7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.4.1.3 Nguồn nguyên liệ u
Để có một sản phẩm chất lượng cao đòi hỏi nguyên liệu đầu vào tốt và nguồn cung phải ổn định. Nguồn nguyên liệu thu mua chủ yếu qua các phương
thức như: nguyên liệu đã qua sơ chế; nguyên liệu tươi mua qua đại lý; nguyên liệu mua xô; xí nghiệp đóng vai trò như nhà đại lý. Công ty thu mua nguyên liệu ở nhiều nơi và cũng có xây dựng trại nuôi cá riêng để chủ động nguyên liệu hơn. Các kênh cung cấp nguyên liệu của công ty như:
Hình 4.4 Sơ đồ kênh thu mua nguyên liệu chính của công ty TNHH Thủy sản
Phương Đông
Hai trạm ở Sông Đốc-Cà Mau và ở Kiên Giang sẽ cung cấp nguyên liệu là các mặt hàng thủy sản nước mặn cho công ty. Hàng ngày nguyên liệu được vận chuyển trực tiếp bằng ghe từ hai trạm thu mua về công ty. Cá được đảm bảo độ tươi bằng cách phủ lên bởi một lớp nước đá để giữ lạnh với tỷ lệ 1:1 Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sẽ không ổn định, mà phụ thuộc vào thời tiết.
Đối với những mùa mưa bão, ngư dân không thể ra khơi đánh bắt thì sẽ không có nguyên liệu. Những tháng ngư dân trúng mùa thì nguồn nguyên liệu đầu vào rất dồi dào. Do đó, công ty cũng đã đưa ra biện pháp để đảm bảo được nguyên liệu cũng như đảm bảo về sản phẩm. Khi các trạm thu mua được nhiều nguyên liệu thì công ty sẽ dự trữ lại cho những tháng thiếu nguyên liệu. Đây là
một lợi thế rất lớn cho công ty về nguồn nguyên liệu, giúp công ty tránh khỏi tình trạng bị động trong sản xuất vì thiếu nguồn nguyên liệu, và có thể đảm bảo được đúng tiến độ giao hàng của những hợp đồng lớn.
Công ty còn tập trung thu mua nguyên liệu cá nước ngọt ở các vùng lân cận như trạm thu mua ở Cần Thơ là phổ biến nhất, vì có thể giảm chi phí vận chuyển. Cá nguyên liệu đảm bảo tươi sống và chất lượng hơn khi được kiểm tra chặt chẽ. Đây là một lợi thế rất lớn cho công ty về nguồn nguyên liệu.
Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông - Trạm Sông Đốc-Cà Mau - Trạm Kiên Giang - Trạm Cần Thơ + Ô môn, Thốt Nốt + Các hộ kinh doanh Các tỉnh khác ở ĐB Sông Cửu Long Đại lý thu gom bán tại công ty Nguồn nuôi
Ngoài ra, các nhân viên sẽ liên hệ trực tiếp với các chủ ao ở khu vực
ĐBSCL để đặt mua trước. Khi có nhu cầu thì sẽ đến thu hoạch về để chế biến. Theo Tổng cục thủy sản và chi cục thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2013, diện tích nuôi cá tra 5.556 ha (bằng 93% so với năm 2012) và diện tích thu hoạch là
4.168 ha (đạt 91% so với năm 2012), sản lượng 1.131 nghìn tấn (đạt 88% năm
2012), với năng suất đạt khoảng 270 tấn/ha (năm 2012 đạt 280 tấn/ha). Trong
khi đó, diện tích nuôi chưa thu hoạch vào khoảng 1.400 ha, tương đương với sản lượng ước đạt khoảng 350 nghìn tấn. Các tỉnh có diện tích nuôi và sản
lượng cao như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre (chiếm khoảng 87% tổng diện tích và sản lượng của ĐBSCL). Tuy nhiên, cả nước xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng do người dân thiếu vốn, giá bán thấp lại không ổn
định nên bỏ ao hoặc chuyển sang trồng trọt. Mặc dù công ty nằm trong vùng
ĐBSCL- vùng nuôi trồng thủy sản lớn của cả nước nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Đặc biệt đối với thị trường EU, không chỉ chú trọng chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm nhiều đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Thị trường này đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh nghiêm ngặt. Do vậy, thiếu hụt nguyên liệu và cả chất lượng nguồn nguyên liệu được xem là vấn đề công ty phải chú ý xem xét. Đó cũng là lý do mà công ty Phương Đông đầu tư mở
rộng trại nuôi cá của mình ở Vị Thanh nhằm ổn định đầu vào và đảm bảo chất
lượng, giảm chi phí.
Hơn nữa, chính phủ cũng có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ người dân trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Nhờ vậy mà vấn đề nguyên liệu phần nào
ổn định hơn vào đầu năm 2014 và những năm tới. Các tỉnh ở ĐBSCLđã tăng
số tàu đánh bắt xa bờ có công nghệ, thiết bị khai thác tiên tiến, xây dựng các
đội tàu lớn cũng như hệ thống hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng hiện đại, phù hợp với từng địa phương gắn với các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, nhằm khai thác hải sản xa bờ hiệu quả. Bên cạnh đó, các tỉnh đã đưa diện tích nuôi thủy sản lên gần 800.000 ha, nhiều nhất là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và nhiều loại cá nước ngọt khác. Các tỉnh mở rộng mô hình SQF 1000,
VietGAP, GlobalGAP, tăng cường đào tạo nhân lực phục vụ cho nuôi trồng, khai thác và chế biến có trình độ chuyên môn cao hơn. Các tỉnh tăng cường quản lý môi trường nước vùng nuôi, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế
biến, tiêu thụ, xuất khẩu, tăng cường quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cũng nhờ vậy mà yên tâm hơn về
nguồn nguyên liệu, tập trung cho sản xuất, chế biến xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khó tính như thị trường EU.
Còn đối với nguyên liệu được đại lý thu gom bán lại công ty chỉ chiếm số ít. Vì nguồn nguyên liệu này khó có thể kiểm tra chất lượng, khó đảm bảo nguồn gốc. Khi thu mua, công ty phải kiểm tra thật kỹ chất lượng có đủ đảm bảo vệ sinh an toàn hay không rồi mới sử dụng để chế biến.
Nhìn chung lại, vấn đề nguyên liệu của công ty đang ngày càng được quan tâm và ổn định sau khủng hoảng nguyên liệu vào năm 2012 và 2013. Với các hợp đồng thu mua dài hạn và đảm bảo lợi ích cả hai bên (công ty và người nuôi) có thể giúp ích rất nhiều cho công ty trong sản xuất XK. Chỉ cần đầu vào
ổn định và chất lượng đã một phần làm nên sản phẩm đầu ra ổn định và có giá trị cao.