Đẩy mạnh hoạt động marketing cho công ty

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 108 - 111)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.2.4Đẩy mạnh hoạt động marketing cho công ty

Hoạt động marketing vốn được xem là hoạt động quan trọng để đưa sản phẩm và thương hiệu của công ty ra thị trường thế giới và đáp ứng đúng thị

hiếu khách hàng. Nhưng hiện nay hoạt động marketing của công ty còn chưa

mạnh, công ty chỉ tham gia một số hội chợ thủy sản do ngành tổ chức. Các hoạt động marketing như quảng cáo sản phẩm trên tạp chí sản phẩm, các kênh thông tin còn yếu, trang web của công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin như

lịch sử hình thành, quy trình sản xuất, các thị trường xuất khẩu của công ty… Hoạt động marketing là yếu tố quan trọng gắn kết công ty với khách hàng. Chỉ có thể phát triển hoạt động này thì công ty mới có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Trước tiên công ty cần tổ chức một phòng marketing độc lập. Các nhân viên thuộc bộ phận này có nhiệm vụ tổng hợp và xử lý thông tin về các thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường EU. Đồng thời, phòng marketing phối hợp với phòng kinh doanh để đưa ra những định hướng sản xuất trong giai

đoạn tiếp theo.

Đối với nguồn thông tin cần thu thập, do nguồn kinh phí hạn hẹp, công ty có thể thu thập qua báo chí, mạng internet. Đây là phương pháp thu thập thông tin khá phổ biến và có thể tiết kiệm chi phí. Một số trang web có cung cấp thông tin về thị trường châu Âu như trang web của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu các nước đang phát triển CBI (Ha Lan), trang web của tổng cục Thủy sản Việt Nam, các tài liệu thống kê từ tạp chí thương mại chuyên ngành

trong và ngoài nước. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin phải được thực hiện nhanh chóng và kịp thời.

Công tác nghiên cứu thị trường là rất quan trọng, công ty cần phải đẩy mạnh. Để thâm nhập vào thành công vào thị trường EU, công ty Phương Đông

cần tìm hiểu kỹ thị trường này, hiểu đặc điểm, thị hiếu của người tiêu dùng để

chủ động nắm bắt thông tin, cơ hội và thâm nhập thành công. Đặt biệt, thị hiếu về sản phẩm thủy sản ngày càng đa dạng cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ cạnh tranh trong cũng như ngoài nước, nên công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu đó. Ngoài ra, do quy định pháp lý ở khối này khá nhiều và tương đối phức tạp, công ty cần nắm bắt và cập nhật thông tin về

những quy định này một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Công ty nên cập nhật thông tin trang web thường xuyên hơn, đăng tải hình ảnh về các hoạt động của công ty, vừa để khách hàng biết về công ty, vừa tạo niềm tin nơi khách hàng. Công ty cũng nên tiến hành quảng cáo trên báo, tạp chí chuyên ngành như Seafood International, Intrafish hay các trang web

Seaex, Vasep. Công ty cũng cần tăng trưởng hoạt động chăm sóc khách hàng, thường xuyên gửi phiếu thăm dò ý kiến khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng

góp, từ đó có biện pháp điều chỉnh, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Gii pháp marketing xanh

Vấn đề về môi trường đang được xã hội ngày càng quan tâm, các doanh nghiệp đang cố gắng thay đổi hành vi của mình phù hợp với định hướng của toàn xã hội. Công ty nên tỏ ra nhanh nhạy trong việc thay đổi bằng hệ thống quản trị môi trường và hạn chế thấp nhất lượng chất thải và tích hợp những vấn đề liên quan đến môi trường với tất cả hoạt động của tổ chức.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing xanh hoạt động marketing các sản phẩm được coi là an toàn cho môi trường. Do đó marketing xanh là sự

kết hợp một loạt các hoạt động, bao gồm việc điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quá trình sản xuất, thay đổi bao bì, cũng như thay đổi quảng cáo. Để thực hiện marketing xanh không phải dễ lại tốn nhiều chi phí, nhưng công ty cũng nên có sự tiến bộ trong nhận thức vì nhiều quốc gia trên thế giới, đặt biệt là thị trường EU, nơi có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vấn đề

bảo vệ môi trường thì marketing xanh sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho sản phẩm của công ty. Người tiêu dùng châu Âu sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có một sản phẩm được sản xuất từ công nghệ xanh, từ nguồn nguyên liệu xanh. Các sản phẩm xanh này sẽ tranh thủ được sự tin tưởng của người tiêu dùng, tăng cơ hội cạnh tranh và nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Trong cuốn sách về marketing bền vững của Belz và Peattie, đi theo một

bước khác biệt đó là họ chuyển dịch từ mô hình 4P sang mô hình 4C. Mô hình 4C- giải pháp của người tiêu dùng, chi phí của người tiêu dùng, thông tin và tiện ích cho người tiêu dùng được thể hiện trong quan điểm về người tiêu dùng ( chứ không phải là nhà sản xuất).

- Các giải pháp cho khách hàng: những giải pháp này đi xa hơn việc bán những sản phẩm vật lý cho khách hàng và những giải pháp hiện tại cho những vấn đề của người tiêu dùng. Chúng bao hàm việc hiểu biết về người tiêu dùng và nhu cầu của họ và cung ứng các sản phẩm chất lượng thỏa mãn nhu cầu

người tiêu dùng và có tính đến khía cạnh xã hội cũng như môi trường.

- Chi phí người tiêu dùng: chi phí của người tiêu dùng không chỉ bao gồm chi phí tiền mà người mua phải trả cho một sản phẩm hay dịch vụ, nó còn bao gồm những chi phí về môi trường, xã hội và tâm lý của việc chứa đựng, sử

dụng và loại bỏ một sản phẩm. Giá sản phẩm có thể cao hơn một chút so với các sản phẩm thay thế thông thường.

- Thông tin: truyền thông "xanh" thực hiện ngoài hoạt động chiêu thị, đó

là một hình thức thuyết phục và giao tiếp một chiều từ người bán sang người mua. Giao tiếp là một quá trình đối thoại tương tác mà trong đó nó là điều cần thiết để xây dựng lòng tin và uy tín. Truyền thông tới thị trường nên đặt nặng khía cạnh môi trường. Các giấy chứng nhận có thể được công bố công khai để

cải thiện hình ảnh công ty. Hơn nữa, thực tế một công ty tốn rất nhiều chi phí trong việc bảo vệ môi trường nên được quảng cáo. Thứ ba, việc tài trợ cho môi

trường tự nhiên cũng rất quan trọng. Và điều cuối cùng nhưng không kém

phần quan trọng, các sản phẩm sinh thái sẽ có thể đòi hỏi một chương trình chiêu thị đặc biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiện ích: Có nghĩa là khách hàng muốn sử dụng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ và được dễ dàng, thuận tiện để tiếp cận và sử dụng.

Để được như vậy công ty nên đầu tư ngay từ khâu nguyên liệu chế biến phải là nguyên liệu xanh. Quy hoạch lại vùng nuôi của công ty một cách hợp lý với con giống được kiểm nghiệm thận trọng, thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, mật độ nuôi rộng để cá nguyên liệu phát triển một các sạch nhất, tốt nhất. Công tác sản xuất, chế biến cũng được đầu tư không kém với các hệ thống

điện, nước… vệ sinh nhất và tiết kiệm chi phí. Tận dụng nguồn phế phẩm để

sản xuất thành một số sản phẩm khác sử dụng trong ngành công nghiệp thức

ăn chăn nuôi như chế biến bột cá, mỡ cá cũng rất khả thi.

Bao bì phù hợp sản phẩm, cách gói phải được cải tiến giảm tối đa diện tích thừa, giảm tối đa bao bì hỏng cũng như nguyên vật liệu sử dụng, giảm số

bao bì thải ra ở nước NK gây hại môi trường. Với cách làm này diện tích sản phẩm sẽ gọn lại, số lượng hàng xếp vào container tăng, và số container vận chuyển giảm sẽ gián tiếp góp phần giảm khí thải trong quá trình vận chuyển, giảm nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính. Quan trọng hơn hết là công ty phải đầu tư vào khâu chiêu thị bằng việc công bố rộng rãi với khách hàng về

những việc làm của công ty để có sựủng hộ từ họ, tăng doanh thu XK.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 108 - 111)