CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 99 - 105)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1.1 Điểm mạnh

- Công ty có đội ngũ nhân viên lâu năm nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, làm việc hiệu quả

giúp công ty tạo ra sản phẩm ngày càng chất lượng, nâng cao uy tín.

- Các phòng ban trong công ty được sắp xếp có quan hệ chặt chẽ với nhau, công việc được phân công rõ ràng, nhân viên đoàn kết, thân thiện với nhau góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.

- Công ty nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc thuộc thành phố Cần Thơ,

có vị trí địa lý thuận lợi để giao thương với các tỉnh như Vĩnh Long, Hậu Giang, Bến Tre – những nơi nuôi trồng nhiều thủy sản nên dễ dàng vận chuyển, thu mua nguyên liệu. Nhà máy nằm trong vùng cung cấp nguyên liệu lớn nhất của cả nước giúp Công ty có được nguồn nguyên liệu đầu vào khá ổn

định. Không chỉ vậy, để giảm thiểu chi phí, ổn định đầu vào công ty còn tự

nuôi trồng thủy sản dựa vào điều kiện tự nhiên, khí hậu sông ngòi thuận lợi của vùng ĐBSCL.

- Công ty có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều ngân hàng góp phần không nhỏ cho sựổn định về vốn trong quá trình kinh doanh.

- Công ty có hai nhà máy chế biến với công suất lớn dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng HACCP để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Nhà máy chế biến được trang bị dây chuyền, thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Với việc áp dụng và được công nhận các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và các yêu cầu chất lượng của các nước NK, cùng với việc chú trọng vào các sản phẩm chất lượng cao tạo cho khách hàng niềm tin vào chất lượng sản phẩm của Công ty. Công ty đang sở hữu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, HACCP, BRC, EU CODE: DL 433, DL 306… hữu hiệu và ngày càng phát huy tác dụng, tạo hiệu quả tích cực đến hoạt động của công ty. Đây được

xem như một vé vào cổng của thị trường này, tạo thuận lợi cho công ty xuất khẩu sang và còn nâng cao thương hiệu của công ty không chỉ ở EU mà còn trên toàn thế giới.

- Ngoài việc tập trung xuất khẩu sang nước ngoài, công ty còn chú trọng cho tiêu thụ nội địa. Tuy lợi nhuận không cao như xuất khẩu nhưng việc xuất khẩu trong nước đã hỗ trợ rất tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2013, tình hình xuất khẩu của công ty gặp khó khăn,

chính thị trường trong nước đã tiêu thụ thủy sản của công ty, giúp công ty có lợi nhuận góp phần năng cao năng lực tài chính để tháo gỡ khó khăn này.

5.1.2 Điểm yếu

- Mặc dù có nhiều phòng ban nhưng trong công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên về marketing, nhân viên làm công việc này được gộp chung ở phòng kinh doanh, chủ yếu xem xét tình hình rồi báo cáo lại công ty chứ chưa có

chiến lược phát triển thị trường một cách rõ ràng. Điều này sẽ gây khó khăn

cho việc nghiên cứu thị trường, khách hàng. Hạn chế chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng không nhỏ đến việc tung sản phẩm ra thị trường.

- Công ty hiện vẫn chưa có văn phòng đại diện ở các thị trường chủ lực nên rất khó để nắm bắt thị trường, quảng bá sản phẩm và giải quyết các vấn đề

xảy ra ở thị trường đó.

- Không chỉ vậy, công ty cũng không có bộ phận nghiên cứu và phát triển làm việc độc lập, khiến sản phẩm công ty không có sự khác biệt và chất

lượng vượt bậc cũng chưa có sự đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, rất khó để

cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi cao về chất lượng như EU.

- Hơn nữa đa phần sản phẩm của công ty chỉ được xuất khẩu sang các quốc gia đặt mua chứ công ty chưa thật sự chủ động tìm kiếm thị trường. Do

đó nếu có rủi ro ở các khách hàng này, công ty sẽ phải chịu tổn thất lớn. Cụ

thể có thể thấy các thị trường ở EU với nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao trên thế

giới như Pháp, Bỉ, Hà Lan…nhưng sản lượng xuất khẩu của công ty sang đây

rất hạn chế. Công ty chưa chủ động để xác định các thị trường trọng điểm. - Mặc dù công ty có máy móc thiết bị tiên tiến nhưng nhìn chung quy mô công ty không lớn, sẽ khó khăn nếu có các đơn đặt hàng với số lượng lớn và

đòi hỏi trong thời gian ngắn.

- Công ty chưa có kênh phân phối riêng ở các thị trường này nên khó giải quyết khi có vấn đề xảy ra.

- Công ty có trại nuôi cá nguyên liệu nhưng chưa có sự đầu tư thật nghiêm ngặt và thỏa đáng nên chưa chủ động được nguồn nguyên liệu khiến công ty trở nên bị động khi tình hình nguyên liệu trong nước thiếu hụt và đắt

5.1.3 Cơ hội

- Ngành cá tra Việt Nam đang nỗ lực đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng từ thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Ngày càng có nhiều ao nuôi áp dụng và có chứng nhận bền vững theo các yêu cầu từ các khách hàng, vùng ĐBSCL cũng đang triển khai Dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam do EU tài trợ. Với việc chuẩn bị

kỹ lưỡng về vùng nguyên liệu cộng với việc thành lập Sàn giao dịch cá tra tại

châu Âu, cơ hội để tăng xuất khẩu thủy sản nói chung và sản phẩm cá tra nói riêng vào thị trường EU đang lớn hơn bao giờ hết.

- Với cuộc sống ngày càng hiện đại và bận rộn như hiện nay, thì các sản phẩm chế biến sẵn ngày càng được ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó. Các mặt hàng thủy sản đông lạnh chế biến sẵn cũng là một trong số những sản phẩm có nhu cầu ngày một tăng vì đây là món ăn ngon, bổ dưỡng và tiện dụng. Thị

hiếu người tiêu dùng EU cũng hướng nhiều về các yếu tố sức khỏe và thể chất.

Người châu Âu đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ

sức khỏe, chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế hóa chất. Do vậy thủy sản là mặt hàng thích hợp nhất.

- Hiện nay, Việt Nam đã có văn phòng đại diện cho sản phẩm thuỷ sản

đây là điều kiện để các công ty và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thuận lợi trong việc giao dịch, cập nhật thông tin, nghiên cứu thị trường và giải quyết các vấn đề khó khăn khi gặp phải.

- Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt

Nam nên luôn được sự quan tâm và các chính sách ưu đãi của nhà nước và các chức năng địa phương, đặc biệt là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). VASEP cung cấp các thông tin về thị trường, tư vấn và

định hướng cho người nuôi và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và chế

biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội chợ quảng bá sản phẩm…Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, trong đó có công ty có điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia vào thị trường thế giới, đặt biệt là thị trường tiềm năng nhưng khó tính như EU.

- Quan hệ Việt Nam-EU ngày càng tốt đẹp. Bắt đầu từ ngày 01/01/2014, EU áp dụng chế độ GSP mới đối với Việt Nam. Theo đó, Việt Nam được

hưởng chế độ GSP đối với tất cả các mặt hàng. Chính nhờ có GSP của EU mà nhiều mặt hàng của Việt Nam có khả năng cạnh tranh, nhất là các sản phẩm dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ... và tất nhiên không thể thiếu mặt hàng thủy sản. Tuy nhiên, GSP sẽ tự động chấm dứt khi các FTA với EU được ký kết. Việt Nam và EU hiện cũng đang trong quá trình đàm phán FTA và dự

kiến cuối năm 2016, nếu đúng kế hoạch, FTA Việt Nam – EU sẽ có hiệu lực.

Đây được xem như một sự nối tiếp khi Việt Nam chỉ còn được hưởng ưu đãi

GSP trong 2 năm nữa, sau đó sẽ chuyển sang hưởng ưu đãi từ FTA.

- Những cơ hội mà FTA VN-EU đem lại như: cơ hội mở rộng thị trường chế biến cho thuỷ sản Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam có thể NK nguyên liệu thuỷ sản từ nước thứ ba, sau đó gia công chế biến và tái xuất sang

EU. Ngoài ra, theo đánh giá của VASEP, FTA VN-EU sẽ làm giảm nhẹ các rào cản phi thuế quan, như biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm dịch động thực vật, cũng như rào kỹ thuật trong tương lai, khi VN và EU có những cam kết sâu hơn thông qua FTA. Theo ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán Công

sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam, FTA VN-EU sẽ cắt giảm 90% dòng thuế

xuống 0% trong vòng bảy năm, và cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU một cách bền vững, tập trung vào đầu tư và chuyển giao công nghệ, cũng như giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

5.1.4 Đe dọa

- Ở thành phố Cần Thơ chưa có nhiều cơ sở dạy nghề cho người dân nên tay nghề của công nhân trong khâu chế biến thủy sản chưa qua đào tạo còn nhiều, chủ yếu công nhân có việc làm sẽ vừa làm vừa học cho đến khi thành thục. Điều này đòi hỏi thời gian, công ty sẽ gặp khó khăn khi muốn tuyển dụng thêm nguồn lao động mới, có sẵn tay nghề.

- Nước ta có hơn 490 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản là đối thủ cạnh tranh của công ty như công ty chế biến thủy sản Cafatex, Công ty cổ

phần thủy sản Gentraco, An Giang fish… Hơn nữa khi Việt Nam gia nhập WTO, mặc dù có nhiều cơ hội về thị trường thế giới nhưng công ty cũng có

thêm nhiều đối thủ cạnh tranh ở các nước như Indonesia, Trung Quốc, Philipin,

Thái Lan…Các đối thủ trong nước cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ

giá khiến công ty lao đao. Các đối thủ nước ngoài với đầu vào ổn định nên giá sản phẩm của họ cũng ít biến động cộng với công nghệ kỹ thuật tiên tiến nên sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn sản phẩm công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng cũng phải hạn chế chi phí để có mức giá cạnh tranh trên thị trường.

- Đặc biệt khi xuất khẩu sang các thị trường ngoài nước như EU công ty

phải đối mặt với các rào cản thương mại, sự khắc khe về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm làm hạn chế hoạt động xuất khẩu của

công ty. Theo quy định mới của EU, từ ngày 13-12-2014, nhà sản xuất phải ghi rõ hàm lượng nước thêm vào cá và trọng lượng sản phẩm không tính phần

mạ băng. Do đó, quan trọng là công ty phải kiểm soát được quy trình chất

lượng theo tiêu chuẩn nhất định và tiến tới dán nhãn minh bạch.

- Ngành thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào môi trường, thời tiết, khí hậu.

Năm 2013, do thời tiết không thuận lợi, nhiều mưa bão, dịch bệnh nên khó

khăn lớn nhất trong nước hiện nay là tình hình thiếu hụt nguyên liệu. Do giá

cá tra tăng giảm không ổn định trong khi giá thức ăn lại tăng cao khiến người nuôi thua lỗ quyết định treo ao. Điều này làm lượng nguyên liệu đầu vào giảm

đột ngột, lại vấp phải sự cạnh mua nguyên liệu của các doanh nghiệp nên cá nguyên liệu vừa thiếu và giá lại cao. Chính vì vậy giá sản phẩm của công ty rất

khó để cạnh tranh trên thị trường.

- Thị trường tiêu thụ EU gặp khủng hoảng nợ công khiến nhu cầu tiêu dùng thủy sản đột nhiên giảm xuống khiến đầu ra sản phẩm của công ty gặp

khó khăn. Hơn nữa, việc gặp phải tình trạng thanh toán chậm của khách hàng khiến công ty khó khăn quay vòng vốn để thu mua nguyên liệu và hoạt động sản xuất tiếp theo.

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

1. Được cấp chứng nhận ISO 9001,

HACCP...và mã code DL 433, DL

306 để XK sang EU.

2. Nhân viên lâu năm nhiều kinh nghiệm, trình độ ngày càng được nâng cao.

3. Nhà máy nằm trong vùng cung cấp nguyên liệu lớn của cả nước. 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ, tiên tiến, công nghệ hiện đại. 5. Công ty có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều ngân hàng. 1. Chưa có bộ phận chuyên về marketing. 2. Chưa có văn phòng đại diện ở các thị trường chủ lực. 3. Không có bộ phận nghiên cứu và phát triển làm việc độc lập.

4. Chưa có kênh phân phối

riêng.

5. Trại nuôi cá nguyên liệu

nhưng chưa có sự đầu tư thật

nghiêm ngặt và công ty cũng

chưa chủ động nguyên liệu.

Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO

1. Vùng ĐB SCL đang triển khai Dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam do EU tài trợ.

2. Sản phẩm chế biến sẵn ngày

càng được ưa chuộng.

3. Được sự quan ưu đãi của nhà

nước.

4. Việt Nam đã có văn phòng đại diện cho sản phẩm thuỷ sản. 5. Quan hệ Việt Nam-EU ngày càng tốt đẹp.

S1,S2,S3,S4+O2,O3,O4,O5: Thâm

nhập thị trường.

S1,S2,S4,S5+O2,O5: Nâng cao

chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm

S1,S3,S4,S5+O1,O3: Hợp nhất về

phía sau.

W1,W2,W4+O2,O3,O4,O5:

Hợp nhất về phía trước.

W1,W3+O2,O3: Đầu tư

phát triển hoạt động marketing và nghiên cứu phát triển.

W5+O1,O3: hợp nhất về

phía sau với các hộ nuôi trồng.

Đe dọa (T) Chiến lược ST Chiến lược WT

1. Thành phố Cần Thơ chưa có

nhiều cơ sở dạy nghề.

2. Các đối thủ trong nước cạnh

tranh không lành mạnh, đối thủ

nước ngoài có đầu vào ổn định.

3. Đối mặt với các rào cản thương

mại, sự khắc khe về tiêu chuẩn kỹ

thuật cũng như vệ sinh an toàn

thực phẩm.

4. Ngành thủy sản còn phụ thuộc

nhiều vào môi trường, thời tiết,

khí hậu.

5. EU gặp khủng hoảng nợ công.

S2,S4+T1: Đào tạo công nhân viên,

nâng cao trình độ, phát triển nguồn nhân lực.

S1,S2,S3,S4,S5+T2,T3: Đầu tư

nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ chân khách hàng. S1,S2,S3,S4,S5+T2,T3,T5: Tiềm kiếm các thị trường mới, tiềm năng, giảm rủi ro xuất khẩu. S1,S2,S3,S4,S5+T4,T2: Hợp nhất về phía sau. W1,W2+T2,T3,T5: Nâng cao chất lượng sản phẩm. W5+T2,T3,T4: Hợp nhất về phía sau. Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG EU CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 99 - 105)