gì? -Bài : Các thế hệ trong một gia đình

- Qua bài học này các em cần phải hiểu rõ hơn

về gia đình của mình cĩ bao nhiêu thế hệ. -HS lắng nghe

- Giáo dục cho HS cĩ ý thức học tập tốt, yêu quý gia đình mình.

GDMT :

+ Biết các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xă hội.

+ Cĩ ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn mơi trường sạch, đẹp.

- Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài:

Một phần của tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 HK1_CKTKN (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w