Vai trò của các cấp quản lý ở trường Cao đẳng Sư phạm trong xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 30 - 32)

văn hóa nhà trường

1.3.5.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt. (Khoản 1, Điều 13, Điều lệ trường Cao đẳng)

Hiệu trưởng là cán bộ quản lý và lãnh đạo cao nhất trong nhà trường, theo đó việc xây dựng và hoàn thiện VHNT phải bắt đầu từ Hiệu trưởng. Theo tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THPT theo hình thức liên kết Việt Nam- Singapore thì “Hiệu trưởng có vai trò quyết định/ chi phối sự phát triển của văn hóa nhà

trường”. Vậy để quản lý quá trình xây dựng văn hóa nhà trường người Hiệu trưởng

cần:

- Hiệu trưởng phải là người gương mẫu;

- Hiệu trưởng hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên và cộng đồng;

- Hiệu trưởng chú ý đến nhu cầu của giảng viên và nhu cầu của sinh viên; - Cách phản ứng của người Hiệu trưởng đối với những biến động trong NT; - Hiệu trưởng xác lập cơ chế thi đua, khen thưởng đúng người, đúng việc; - Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm;

- Khả năng biết lắng nghe của Hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau nơi làm việc.

1.3.5.2. Vai trò của các cấp quản lý khác trong nhà trường

Các cấp quản lý khác trong nhà trường Cao đẳng Sư phạm đó là các Trưởng khoa, Trưởng phòng ban và Tổ trưởng chuyên môn. Đây là một đội ngũ làm công tác chuyên môn và công tác quản lý theo sự phân công của Hiệu trưởng nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý này trực tiếp chỉ đạo các hoạt động cụ thể liên quan tới đào tạo và giáo dục trong nhà trường. Mỗi khoa, mỗi phòng ban, mỗi tổ chuyên môn sẽ là một bộ phận làm nên nhà trường chính vì vậy trách nhiệm của các cấp quản lý này trong hoạt động xây dựng VHNT là cũng không kém phần quan trọng. Để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý xây dựng VHNT thì các cấp quản lý này cần:

- Chấp hành và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; - Gương mẫu trong công tác quản lý và giảng dạy;

- Tạo động cơ khuyến khích các cá nhân trong tập thể của mình có cơ hội phát triển;

- Tạo môi trường làm việc hợp tác, cởi mở và sáng tạo trong bộ phận mình quản lý;

- Giám sát các hoạt động đào tạo và giáo dục của giảng viên, cán bộ, nhân viên để có những điều chỉnh phù hợp;

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 30 - 32)