Các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 33 - 37)

1.3.7.1. Bồi dưỡng nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường

Nhận thức là khâu đầu tiên của bất kỳ một hoạt động nào, nó có tác dụng định hướng, là yếu tố tâm lý thúc đẩy con người tự giác hành động, thúc đẩy hoạt động diễn ra. Ý thức trách nhiệm được hình thành khi bản thân mỗi người nhận thức được đúng, đủ và sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của hoạt động, chúng có tác dụng cho cả chủ thể quản lý và các lực lượng thực hiện hoạt động.

Để nâng cao nhận thức cho CB, GV và toàn thể SV trong nhà trường về tầm quan trọng trong công tác xây dựng VHNT thì người cán bộ quản lý nhà trường cần có những kế hoạch cụ thể, chi tiết cho công tác bồi dưỡng. Nhận thức là một quá trình, do đó việc bồi dưỡng nhận thức cần được thực hiện liên tục, thường xuyên.

Để có được nhận thức đúng đắn trong hoạt động xây dựng VHNT không thể chỉ dựa vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi thành viên, đi liền với sự tự nguyện tự giác cần phải có những biện pháp mang tinh bắt buộc, lồng ghép trong các kỳ kiểm tra nhận thức hoặc hình thành nên những nội quy, quy định của nhà trường và được đánh giá trong xem xét thi đua hàng tháng, hàng năm. Điều đó sẽ hình thành thói quen và trở thành nhu cầu tất yếu và tự bản thân mỗi người sẽ có hành vi, thái độ phù hợp với những nét văn hóa chung của nhà trường. Từ tâm lý tích của tập thể sẽ góp phần bài trừ các hành vi phi văn hóa trong nhà trường.

Quản lý được sự nhận thức của tập thể CB, GV và toàn học sinh về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng VHNT là một biện pháp nền tảng trong quá trình quản lý hoạt động xây dựng VHNT mà người cán bộ quản lý nhà trường phải thực hiện.

Xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng VHNT phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường là bước đi đầu tiên cho hoạt động quản lý xây dựng VHNT của cán bộ quản lý.

Việc lập kế hoạch cần dựa vào các căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, thực trạng của nhà trường, nắm bắt được thực tế về VHNT để từ đó xác định được điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để hạn chế. Điều này cần thiết cho quá trình xây dựng cũng như quản lý xây dựng VHNT. Mặt khác, quá trình lập kế hoạch trong hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cũng là con đường để lựa chọn phương tiện, con đường, biện pháp thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong quá trình xây dựng VHNT.

Trên cơ sở kế hoạch hoạt động của nhà trường về xây dựng VHNT, các tổ chức, lực lượng giáo dục trong nhà trường xây dựng kế hoạch hành động cho tổ chức và cá nhân sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng tổ chức, cá nhân. Điều quan trọng là khi lập kế hoạch, cán bộ quản lý nhà trường phải là người có tính trách nhiệm cao nhất để phê duyệt kế hoạch để kế hoạch mang tính pháp lý. Kế hoạch xây dựng VHNT vừa là kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựng VHNT cũng vừa là công cụ để cán bộ quản lý nhà trường làm căn cứ để đánh giá các hoạt động.

1.3.7.3. Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường

Tổ chức có vai trò thực hiện hóa các mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch đề ra. Để tổ chức tốt các hoạt động cần có sự sắp xếp, phân phối các nguồn lực, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong tổ chức từ sự phân công cụ thể trong ban lãnh đạo đến các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đảng ủy, Khoa, phòng ban chức năng, lực lượng giảng viên và các thành viên khác trong nhà trường.

VHNT có trong mọi hoạt động của nhà trường, hình thành nên văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa ăn mặc, văn hóa lãnh đạo,

văn hóa quản lý….nên tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng VHNT cần được lồng ghép trong tất cả các hoạt động và để thực hiện liên tục, thường xuyên.

1.3.7.4. Chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Chỉ đạo là một chức năng mang tính điều hành, điều khiển khi hoạt động đã diễn ra trong thực tế. Chỉ đạo bao gồm cả hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên mọi thành viên trong nhà trường thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch đề ra.

Văn hóa nhà trường mang tính bao trùm, nó vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội nên việc chỉ đạo cần phải khéo léo, tránh mệnh lệnh, sử dụng quyền lực. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo ngoài phân công công việc cho từng cá nhân, tập thể thực hiện thì nên chú ý vào việc liên kết các thành viên, tổ chức cùng thực hiện công việc đặc biệt đó là những việc mang tính lâu dài như xây dựng VHNT. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện cần đồng thời ngăn chặn, phê phán những sai trái, vi phạm thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ.

1.3.7.5. Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả xây dựng văn hóa nhà trường

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng của một hoạt động quản lý giúp nhà quản lý thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các quyết định của nhà quản lý. Kiểm tra có thể diễn ra trong suốt quá trình từ lập kế hoạch, tổ chức cho đến chỉ đạo. Tuy nhiên, để tổng kết một quá trình xây dựng VHNT thì giai đoạn kiểm tra, đánh giá sau cùng là quan trọng hơn cả trong đó có kết hợp với kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra, đánh giá sẽ giúp nhà quản lý thấy được những kết quả, nguyên nhân của kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó để tiến hành khắc phục.

Một lưu ý khác nữa là kiểm tra, đánh giá phải tạo nên động lực cho các thành viên. Nếu kiểm tra, đánh giá mang tính kìm hãm sự phát triển của tổ chức thì đó là kiểm tra, đánh giá không khoa học, sai mục đích. Kiểm tra, đánh giá nhằm đi đến việc ghi nhận kết quả, sau đó tiến hành biểu dương, khen thưởng, khuyến

khích mọi thành viên phấn đấu vươn lên; đồng thời, ngăn chặn, phê phán những sai trái, vi phạm thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ.

1.3.7.6. Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là một công việc cần thiết. Đó chính là việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị cũng như là việc mọi thành viên được học tập trong một môi trường thân thiện, cởi mở, dân chủ với một cơ chế chính sách quản lý hợp lý, bảo đảm mọi quyền lợi đều đến được với mọi thành viên, vì mục đích chung của nhà trường.

Bảo đảm các điều kiện ở đây còn cần phải đề cập tới việc thiết lập các liên đới giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng nhau nỗ lực xây dựng VHNT. Để một tổ chức nhà trường trở thành văn hóa thực sự theo đúng nghĩa của nó cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội trong đó ở nhà trường Cao đẳng Sư phạm đó là các tổ chức xã hội- các tổ chức đoàn thể- các cơ sở giáo dục phổ thông. Thực hiện tốt được sự liên kết giữa các liên đới giáo dục chính là nhà trường đang tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục một cách triệt để. Trong đó quá trình xây dựng VHNT cũng sẽ được tiến hành xã hội hóa.

Cũng như các hoạt động khác của nhà quản lý khi tiến hành quản lý xây dựng VHNT thì việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cũng cần có kế hoạch và sự dự trù các khoản kinh phí. Đó chính là những việc làm chính mà cán bộ quản lý nhà trường cần phải làm để đảm bảo được sự huy động tối đa các điều kiện cho quá trình xây dựng VHNT.

Vậy muốn quản lý xây dựng VHNT có hiệu quả đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường cần phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp trên, tuy từng điều kiện mà phối hợp các biện pháp sao cho phát huy được tối đa điểm mạnh của các biện pháp và hạn chế tối thiểu điểm yếu của các biện pháp.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w