8. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích sự tự
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.
Biện pháp quản lý được đề xuất phải là một hệ thống các biện pháp và có mối quan hệ với nhau để tạo nên tính toàn diện của các biện pháp. Để đảm bảo tính toàn diện các biện pháp đề xuất phải bao quát các nội dung, các khía cạnh của công tác quản lí, các bình diện của vấn đề; các biện pháp đề ra phải có sự tương hỗ, bổ sung cho nhau, không đề cao hay coi nhẹ biện pháp nào.
Nguyên tắc các biện pháp đề xuất phải đi từ thực trạng nhận thức của các thành viên đến thái độ và hành động. Biện pháp đưa ra trước tiên phải làm cho mọi thành viên hiểu đúng về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa nhà trường; từ đó xác định động cơ, mục tiêu và thái độ phù hợp. Để làm được điều đó các cấp quản lí phải có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ngay từ khi là thành viên của nhà trường và phải thực hiện thường xuyên liên tục theo kế hoạch đề ra.
Đảm bảo tính toàn diện là cần có các biện pháp đề xuất cho hoạt động quản lí ở cấp độ từ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng; là phải coi trọng mọi hoạt động giáo dục từ các hoạt động chung của toàn trường đến các hoạt động của các đoàn thể, tổ, nhóm bộ môn, GVCN, hoạt động giảng dạy của GV bộ môn, sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường. Đồng thời đảm bảo điều kiện cần thiết về tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục. Bên cạnh đó việc kết hợp chặt chẽ các liên đới tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường là một đòi hỏi để đảm bảo tính toàn diện khi xác định các biện pháp.