7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.4.2.6 Sản phẩm thay thế
Sức ép từ các sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của công ty do mức giá cao nhất bị khống chế và hạn chế về sản lượng. Do đó, các
DN cần không ngừng tìm hiểu để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. Hiện tại, sản phẩm của công XK chủ yếu là các mặt hàng chế biến từ cá tra, basa. Mặc dù các mặt hàng này được công ty đa dạng hóa, tuy nhiên đối với sản phẩm từ cá tra, basa hiện nay có nguy cơ bị thay thế bởi các sản phẩm
khác như cá ngừ, cá diêu hồng, cá hồi, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể,… đặc biệt là con tôm, là các sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông…Tuy nhiên, ở các thị trường này trong thời gian qua
đã hạn chế nhập hàng thủy sản từ Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân, đây là
thách thức lớn đối với ngành thủy sản nói chung và công ty nói riêng. Năm
2013, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu hàng đầu về tôm và một số quốc gia
khác như Trung Quốc, Mexico, và cả Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh EMS khiến tình hình xuất khẩu bị ảnh hưởng xấu. Nhưng vẫn không thể xem
đây là cơ hội để công ty xuất khẩu sản phẩm của mình thay thế vì còn nhiều quốc gia như Ấn Độ, Indonesia cung cấp lượng tôm cho thế giới.
Nguồn: Seafood Business
Hình 4.6 Sản lượng tôm của Thái Lan sụt giảm do EMS từ2012 đến 2013 Trong thời gian gần đây, Thái Lan cùng các quốc gia có dịch bệnh ở tôm
đã bắt đầu hồi phục. Các yếu tố có khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như thị trường ngày càng rộng lớn, sức mua tăng, giá tương đối thấp hơn
ATVSTP. Người tiêu dùng bắt đầu có nhiều sự lựa chọn tốt và hiệu quả kinh tế hơn. Điều đó cho thấy vị thế của cá tra, basa hiện nay gặp nhiều khó khăn trước tình hình kinh tế thế giới đang biến động, đây cũng là một bài toán cho việc đa dạng hóa sản phẩm mặt hàng thủy sản.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG EU
CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG