THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 45 - 47)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH

NHIỆM HỮU HẠN PHƯƠNG ĐÔNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-6/2014

4.1.1 Phân tích tình hình xuất khẩu theo sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Tình hình XK của công ty trong những năm gầm đây nhìn chung đang

gặp không ít khó khăn.

Điều này được thể hiện rõ qua sản lượng và kim ngạch XK của công ty

trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014.

Bảng 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Thủy sản

Phương Đông giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Sản lượng (Tấn) 10.056,83 7.808,52 6.569,71 (2.248,31) (22,36) (1.238,81) (15,86) Kim ngạch (USD) 22.413.002 18.051.195 13.248.051 (4.361.807) (19,46) (4.803.144) (26,61)

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Thủy sản Phương Đông 2011-6/2014

Chênh lệch Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 Tuyệt đối Tương đối (%) Sản lượng (Tấn) 2.716,17 3.084,56 368,39 13,56 Kim ngạch (USD) 5.530.200 6.328.788 798.588 14,44

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2013 6T 2014 T n 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 U S D Sản lượng(Tấn) Kim ngạch (USD)

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH Thủy sản Phương Đông trong giai đoạn 2011-6/2014

Hoạt động XK của công ty bắt đầu chậm lại với sản lượng thủy sản XK giảm nhiều qua các năm. Qua bảng số liệu trên, có thể thấy sản lượng XK năm

2011 là 10.056,83 tấn, mang về cho công ty 22.413.002 USD nhưng đến năm

2012 sản lượng giảm mạnh còn 7.808,52 tấn và chỉ xuất 6.569,71 tấn vào năm

2013, kim ngạch trong năm này chỉ đạt 13.248.051 USD. Tình trạng này do bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Ngoài ra công ty cũng đã mắc lỗi ở một số lô hàng khi xuất sang Nhật bị trả về vào đầu năm 2013.

Nhật lại là một trong những khách lớn nhất của công ty nên điều này đã trực tiếp khiến sản lượng và kim ngạch suy giảm mạnh.

Sự sụt giảm không ngừng này cũng là tình hình chung của các DN XK thủy sản trên cả nước. Nguyên nhân hàng đầu luôn được nhà nước nhắc đến là tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Mặc dù vùng ĐBSCL luôn được nhắc

đến như một thiên đường để nuôi trồng thủy sản khi mà khí hậu, điều kiện tự

nhiên vô cùng thuận lợi nhưng tình trạng nguyên liệu đầu vào thiếu hụt vẫn diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các DN chuyên thu mua nguyên liệu đầu vào từ đây, trong đó có công ty. Sau thời gian dài thua lỗ vì giá bán thấp hơn

giá thành sản xuất, nông dân cạn vốn, hàng loạt ao nuôi bị treo. Do vậy nông dân ngày càng chán nản thà để ao bỏ không cũng không tiếp tục nuôi trồng khiến nguồn nguyên liệu cá tra ngày càng khan hiếm, mà sản phẩm của công

ty chủ yếu chỉ từ cá tra nên đã tác động trực tiếp đến sản lượng cũng như kim

ngạch XK của công ty.

Thêm vào đó, tình hình cạnh tranh trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh công ty gặp khó khăn. Công ty buộc phải hạ giá bán xuống để duy trì hoạt động sản xuất và giữ chân khách

hàng. Đó là lý do tại sao tốc độ suy giảm của sản lượng giai đoạn 2012-2013 thấp hơn tốc độ suy giảm sản lượng 2011-2012 nhưng kim ngạch XK giai

đoạn 2012-2013 lại giảm với tốc độ cao hơn giai đoạn 2011-2012.

Nhưng tình hình đã chuyển biến tích cực khi sản lượng thủy sản XK bắt

đầu tăng vào 6 tháng đầu năm 2014 với con số 3.084,56 tấn, đem về kim ngạch 6.328.788 USD, tăng 368,39 tấn (13,56%) so với 6 tháng đầu năm

2013.Mặc dù chiếm giá trị không cao so với kim ngạch trong cùng thời kỳ

những năm trước đây của công ty nhưng đây cũng được xem là điều đáng

mừng khi dự báo tình hình XK của công ty có thể vượt qua được giai đoạn

khó khăn. Có bước tiến này là do nền kinh tế thế đang phục hồi dần sau cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài phần nào tác động tốt đến nhu cầu tiêu dùng của

người dân về mặt hàng thủy sản đông lạnh. Ngoài ra cũng nhờ sự thay đổi tích cực của công ty khi cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ở những thị trường khó tính, lấy lại giá trị thương

hiệu của mình. Đồng thời, công ty cũng chủ động nhiều hơn về nguồn nguyên liệu đầu bằng việc đầu tư trại nuôi cá để đối phó tình trạng thiếu hụt nguyên liệu hay nguyên liệu không đạt chuẩn, cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn

này.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 45 - 47)