Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trước mắt và lâu dà

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 95 - 98)

8. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích sự tự

3.2.3.Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trước mắt và lâu dà

nhà trường trước mắt và lâu dài

Trong một chu trình quản lý lập hoạch là khâu đầu tiên và quan trọng để tiến hành một hoạt động quản lý có kết quả. Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức, lập kế hoạch sẽ giúp cá nhân làm chủ được thời gian,

nội dung, phương pháp, nhân lực, vật lực và các điều kiện khác để phục vụ cho hoạt động đề ra. Mặt khác kế hoạch hóa giúp chủ thể chủ động về thời gian, nguồn lực, chủ động trong việc tổ chức, triển khai và có cơ sở để đánh giá hoạt động đưa ra.

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng kế hoạch giúp có một bức tranh toàn cảnh về thực trạng của nhà trường. Từ đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong xây dựng VHNT.

Xây dựng kế hoạch nhằm định hướng, kiểm soát tốt hơn các hoạt động xây dựng VHNT.

Kế hoạch hóa nội dung, biện pháp cụ thể gắn với trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân, đoàn thể trong nhà trường, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, đoàn thể chủ động, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp * Nội dung

Lập kế hoạch xây dựng VHNT đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài là phải căn cứ vào sứ mạng, giá trị, tầm nhìn của nhà trường để thực hiện hóa những ý tưởng trong sự sắp đặt hợp lý khoa học trong nội dung phát triển nhà trường của các thành viên và định hướng cho những hoạt động xây dựng VHNT cần được tiến hành trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Kế hoạch xây dựng sẽ chỉ ra được những nội dung cần được tiến hành, phương thức tiến hành các hoạt động cụ thể, nguồn lực tham gia vào quá trình xây dựng VHNT và dự kiến được cả kết quả của nhà trường khi tiến hành hoạt động xây dựng VHNT. Lập kế hoạch là khâu mang tính chất đặt nền móng cho các khâu quản lý tiếp theo.

* Cách thức thực hiện

Một là: Tiến hành xây dựng một bản kế hoạch thể hiện đầy đủ các nội dung

thực trạng VHNT, thu thập thông tin cần thiết về nhu cầu, mong muốn của các thành viên việc xây dựng VHNT. Từ đó chắt lọc thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động xây dựng kế hoạch.

Hai là: Căn cứ vào tầm nhìn, sứ mạng phát triển nhà trường tiến hành định

ra mục tiêu và mục đích của kế hoạch xây dựng VHNT. Mục tiêu và mục đích của kế hoạch phải đi theo định hướng của tầm nhìn và sứ mạng đồng thời thể hiện được hết các giá trị VH cốt lõi của nhà trường. Mặt khác phải đưa ra được những biện pháp để xây dựng nên những nét giá trị VH mới, hướng đến mục tiêu phát triển nhà trường trong tương lai.

Ba là: Tiến hành điều chỉnh những nội dung trong bản kế hoạch cho phù

hợp khi mà điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường thay đổi. Bản kế hoạch phải mang tính linh động, phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất và xuyên suốt trong định hướng xây dựng những biện pháp.

Bốn là: Thiết kế những nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng trong bản kế

hoạch. Định lượng số lượng công việc cần phải tiến hành khi hoạt động xây dựng VHNT diễn ra. Kiên quyết không để tình trạng thoái thác trách nhiệm khi đã được phân công vì vậy bản kế hoạch phải phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự kiến kết quả đạt được, đưa ra được phương thức đánh giá từng hoạt động.

Năm là: Thường xuyên cập nhật những nội dung phát triển nhà trường để bổ

sung vào bản kế hoạch. Kế hoạch xây dựng VHNT phải gắn liền với kế hoạch phát triển nhà trường. Những nội dung trong kế hoạch xây dựng VHNT được cụ thể hóa từ nội dung phát triển nhà trường. Để tránh cho bản kế hoạch đi sai định hướng cần phải tiến hành thông qua hầu hết các thành viên có liên quan đến vấn đề xây dựng VHNT.

Lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà trường phải xem nhiệm vụ lập kế hoạch là cần thiết và quyết định đến hoạt động quản lý xây dựng VHNT. Năng lực quản lý và các phẩm chất thuộc về quản lý lãnh đạo là điều kiện cần khi thực hiện biện pháp này. Bên cạnh đó kế hoạch phải liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Thiết lập kênh thông tin ngược giúp quá trình xây dựng kế hoạch có thêm thông tin về từng hoạt động trong nhà trường. Huy động sự tham gia trí tuệ của các thành viên trong việc đưa ra mục tiêu trong xây dựng VHNT.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 95 - 98)