Thiết kế nội dung xây dựng VHNT phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 93 - 95)

8. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích sự tự

3.2.2.Thiết kế nội dung xây dựng VHNT phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn mới.

trường trong giai đoạn mới.

Trong xây dựng VHNT, các nội dung xây dựng là cái cốt để tạo được điểm nhấn giữa VH của nhà trường này với nhà trường khác. Nội dung xây dựng VHNT đi theo hệ thống cấu trúc VHNT nói chung tuy nhiên với điều kiện phát triển của mỗi một nhà trường thì việc xác định và thiết kế nội dung xây dựng phải mang tính đặc trưng và phù hợp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu của nhà trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là đưa nhà trường phát triển thành một nhà trường Đại học vững mạnh thì việc tập trung vào thiết kế nội dung xây dựng VHNT đặc trưng là rất quan trọng.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Thiết kế nội dung xây dựng VHNT giúp cán bộ quản lý nhà trường phát huy được vai trò của mình trong việc hoạch định và sắp xếp các vấn đề quản lý xây dựng VHNT. Thiết kế các nội dung xây dựng VHNT phù hợp với điều kiện và

chiến lược phát triển nhà trường sẽ phát huy được tối đa sức mạnh của tập thể, những nội lực tiềm ẩn trong nhà trường. Chỉ khi những nội dung xây dựng VHNT đáp ứng được đòi hỏi của thực tế nhà trường cũng như phục vụ nhu cầu phát triển nhà trường thì những nội dung đó mới được tiến hành một cách hiệu quả.

Thiết kế nội dung xây dựng VHNT phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường sẽ giúp nhà trường xây dựng được một văn hóa đặc trưng, đồng thời góp phần đưa chất lượng đào tạo của nhà trường đi lên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung

Nội dung xây dựng VHNT được thiết kế trên cơ sở đánh giá thực trạng VHNT hiện nay kết hợp với những định hướng phát triển chiến lược của nhà trường trong tương lai. Hiện nay nhà trường đang tiến tới phát triển thành trường đại học cho nên đòi hỏi về các nội dung trong xây dựng VHNT phải là kế thừa những giá trị VH tốt đẹp đang có, đồng thời hình thành những giá trị VH mới phù hợp với tầm vóc phát triển của nhà trường.

* Cách thức thực hiện

Một là: Tiến hành điều tra và thống kê những giá trị VH đang tồn tại trong

nhà trường. Sau đó phân loại chúng ra thành yếu tố VH tích cực hay không tích cực. Đây có thể được hiểu là bước khảo sát, đánh giá thực trạng VHNT hiện có. Từ thực trạng VH hiện có, cán bộ quản lý phải biết phân tích nguyên nhân của hiện trạng trên để đưa ra được định hướng cho việc thiết kế những nội dung xây dựng VHNT phù hợp hơn.

Hai là: Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn

tới, xem xét những giá trị VH cần được hình thành. Giá trị VH nào là cần thiết nhất để xây dựng, giá trị VH nào được cho là mang đến nét đặc trưng của nhà trường trong giai đoạn phát triển mới. Từ việc sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các nội dung

xây dựng VHNT, cán bộ quản lý sẽ đưa ra được hệ thống các nội dung đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển nhà trường.

Ba là: Tập hợp được sự đồng ý thống nhất của toàn thể thành viên đặc biệt

là những thành viên chủ chốt để tham gia ý kiến về những nội dung xây dựng VHNT. Ý kiến của các thành viên góp phần xây dựng những nội dung xây dựng VHNT toàn diện hơn, đặc trưng hơn. Tuy nhiên cán bộ quản lý vẫn phải thể hiện được ý kiến của mình về những nội dung đã được phác thảo. Xem xét và kết hợp các ý kiến để đưa ra được những nội dung xây dựng VHNT phù hợp nhất với chiến lược phát triển nhà trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Căn cứ vào chiến lược phát triển nhà trường, nội dung xây dựng VHNT mà nhà trường hiện có. Giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường là những công cụ thiết yếu cho hoạt động thiết kế nội dung xây dựng VHNT của cán bộ quản lý.

Sự thống nhất, đoàn kết của tất cả các lực lượng trong nhà trường về vấn đề xây dựng VHNT nói chung và những nội dung cần được tiến hành xây dựng theo định hướng phát triển chiến lược của nhà trường. Bên cạnh đó sự đóng góp ý kiến, tham mưu từ các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cũng là một điều kiện cần có trong khi tiến hành thiết kế nội dung xây dựng VHNT.

Năng lực quản lý của cán bộ quản lý trong khi nhìn nhận ra được những nội dung quan trọng, cần thiết phải đưa vào trong xây dựng VHNT để đáp ứng được yêu cầu phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 93 - 95)