Thực trạng trách nhiệm xây dựng VHNT của các thành viên

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 49 - 51)

Bảng 2.4: Đánh giá trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường của các thành viên

Nội dung Mức độ phù hợp CBQL, GV, NV SV Tổng số SL % SL % SL %

1. CBQL mới có trách nhiệm và bổn

phận xây dựng VHNT. 0 0 28 14 28 14

2. Xây dựng VHNT là trách nhiệm của

các GV, NV. 0 0 19 9.5 19 9.5

3. Xây dựng VHNT là trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể: Đảng Bộ, Công đoàn; Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.

2 1.9 38 19 22 7.2

4. Xây dựng VHNT là trách nhiệm của

sinh viên. 4 3.8 19 9.5 23 7.6

5. Xây dựng văn hóa nhà trường phải có sự phối kết hợp giữa tất cả các thành viên tham gia công tác giáo dục: CBQL, giảng viên, cán bộ, cộng đồng và sinh viên.

97 94.1 96 48 193 63.6

Tổng 103 200 303

Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy có sự chênh lệch khá lớn về ý kiến của hai nhóm khách thể. CBQL, GV, NV thì cho rằng trách nhiệm xây dựng VHNT không thể hoàn toàn thuộc về CBQL, GV hay NV (không có ý kiến nào lựa chọn hai nội dung này). Xây dựng VHNT phải là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong và ngoài nhà trường trong đó bao gồm cả cộng đồng (94,1%) . Điều này chứng tỏ rằng đội ngũ CBQL, GV, NV có nhận thức rất tốt về trách nhiệm của mọi thành viên trong xây dựng VHNT. Trong khi đó vẫn tồn tại 4 ý kiến cho rằng trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường là của SV, 2 ý kiến cho rằng trách nhiệm xây dựng VHNT là của các ban ngành, đoàn thể. Đây là những ý kiến phản ánh rằng vẫn còn một số cán bộ, GV và NV chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm xây dựng VHNT. Còn ở đối tượng khách thể là SV thì mức độ đánh giá ý kiến có phần dàn đều hơn. Có tới 28/200 ý kiến (chiếm 14%) cho rằng trách nhiệm xây dựng VHNT là của CBQL nhà trường, có tới 19/200 ý kiến (chiếm 9,5%) cho rằng trách nhiệm xây dựng VHNT là của GV, có tới 38/200 ý kiến (chiếm 19%) cho rằng trách

nhiệm thuộc về các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường và có tới 19/ 200 ý kiến (chiếm 9,5%) cho rằng trách nhiệm thuộc về sinh viên. Trong đó chỉ có 96/200 (chiếm 48%) cho rằng trách nhiệm xây dựng VHNT là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên tỉ lệ phần trăm ở nội dung này vẫn là lớn nhất, nên chúng ta có thể thấy sự tương đồng giữa việc lựa chọn ý kiến của hai nhóm đối tượng. Từ đó có thể rút ra kết luận rằng đa phần các thành viên trong nhà trường đều nhận thức được rằng trách nhiệm xây dựng VHNT là trách nhiệm của mọi liên đới tham gia vào quá trình đào tạo và giáo dục. Tuy nhiên để quá trình này đi đến được cái đích có hiệu quả thì vai trò chủ chốt vẫn là thuộc về vai trò quản lý của các cán bộ quản lý nhà trường.

Biểu đồ 2.3. Trách nhiệm xây dựng VHNT của các thành viên

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm Hà Nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w