Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng quản lý xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 80 - 86)

8. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích sự tự

2.4.3. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng quản lý xây dựng VHNT

2.4.3. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng quản lý xây dựng VHNT VHNT

Qua phần phân tích thực trạng về xây dựng cũng như quản lý xây dựng VHNT của nhà trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội ở trên, chúng ta có thể thấy tồn tại rất nhiều hạn chế. Tuy đa số các thành viên đều nhận thức được rằng công tác xây dựng và quản lý xây dựng VHNT là cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên vì chưa được quản lý đúng và hiệu quả nên VHNT chưa được phát huy và khẳng định được vai trò của

mình trong quá trình đào tạo. Những hạn chế có thể rõ ràng nhận thấy ở nhà trường CĐSP Hà Nội trong công tác xây dựng và quản lý xây dựng VHNT là:

Cơ chế quản lý trong nhà trường chưa thực sự thống nhất từ cấp quản lý cao nhất đến cấp quản lý thấp nhất. Cho nên khi một quyết định quản lý được đưa ra thì tính hiệu lực cũng như hiệu quả của nó không cao. Đôi khi những quyết định quản lý đó còn mang tính tập quyền, quan liêu mà không tập trung được ý kiến dân chủ của tập thể. Mà trong VHNT việc xây dựng một tập thể đoàn kết, cùng thống nhất là quan trọng. VHNT tạo nên giá trị cho nhà trường nhưng chính những hoạt động trong nhà trường lại hình thành nên một VH riêng cho nó. Tuy vậy VH quản lý trong nhà trường đang là một hạn chế lớn khiến cho các giá trị văn hóa tích cực không được xây dựng một cách đúng đắn.

Thông tin quản lý chưa được truyền đạt theo một quy trình thống nhất. Trong khi đây là một yếu tố quyết định trong mỗi nhà trường để đảm bảo được chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhà trường Cao đẳng được chia thành nhiều khoa, phòng ban nên sự phân quyền trong quản lý là cần thiết. Phân quyền là một phương thức quản lý mang đến hiệu quả quản lý cao tuy nhiên nếu cán bộ quản lý không thực hiện tốt thì sẽ mang đến nhiều mặt hạn chế. Đó là sự lạm dụng quyền lực từ cấp dưới, mất quyền kiểm soát và mất tính đoàn kết trong nhà trường. Chính hiện nay trong nhà trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội có thể thấy tình trạng này đang dần xuất hiện.

Thực tế rằng các biện pháp quản lý VHNT chưa được thực hiện theo đúng một quy trình từ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Bởi nhà trường luôn xem các yếu tố thuộc về VHNT tồn tại một cách ngẫu nhiên và nhà trường nào cũng xuất hiện những yếu tố đó. Chính vì thế có những yếu tố thuộc về VHNT được quản lý nhưng không theo phương pháp quản lý xây dựng VHNT và có những yếu tố không được đưa vào quản lý. Điều này khiến cho nhà trường chưa khẳng định được một thương hiệu VH riêng cho mình. Chính cán bộ quản lý nhà

trường từ cấp lãnh đạo cao nhất cùng tồn tại quan niệm rằng VHNT là cái hiển nhiên tồn tại và chúng có thể tự vận động và phát triển theo quy luật của các hoạt động mà không cần phải tiến hành quản lý. Đây là một tồn tại sai lầm trong nhận thức.

Qua bảng điều tra về nguyên nhân dẫn ảnh hưởng đến thực trạng quản lý xây dựng VHNT tại nhà trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý xây dựng VHNT Nguyên nhân CBQL, GV, NV SV Tổng điểm X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1.VHNT chưa được đưa vào phạm vi quản lý nhà trường, chưa có tiêu chí, chưa có chuẩn đánh giá 210 2.0 12 290 1.4 11.5 500 1,6 12 2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường còn hạn chế. 318 3.0 7 455 2.2 6.5 773 2,5 4 3. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu 370 3.5 1.5 544 2.7 4 914 3,0 1,5 4. Chất lượng đội ngũ của cán bộ, giảng viên chưa đáp ứng

322 3.1 5.5 340 3.4 1 662 2,1 9

lực, tích cực của các thành viên chưa cao 6.Tác động của sự bùng nổ công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông 245 2.3 11 297 1.4 11.5 542 1,7 11 7. Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường 367 3.5 1.5 567 2.8 3 934 3,0 1,5 8. Chưa có sự phối hợp giữa các tổ chức trong công tác xây dựng VHNT 298 2.8 8 478 2.3 5 776 2,5 4 9. VHNT chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm xây dựng và phát triển 248 2.4 10 455 2.2 6.5 703 2,3 7,5 10. Chưa có kế hoạch hoạt động hoặc kế hoạch chưa được cụ thể hóa phù hợp với tình hình của nhà trường 356 3.4 3 423 2.1 8 779 2,5 4 11. Chưa tổ chức được các hoạt 332 3.2 4 389 1.9 10 721 2,3 7,5

động nhằm giáo dục nhận thức về VHNT hoặc cách thức chưa phù hợp 12. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ, thường xuyên

321 3.1 5,5 412 2.0 9 733 2,4 6

Giữa hai luồng ý kiến đánh giá của hai nhóm đối tượng là CBQL, GV, NV và SV về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến các biện pháp quản lý hoạt động XDVHNT có sự khác biệt nhau. CBQL, GV, NV thì cho rằng nguyên nhân xếp đầu tiên đó chính là hai nguyên nhân : Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu

và tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường cùng xếp ở thứ bậc 1,5. Trong khi

đó sinh viên lại cho rằng nguyên nhân thuộc về Chất lượng đội ngũ của cán bộ,

giảng viên chưa đáp ứng chiếm tỉ lệ cao nhất (xếp thứ bậc 1). Xếp hạng tổng của cả hai nhóm đối tượng thì nguyên nhân Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu và

Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường là hai nguyên nhân được xếp ở thứ bậc

cao nhất. Chứng tỏ rằng ý kiến đánh giá của CBQL, GV và NV đưa ra là tương đối đồng nhất với ý kiến chung của cả hai nhóm đối tượng. Xét về nguyên nhân ảnh hưởng xếp ở thứ bậc cao nhất đó là các nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan. Những nguyên nhân này luôn hiện hữu và ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động trong nhà trường nói chung và xây dựng VHNT nói riêng. Nhìn chung những nguyên nhân ảnh hưởng đều có tác động đến quá trình xây dựng VHNT tại nhà trường CĐSP Hà Nội dù ít hay nhiều. Việc xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đó một cách kịp thời và chính xác sẽ giúp CBQL nhà trường điều chỉnh kịp thời quá trình xây dựng VHNT và đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp.

Biểu đồ 2.10. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng quản lý XDVNT tại trường CĐSP Hà Nội

Kết luận chương 2

Nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của nhà trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng với yêu cầu phát triển khi nhà trường trở thành trường đại học. Chính vì thế vấn đề xây dựng và quản lý xây dựng VHNT phải thực sự trở thành vấn đề được quan tâm của nhà trường. Quản lý xây dựng VHNT phải trở thành một nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục đào tạo của nhà trường. Để làm tốt công tác này cán bộ quản lý nhà trường phải bắt đầu từ công tác đánh giá thực trạng VHNT để từ đó xác định được các biện pháp xây dựng VH phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Để nâng cao được chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý trong nhà trường phải xác định quản lý XDVHNT là một nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý nhà trường. Chính vì

thế để làm tốt nội dung này thì người CBQL cũng phải tiến hành thực hiện quản lý toàn diện trên bốn chức năng cơ bản của một quá trình quản lý. Đặc biệt VHNT mang giá trị đặc trưng, nó đòi hỏi rất nhiều ở sự hợp tác, thống nhất của tất cả các thành viên để đi đến giá trị chung cho nên đòi hỏi trong quá trình tiến hành xây dựng các biện pháp QLVHNT cần đảm bảo được sự liên kết của các thành viên cũng như là đảm bảo các điều kiện cần thiết để tiến hành quá trình quản lý một cách hiệu quả nhất. Đánh giá thực trạng luôn tìm ra được những yếu tố không tích cực, chưa hiệu quả chính vì thế người CBQL cần phải tiến hành thay đổi và đưa ra được các biện pháp quản lý phù hợp hơn để tạo nên được một VHNT tích cực và ổn định hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w