Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 39 - 42)

Xã hội hóa giáo dục đang dần trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển giáo dục hiện nay. Bản chất của xã hội hóa giáo dục chính là việc huy động các lực lượng trong xã hội cùng tham gia làm công tác giáo dục. Trong đó việc huy động và phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường Cao đẳng Sư phạm tham gia vào quá trình xây dựng VHNT là việc làm hết sức cần thiết. Xã hội hóa giáo dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý trong quá trình tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, cha mẹ sinh viên trong việc xây dựng một nếp sống văn hóa mới cho nhà trường. Đồng thời cùng với quá trình xã hội hóa giáo dục thì nhà trường sẽ tận dụng được sự ảnh hưởng của các lực lượng xã hội để tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục sinh viên. Bởi khi tham gia vào quá trình đào tạo tại các nhà trường cao đẳng thì đa phần các sinh viên đều tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Đồng thời khi tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cũng đồng nghĩa là nhà trường đang tạo dựng cho mình một nét văn hóa tích cực. Đặc biệt hơn, khi công tác xã hội hóa được nâng cao thì việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho quá trình xây dựng cũng như quản lý xây dựng VHNT thuận lợi hơn.

Cán bộ quản lý nhà trường có thể nhận thấy những ảnh hưởng tích cực của công tác xã hội hóa giáo dục đối với quá trình quản lý xây dựng VHNT thì cũng phải nhìn thấy mặt hạn chế nhất định của xã hội hóa giáo dục mang đến. Đó chính là sự đòi hỏi về chất lượng giáo dục và đào tạo mà nhà trường mang đến cho xã hội. Trong sự đòi hỏi đó có sự đòi hỏi về những giá trị VHNT của nhà trường. Chính vì thế nhà quản lý phải là người khơi dậy được sự cam kết đồng lòng giữa các lực lượng trong quá trình xây dựng VHNT.

1.4.2.2. Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông

Thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên của công nghệ và truyền thông. Khoảng cách giữa con người với con người được công nghệ thông tin và truyền thông rút ngắn lại. Giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động cả về tích cực cũng như tiêu

cực của công nghệ thông tin và truyền thông. Mặt tích cực thể hiện ở việc cải tiến các phương tiện dạy học, các loại hình dạy học công nghệ ra đời, việc truy cập và sử dụng dễ dàng các tiện ích công nghệ dành cho giáo dục. Tuy nhiên không vì thế mà hệ lụy của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông không ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục nói chung và của văn hóa nhà trường nói riêng. Văn hóa nhà trường là cái khó có thể nắm bắt, định dạng được nhưng nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về công nghệ và truyền thông. Nhà quản lý phải xác định và tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông để tuyên truyền cho hoạt động xây dựng văn hóa trong nhà trường nhưng đồng thời cũng phải kịp thời ngăn chặn những mặt trái mà công nghệ thông tin và truyền thông mang đến.

Kết luận chương 1

Văn hóa nhà trường là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần tồn tại trong nhà trường làm cho nhà trường có những nét riêng biệt, khác biệt để phân biệt nhà trường này với nhà trường khác. Chính vì thế xây dựng văn hóa nhà trường trong tình hình hiện nay, nhất là trong giai đoạn đổi mới giáo dục là vô cùng cần thiết và là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Trường Cao đẳng Sư phạm là hệ thống các trường thuộc trường nghề với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nên những giáo viên phục vụ cho công tác giáo dục và dạy học ở các bậc học từ Mầm non đến Trung học cơ sở. Trong công tác đào tạo nhà trường cần làm tốt công tác xây dựng một môi trường văn hóa tích cực và lành mạnh nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Công tác quản lý luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các hoạt động đào tạo của nhà trường. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý là phải đưa ra được định hướng phát triển cũng như đưa toàn thể nhà trường thực hiện các mục tiêu đã xác định. Muốn làm tốt công tác quản lý và lãnh đạo nhà trường thì cán bộ quản lý cần làm tốt công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Bởi xây dựng văn hóa nhà

trường là một chức năng không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tốt sẽ tạo được động lực cho sự phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường cao đẳng Sư phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w