Thiết lập quy trình kiểm tra và đánh giá phù hợp đối với các hoạt động xây dựng VHNT.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 100 - 102)

8. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích sự tự

3.2.5.Thiết lập quy trình kiểm tra và đánh giá phù hợp đối với các hoạt động xây dựng VHNT.

xây dựng VHNT.

Kiểm tra và đánh giá là chức năng cần thiết cho bất cứ một hoạt động hay quá trình quản lý. Kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của thực tiễn sẽ đảm bảo được tính khách quan và mang đến hiệu quả cao. Hoạt động xây dựng VHNT là một hoạt động mang tính đặc thù rất cao cho nên quy trình kiểm tra, đánh giá phải được thiết kế sao cho phù hợp nhất và mang đến kết quả cao nhất.

Kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề chưa hợp lý của các hoạt động để có những điều chỉnh kịp thời sao cho hạn chế tối đa những hậu quả không tốt.

Kiểm tra, đánh giá giúp xác lập một hệ thống thông tin ngược từ các thành viên đến nhà quản lý nhằm giúp họ xác định được hiện trạng của những hoạt động. Kiểm tra, đánh giá đúng, hợp quy luật sẽ phát huy được khả năng làm việc của các thành viên.

Kiểm tra, đánh giá phù hợp sẽ đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng VHNT mà nhà trường đang có để có những biện pháp khắc phục tốt hơn.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung

Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện trong cả một quá trình từ khi hoạt động được tiến hành, Kiểm tra, đánh giá mang phải phù hợp với từng nội dung. Cán bộ quản lý phải xây dựng được một kế hoạch kiểm tra, đánh giá đặc trưng cho vấn đề xây dựng VHNT. Kết quả định tính và định lượng phải được thể hiện đồng thời.

* Cách thực thực hiện

Một là: Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các tiêu chí đánh giá. Kế hoạch

phải được xây dựng trên cơ sở hoạt động thực tế của nhà trường. Kết hợp với các thành viên khác đưa ra kiểm tra, đánh giá mang tính đặc trưng và phù hợp nhất để phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Hai là: Xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá phù hợp với hoạt động

xây dựng VHNT. Hệ thống tiêu chí đánh giá phải được xác định trên cơ sở phù hợp với từng hoạt động, thể hiện được tính định lượng và định tính. Sau khi thiết kế được hệ thống tiêu chí đánh giá phải đưa ra kiểm định và thử nghiệm trong quá trình thực tế. Một hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả phải đảm bảo được tính khách quan, tính thực tiễn và tính bao quát.

Ba là: Huy động các lực lượng hợp tác cho quá trình kiểm tra, đánh giá đạt

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 100 - 102)