Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 90 - 97)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.4.2.5Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh có thể khiến công ty gặp khó khăn và dễ mất khách hàng khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhưng cũng là động lực để công ty phấn đấu hơn để gia tăng năng lực cạnh tranh. Hiện tại, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành có tính cạnh tranh khá cao nhưng không có doanh

nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Tình hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thủy sản ở Cần Thơ nói riêng và cả vùng

ĐBSCL nói chung đang diễn ra hết sức gay gắt. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, số lượng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản và hộ

nuôi trồng thủy sản tăng vọt lên gấp đôi sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ được mở rộng cùng với các ưu đãi mà cơ chế hội nhập mang lại, đặc biệt là con cá tra. Riêng tại khu vực ĐBSCL, hiện có 136 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, trong đó có 64 doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu và 72 doanh nghiệp thương mại, với tổng công suất thiết kế hơn 1,2

triệu tấn/năm.

Vì sức tăng trưởng của ngành còn rất mạnh nên có nhiều nhà đầu tư

muốn gia nhập ngành. Công ty không chỉ phải đối mặt với các doanh nghiệp trong Cần Thơ mà còn vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn ở các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Long An,… đây là các tỉnh mạnh về chế biến xuất khẩu thủy sản. Thêm vào đó, công ty còn phải đương đầu với các doanh nghiệp ở các quốc gia có lượng xuất khẩu thủy sản lớn, chẳng hạn như: Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran. Các doanh nghiệp này đều chú trọng xuất khẩu sang thị trường EU nên công ty Phương Đông không tránh khỏi khó khăn và nguy cơ mất thị phần ở EU.

a. Đối thủ cạnh tranh trong nước

Tính trong phạm vi cả nước thì công ty đang cạnh tranh với hơn 421 doanh nghiệp thuỷ sản đạt chuẩn xuất khẩu vào EU, còn chỉ ở Cần Thơ thì công ty cũng đã phải trực tiếp đối đầu với hơn 35 doanh nghiệp chế biến thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm XK sang thị trường này. Có thể thấy mức

độ cạnh tranh vô cùng lớn mặc cho kinh tế suy thoái. Hiện công ty phải cạnh tranh với rất nhiều công ty chế biến thủy sản xuất khẩu, một trong số đó có thể

kể là công ty cổ phần Cafatex ở Cần Thơ.

 Công ty cổ phần CAFATEX

Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX là xí nghiệp đông

lạnh thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thủy sản xuất NK Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua – chế biến – cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.

Công ty Cafatex là đơn vị dẫn đầu thành phố Cần Thơ về doanh số và kim ngạch xuất khẩu. Hướng đi thực tại của Công ty này là phát triển những sản phẩm tinh chế có giá trị cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường khó tính, có yêu cầu cao như EU, Mỹ và Nhật Bản. Cafatex cũng là công ty xuất khẩu thuỷ sản đầu tiên được cấp chứng nhận chất lượng của SGS, cùng với các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001:2000, Cafatex đã có thể giao dịch thẳng với các nhà phân phối mà không cần thông qua trung gian các nhà NK. Đồng thời Cafatex cũng rất tự hào về đội ngũ lao động của mình có trình độ và chất

lượng làm việc cao từ khâu sản xuất đến quảng bá sản phẩm. Tỉ lệ lao động giỏi hàng năm của công ty đều chiếm tỉ lệ cao. Cafatex rất quan tâm đào tạo tay nghề và chăm lo cho đời sống của cán bộ và công nhân viên của mình. Công nhân cả thường xuyên và thời vụ được đào tạo chu đáo thông qua các lớp đào tạo được mở, kèm cặp tay nghề và thuê chuyên gia công nghệ thực phẩm có kinh nghiệm của nước ngoài như Mỹ, Nhật đến giảng dạy, huấn luyện; đồng thời quan tâm đến việc giáo dục ý thức tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân, giáo dục ý thức văn hoá trong thương mại để mọi thành viên

trong công ty đều có thể tự hào về nhãn hiệu Cafatex.

Thế mạnh của Cafatex là thực hiện đầu tư theo chiều sâu hiệu quả, được tính toán chặt chẽ, bám sát thị trường, công nghệ sản xuất hiện đại, tính tự động hoá trong sản xuất cao và quy mô sản xuất lớn không thua kém với những nhà máy chế biến thuỷ sản cỡ lớn của Thái Lan, Inđônêxia,…Tỉ trọng sản phẩm giá trị gia tăng cũng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tỉ trọng sản phẩm sản xuất của Công ty (65 – 80%). Cafatex là một trong những DN Việt

đầu tiên của Việt Nam có mặt ở thị trường Mỹ, ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam.

Trước những khó khăn khách quan do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

thế giới và trong nước, cũng như thách thức chủ quan trong ngành chế biến XK thủy sản như cạnh tranh không lành mạnh, thiếu nguyên liệu, dịch bệnh vật nuôi, cạnh tranh gay gắt về thu hút lao động…Cafatex đã chủ động điều chỉnh giảm công suất hoạt động nhằm duy trì kết quả sản xuất kinh doanh ở

mức có lợi nhất với kim ngạch XK khoảng 40 – 50 triệu USD.

Bên cạnh những thế mạnh của Cafatex thì Công ty cũng còn một số hạn chế như không chú trọng phát triển thị trường nội địa và cũng giống như các công ty chế biến thuỷ sản khác, Cafatex chưa đủ khả năng ổn định nguồn nguyên liệu của mình hoàn toàn. Để có đủ nguyên liệu cho chế biến, công ty tiếp tục đẩy mạnh thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân và các nhà cung cấp,

đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản khác để có thêm nguyên liệu. Một trong những khó khăn lớn nữa là nguồn nhân lực. Công nhân vào làm ở Cafatex được đào tạo bài bản kỹ năng chuyên môn, tay nghề cao,

nhưng sau đó một số DN mới thành lập mời họ đi làm với mức lương cao gấp 4 - 5 lần lương ở Cafatex. Mặc dù những công ty đó biết việc trả lương “hậu hĩnh” sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, hạn chế lợi nhuận kinh doanh, nhưng

họ lại không mất chi phí đào tạo. Đó cũng là sự cạnh tranh không lành mạnh.

b. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

 Inđônêsia

Sở hữu nguồn lợi thủy sản phong phú cùng truyền thống nghề cá lâu đời, Indonesia là một trong những nhà sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới. Indonesia cũng được xếp hạng là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới trong nuôi trồng thủy sản, khi biết phối hợp khéo léo tiêu thụ thủy sản nội địa, xuất khẩu nhằm mang lại cơ hội đồng đều và thỏa đáng cho các doanh

nghiệp chế biến và nông, ngư dân. Tổng sản lượng thủy sản năm 2012 đạt 15,26 triệu tấn; trong đó, thủy sản đánh bắt 5,81 tấn, nuôi trồng 9,45 tấn. Năm 2011, Indonesia được FAO xếp hạng là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản

lượng đánh bắt và thứ 4 trên thế giới về sản lượng nuôi trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ Thủy sản Inđônêsia cung cấp trung tâm đào tạo hướng dẫn và phổ

biến công nghệ đánh bắt cá cho ngư dân nhằm gia tăng sản lượng. Ngày nay,

ngư dân nhiều vùng ở Inđônêsia đã biết sử dụng thiết bị vệ tinh hàng hải quốc tế để định vị vùng đánh bắt cá hiệu quả. Bên cạnh đó, đẩy mạnh sản xuất cá tra, mặt hàng giá rẻ để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Indonesia có sông Batanghari chảy qua Jambi, khu vực có tiềm năng trở thành vựa cá tra

lớn nhất nước. Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công nghệ để tăng sản lượng nuôi. Tổng vụ trưởng nuôi trồng thủy sản, Bộ Biển và nghề cá Inđônêsia (MMAF), Slamet Soebjakto trong chương trình thăm và làm việc tại quận Tanjung Jabung Timur, Jambi, Indonesia khẳng định, tương tự như sông Mê

Kông, sông Batanghari ở Jambi là khu vực tiềm năng để trở thành một trong những trung tâm nuôi cá tra lớn nhất ở Inđônêsia. Tiềm năng khu vực và nguồn tài nguyên cá tra của Inđônêsia có thể sánh được với của Việt Nam. Trên thực tế, nếu Inđônêsia có thể tận dụng, trao quyền và sử dụng các tài sản công nghệ sẵn có, sản xuất cá tra của Inđônêsia có thể vượt Việt Nam.

Inđônêsia có thể trở thành nhà sản xuất cá tra lớn nhất thế giới. Điều này phù hợp với chính sách của MMAF đã chọn cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực cho công cuộc công nghiệp hóa ngành nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, mặt hàng này sẽ được phát triển hàng năm. Hơn nữa, Inđônêsia có tiềm

năng nuôi cá tra hơn nhờ sự phong phú của các con sông, hồ, bể chứa, các ao hồ nhân tạo. Sản phẩm của đất nước này đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế

giới, trong đó không thể thiếu thị trường EU. Hơn nữa, Bộ Biển và Nghề cá

Inđônêsia (MMAF) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp (IFCCI) vừa ký Bản ghi nhớ (MoU) hợp tác về chế biến thủy sản. Theo thỏa thuận, Pháp sẽ

cung cấp các thông tin cần thiết và hỗ trợ tiếp cận thị trường sản phẩm thủy sản tại Pháp giúp các nhà xuất khẩu Inđônêsia định hướng hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, Pháp sẽ tạo điều kiện tổ chức các hội nghị, hội thảo, tiếp xúc kinh doanh và xúc tiến các sản phẩm thủy sản của Inđônêsia tại Pháp, trao đổi chuyên gia và tổ chức một diễn đàn đầu tư vào ngành chế biến thủy sản, đồng thời tiếp thị sản phẩm thủy sản của Inđônêsia. Mối quan hệ đối tác trực tiếp giữa MMAF và IFCCI sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thủy sản Inđônêsia sản xuất các sản phẩm chất lượng và cạnh tranh hơn, nhất là sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của ngành thủy sản Inđônêsia theo định hướng phát triển một nền kinh tế

xanh của chính phủ. Cũng trong năm 2013, ngành thủy sản Inđônêsia đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 291.790 tỷ rupiah, tăng 14,3% so với

năm 2012.

Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá Inđônêsia và Bộ trưởng Bộ

Ngoại giao Trung Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về Hợp tác nghề cá giữa hai nước. Biên bản ghi nhớ bao gồm một số điểm quan trọng về quản lý biển bền vững và hợp tác thủy sản, chẳng hạn như quan hệ đối tác trong việc

thúc đẩy đầu tư trong ngành thủy sản như nuôi trồng, chế biến và tiếp thị, trao

đổi dữ liệu và thông tin thủy sản - đặc biệt là trao đổi các dữ liệu xuất NK, thủ

tục đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền. Biên bản ghi nhớ cũng đề cập đến hợp tác kỹ thuật khai thác thủy sản bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học và hợp tác xây

dựng năng lực nghề cá. Ngoài ra, còn góp phần thúc đẩy ngư nghiệp phát triển thông qua việc tăng cường công nghiệp hóa ngành thủy sản, đặc biệt là cơ sở

hạ tầng và năng lực khai thác thủy sản. Trong xu hướng tiêu dùng hiện nay của EU đòi hỏi tính bền vững cao nên có thể thấy Inđônêsia là một đối thủ

cạnh tranh vô cùng mạnh mà công ty phải đối mặt.

Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, và tất nhiên công ty cũng phải đối mặt với sự

cạnh tranh này. Trung Quốc có diện tích lớn thứ 4 toàn cầu (9,6 triệu km2) và dân số đứng đầu thế giới (trên 1,3 tỉ người). Với đội ngũ nhân công lành nghề,

cơ sở hạ tầng tốt, khả năng tiếp cận vốn và quy mô sản xuất tối ưu, Trung Quốc được mệnh danh là “nhà máy thủy sản” của thế giới, đóng góp trên 40%

tổng sản lượng thủy sản toàn cầu. Đặc biệt, sản lượng nuôi của siêu cường này chiếm đến 60% sản lượng nuôi của thế giới, lớn hơn rất nhiều so với sản lượng khai thác tự nhiên. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu dựa trên hệ

thống thâm canh thấp với các vùng cá tập trung ở miền duyên hải phía Đông

và phía Nam. Năng lực sản xuất thủy sản của Trung Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn biến nước này thành nhà vô địch thế giới về

XK thủy sản. Trung quốc còn rất quan tâm đến việc thực thi các chính sách quản lý của ngành, củng cố các cảng cá, bảo vệ nguồn lợi, nhân rộng các cơ sở

sản xuất tiên tiến và cải thiện đời sống của ngư dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành XK thủy sản nước này mang về gần 19 tỉ USD trong năm 2011,

trong khi tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15% trong giai đoạn 2000-2011. Kim ngạch XK năm 2012 ước đạt trên 20 tỉ USD, thủy sản sẽ trở thành mặt hàng nông nghiệp XK hàng đầu của Trung Quốc. Hai mô hình kinh doanh XK thủy sản của nước này bao gồm: NK nguyên liệu thủy sản khai thác tự nhiên - chế biến - tái xuất, và nuôi trồng thủy sản trong nước - chế biến - XK.

Nuôi trồng thủy sản nước mặn có khả năng phát triển khi ngành này tăng trưởng 30% trong năm 2012, gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản nước ngọt, theo số liệu gần đây nhất của chính phủ Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát khác, sản lượng thủy sản đánh bắt đạt 476.600 tấn trong nửa đầu của năm 2014, tăng 64% so với cùng kỳ 2013. Sản lượng tăng do Trung Quốc có thêm 329 tàu mới đánh bắt xa bờ. Sản lượng cá nổi đạt 1,3 triệu tấn, với giá trị 2,3 tỷ USD, tăng 6%. Với tình hình này có thể thấy Trung Quốc luôn là bạn hàng thân thiết với nhiều quốc gia trên thế giới và cũng là đối thủ cạnh tranh của nước ta.

Tuy nhiên, gần đây diện tích đất dành cho nuôi trồng thủy sản trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Trong nửa đầu năm nay, tại Trung Quốc có 7,62 triệu ha nuôi trồng thủy sản, tăng 3,81 % so với năm trước. Trong đó, 6,32

triệu ha được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nguồn cung đất đai

của Trung Quốc bị thắt chặt, một phần là do ô nhiễm môi trường và phát triển công nghiệp và bất động sản. Ngoài ra, dân số nông thôn ngày càng già và ít dần thúc đẩy Trung Quốc đưa ra một số thay đổi về chính sách, kéo theo những thay đổi trong sản xuất và NK thủy sản của nước này. Các nhà hoạch

định chính sách dự kiến ít nhất một nửa trong số 600 triệu nông dân được phép rời làng quê tới các đô thị, dẫn tới giảm số người nuôi thủy sản. Thay đổi về

nhân khẩu học ở nông thôn Trung Quốc có thể làm chi phí XK thủy sản của Trung Quốc tăng. Thêm vào đó tình trạng lạm thác tràn lan và thời tiết nóng bức gây ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản và trở thành khó khăn của Trung Quốc. Tuy nhiên, xét cho cùng thì quy mô về nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc cũng rất lớn và chính phủ Trung Quốc sẽ có các biên pháp cải thiện nên công ty cũng không nên xem vậy mà lơ là đối với đối thủ này.

 Philippin

Được xem là cửa ngõ của khu vực kinh tế Đông Á, có nhiều sân bay và cảng biển rất thuận lợi cho thương mại. Từ lâu, Philippin đã đứng trong top những nhà sản xuất thủy sản hàng đầu trên thế giới.Hiện nước này vừa là bạn hàng của Việt Nam, vừa là đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Là một quốc đảo với 7.107 đảo, Philippines sở hữu nguồn tài nguyên biển phong phú,

và đứng trong top những nước sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới. Từ lâu, ngành thủy sản đã được đánh giá là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Philippines, đem lại việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động.

Vùng biển Philippines có nhiều loài thủy sản phong phú, như cá sardine Ấn độ (Indian sardine), cá ngừ vây vàng, cá ngừ chù, cá ngừ vằn và cá nục,...Sản lượng đánh bắt hải sản đạt 2,4 triệu tấn mỗi năm.Đặc biệt, cá ngừ là một trong những loài cá mang lại giá trị thương mại cao. Philippines đứng

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 90 - 97)