7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
5.2.9 Tìm kiếm thịtrường mới, mở rộng thịtrường xuất khẩu
Nếu chỉ tập trung vào một số thị trường nhất định hay quá quen thuộc mà
quên đi các thị trường tiềm năng khác, công ty sẽ mất đi rất nhiều cơ hội để
sản phẩm của mình được XK rộng rãi trên thế giới và gia tăng lợi nhuận cho
công ty, chưa kể đến rủi ro sẽ lớn hơn nếu chỉ tập trung ở một số thị trường. Chính vì vây, để phân tán rủi ro, nâng cao thương hiệu thì việc mở rộng thị trường là vô cùng cần thiết. Đối với thị trường EU, do các nước thành viên
cùng quy định NK, khi đã vào được một thị trường thì vấn đề phát triển một thị trường mới ở nơi đây cũng không quá khó. Tuy vậy xu hướng tiêu dùng ở
từng nước lại có một số nét riêng nên công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường mới muốn phát triển, dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, nhận ra những cơ hội và đe dọa để có thể lựa chọn tiếp cận thị trường này hay
không và tiếp cận như thế nào. Một thị trường công ty chưa có cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang nhưng được các chuyên gia kinh tế Việt Nam quan tâm hiện nay có thể kể đến là cộng hòa Sec.
Là một quốc gia có dân số hơn 10 triệu người với mức tiêu thụ thủy sản
10,8kg/người/năm, cộng hòa Sec được xem là thị trường tiêu thụ thủy sản tiềm
năng. Quốc gia này không giáp biển nên tiêu thụ thủy sản chủ yếu do NK. Dự báo đến năm 2015, sản lượng tiêu thụ của quốc gia này có thể tăng lên 112
ngàn tấn. Người tiêu dùng ở thị trường này có quan niệm thủy sản nuôi có chất
lượng tốt hơn thủy sản đánh bắt tự nhiên. Họ rất nhạy cảm về giá, tuy nhiên
trong giai đoạn hiện nay thì chất lượng và sự tiện lợi lại ngày càng quan trọng. Lợi thế đến từ hơn 65 nghìn người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Séc, cùng với việc Séc coi Việt Nam là một trong 12 đối tác quan trọng để phát triển kinh tế trong giai đoạn 2012 – 2020 đã khiến thị trường này trở nên đầy tiềm năng với doanh nghiệp Việt Nam. Nằm ở trung tâm của khu vực Đông Âu, Séc là thị trường rộng lớn bởi lẽ đây không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là “cầu nối” cho hàng Việt vào nhiều quốc gia lân cận như
Hungary, Bulgaria, Slovakia… Bên cạnh đó, do quốc gia này nằm tại khu vực thị trường mới nổi nên dung lượng rất lớn do chưa được nhiều DN khai phá.
Thủy hải sản đang là mặt hàng rất tiềm năng, bởi họ đang có nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Hiện nay, ngoài việc mua thủy sản được NK trực tiếp, người dân Séc còn đang tiêu thụ rất nhiều sản phẩm này thông qua NK từ các DN Anh,
Pháp, Đức… nên giá bị đội lên rất nhiều. Do đó, công ty nên đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp mặt hàng này sang Séc để tận dụng lợi thế. Ngoài ra, do mối quan hệ lâu đời, lượng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Séc rất lớn, lên đến trên 65 nghìn người. Đây là cầu nối rất hữu ích, đặc biệt trong việc giải quyết rào cản ngôn ngữ. Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc đang có Chương trình xúc tiến thương mại cho năm 2014 và 2015. Trong chương trình này, Đại sứ quán đang đẩy mạnh xây dựng chiến
lược quảng bá thông tin cho các DN Việt Nam bằng cách tổ chức các buổi hội thảo và gặp gỡ DN hai nước. Bên cạnh đó, để tận dụng khả năng của cộng
đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Séc, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc đang kiện toàn lại Hiệp hội Người Việt Nam tại Séc để Hiệp hội này làm tốt hơn vai trò cầu nối trong hoạt động thương mại giữa hai nước. Vậy, công ty nên tích cực tiếp cận thị trường thông qua việc tham gia vào các triển lãm, các hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại sang thị trường Séc.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Cho đến nay, chế biến thủy sản Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ
phát triển mạnh và ổn định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Doanh số XK thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng khoảng 15 -
20%/năm. Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số XK tăng gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến 6 tỷ USD năm 2011.
Với những kết quả đạt được trong năm 2011, các DN thủy sản Việt Nam bắt
đầu hướng tới con số 10 tỷ USD đến năm 2020 theo mục tiêu chiến lược phát triển XK thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về XK thủy sản trên thế giới.
EU là một trong các thị trường NK thủy sản lớn của thế giới. Tuy là khối thị trường chung, nhưng thị trường châu Âu lại được cấu thành từ nhiều thị trường các nước thành viên khác nhau. Để xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị trường một số quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU), các doanh nghiệp thủy sản phải đáp ứng một số yêu cầu riêng của các quốc gia này, ngoài việc tuân thủ các quy định, luật lệ chung của EU. Các yêu cầu riêng của mỗi quốc gia thường khắt khe hơn so với yêu cầu chung của EU. Các sản phẩm thủy sản phải trải qua quá trình kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý về an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, yêu cầu của người tiêu dùng trong khối EU ngày một cao. Vì vậy, việc tiếp cận thị trường EU không dễ dàng đối với các doanh nghiệp thủy sản, mặc dù nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thủy sản là rất lớn và thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khu vực EU luôn ở mức cao.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây do nhiều biến động trong nước và cả
thị trường EU mà tình hình xuất khẩu cũng không ổn định và tăng trưởng mạnh như trước nữa. Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông cũng không
thoát khỏi tình trạng chung đó. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tại EU từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 qua phân tích cho thấy có sự sụt giảm
đáng kể. Kim ngạch XK của công ty tại EU đã giảm khoảng 1,85 lần từ năm 2011 đến 2013. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong nước, cạnh tranh không lành mạnh và vấn đề khủng hoảng nợ công ở thị trường EU đã ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiêu thụ khiến công ty gặp khó khăn. Đối mặt với tình trạng này, công ty đã không ngừng cố
gắng ổn định nguyên liệu đầu vào, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa chi phí và ưu đãi cho khách hàng cũ cũng như tìm kiếm thị trường mới để có thể gia tăng sản lượng xuất khẩu, lấy lại thị phần. Những nổ lực ấy
phần nòa đã dem lại hiệu quả khi kim ngạch XK sang EU bắt đầu tăng lên. Nhưng để có sự phát triển bền vững trong tương lai, công ty phải không ngừng
đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động marketing và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với công ty
Dù có sự hỗ trợ của Nhà nước thì sự phấn đấu, nổ lực của công ty đóng
vai trò chủ đạo quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó, công ty
cần đầu tư các nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp để đẩy mạnh hoạt động chiêu thị, mở rộng thị trường, quảng bá xúc tiến thương
mại, xây dựng thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với
các đối thủ khác. Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho đội ngũ
cán bộ làm chính sách phát triển thương mại ở các cấp quản lý để chủ động theo dõi diễn biến tình hình các thị trường, chủ động đối phó với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước NK…
Thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệu của công ty, chủ động ký kết hợp đồng thu mua, bao tiêu với ngư dân vào đầu vụ thu hoạch
để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững. Bên cạnh đó, công ty phải
đảm bảo thực hiện hợp đồng XK đúng tiến độ nhằm tạo uy tín, lòng tin đối với khách hàng và quan hệ làm ăn lâu dài.
Đưa ra các quy định về quản lý hao hụt nguyên liệu đầu vào, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí để làm giảm giá thành sản phẩm.
Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực. Thực hiện
đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm để có thể giảm rủi ro ở các thị trường và đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu khách hàng.
Chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm chất
lượng, sản phẩm mới, độc đáo, phù hợp thị hiếu khách hàng.
6.2.2 Đối với nhà nước
Tăng cường nghiên cứu tạo ra những giống mới có chất lượng cao. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cùng với bảo vệ môi trường và quản lý
đồng bộ về chất lượng các khâu con giống, thức ăn, thuốc thú y... trong hoạt
động nuôi tôm và cá tra cũng như các loài thủy sản khác, nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng DN thiết lập hệ thống kiểm soát chuỗi,
VSATTP trong tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận chuyển, chế biến đến XK.
Bắt buộc các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về thủy sản. Có chính sách để giúp đỡ người nuôi được tập huấn về kỹ thuật nuôi, quan tâm đến môi trường và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo hướng được chứng nhận bởi các hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến và phù hợp.
Đẩy mạnh triệt để các biện pháp xã hội hóa để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý chất lượng, VSATTP của mỗi DN, người nuôi trong chuỗi sản xuất, giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm tra bắt buộc lô hàng XK do cơ quan nhà nước thực hiện.
Chính phủ bảo đảm hệ thống tài chính, tín dụng về cơ bản ổn định để hỗ
trợ nông ngư dân nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần hạ giá thành sản xuất, ổn định chất lượng VSATTP nguyên liệu thủy sản.
Chính phủ cần đầu tư nghiêm túc và hỗ trợ cộng đồng DN đẩy mạnh hoạt
động quảng bá thủy sản Việt Nam ra nước ngoài thông qua nhiều hình thức xúc tiến thương mại, giới thiệu đầy đủ thông tin về hệ thống khai thác, nuôi trồng, chế biến được kiểm soát tốt bằng các hoạt động tiếp thị chuyên nghiệp.
Thật sự giảm tối đa các thủ tục hành chính gây chi phí lớn cho sản xuất và XK thủy sản, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho cộng đồng DN nhằm nâng cao uy tín, sức cạnh tranh và giá trị của thủy sản.
Chủ động vượt qua các rào cản thương mại, tìm kiếm mọi cơ hội hợp tác nhằm hạn chế tác động của các vụ kiện, phối hợp cùng các nhà NK trong công tác truyền thông để phản bác những thông tin sai lệch về thủy sản Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
1. Phan Thị Ngọc Khuyên và Phan Anh Tú, 2007. Giáo trình Kinh tế ngoại thương. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Cần Thơ. 2. GS, TS Bùi Xuân Lưu và PGS, TS Nguyễn Hữu Khải, 2006. Giáo trình Kinh tế ngoại thương. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.
3. La Nguyễn Thùy Dung, Tài liệu giảng dạy Marketing quốc tế. Khoa Kinh tế
và Quản trị kinh doanh, Đại Học Cần Thơ.
4. Trương Khánh Vĩnh Xuyên, Tài liệu giảng dạy môn Kinh doanh quốc tế. Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại Học Cần Thơ.
5. PGS,TS Đoàn Thị Hồng Vân, 2004. Thâm nhập thị trường EU-Những điều cần biết. NXB Thống Kê.
6. PGS, TS Nguyễn Văn Nam, 2005. Thị trường xuất NK thủy sản. NXB
Thống Kê.
Tài liệu trên website
1. Nguyễn Hoài Nam, 2013. Xu hướng tiêu dùng & phân phối sản phẩm thủy sản tại thị trường EU. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam,
[pdf]<http://www.daotao.vasep.com.vn/Uploads/image/Nguyen-Thu- Hien/file/Microsoft%20PowerPoint%20-
%20GP_EU%20MARKET_XU%20HUONG%20TIEU%20DUNG%20T12%
202013.pdf > [Ngày truy cập: ngày 05 tháng 9 năm 2014].
2. Hải Đăng, 2014. Hướng đi nào cho thủy sản thế giới . Thủy sản Việt Nam,
[online] <http://thuysanvietnam.com.vn/huong-di-nao-cua-thuy-san-the-gioi-
2014-article-6912.tsvn> [Ngày truy cập: ngày 05 tháng 09 năm 2014].
3. Thảo Nguyên, 2013. Thủy sản EU: Ngày càng khắt khe. Thủy sản Việt Nam.
[online] <http://www.thuysanvietnam.com.vn/thuy-san-vao-eu-ngay-cang-
khat-khe-article-3723.tsvn> [Ngày truy cập: ngày 10 tháng 9 năm 2014].
4. Ngọc Quỳnh, 2012. Xuất khẩu thủy sản giảm: Hệ lụy của phát triển "nóng".
Báo Hà Nội mới, [online] <http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-
te/566821/xuat-khau-thuy-san-giam-he-luy-cua-phat-trien-nong > [Ngày truy
cập: ngày 01 tháng 10 năm 2014].
5. Quý Nhi, 2014. Xuất khẩu cá tra sang EU gặp khó. Báo Người lao động, [online] <http://nld.com.vn/kinh-te/xuat-khau-ca-tra-sang-eu-gap-kho-
20140806214432935.htm> [Ngày truy cập: Ngày 02 tháng 10 năm 2014].
6. Ngọc Diệp, 2011. Quy định phức tạp đối với thủy sản xuất khẩu vào EU. Tạp chí Thương mại thủy sản, [online]
doi-voi-thuy-san-xuat-khau-vao-eu.htm> [Ngày truy cập: ngày 07 tháng 10
năm 2014].
7. Phương Mai, 2013. Cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ tôm và cá tra ở thị trường Anh.
Tạp chí Thương mại Thủy sản, [online]
<http://vietfish.org/20130328023341131p48c58t118/co-hoi-day-manh-tieu-
thu-tom-va-ca-tra-o-thi-truong-anh.htm> [Ngày truy cập: ngày 11 tháng 10
năm 2014].
8. Ngọc Hà, 2013. Thị trường cá tra EU: Cá tra tại thị trường Anh. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, [online]
<http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/1018_33756/Thi-truong-ca-tra-EU-Phan-
V-Ca-tra-tai-thi-truong-Anh.htm > [Ngày truy cập: ngày 11 tháng 10 năm
2014].
9. Thủy Chung, 2014. Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường năm 2013 và dự
báo 2014. Bộ công thương, [online] <http://www.vinanet.com.vn/tin-thi- truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.294.gpopen.223708.gpside.1.gpnewtitle.xuat-
khau-thuy-san-sang-cac-thi-truong-nam-2013-va-du-bao-2014.asmx > [Ngày
truy cập: ngày 13 tháng 10 năm 2014].
10. Hương Trà, 2013. Indonesia - Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác nghề cá. Tổng cục thủy sản, [online] <http://www.fistenet.gov.vn/g-khcn- htqt/d-hop-tac-quoc-te/indonesia-trung-quoc-ky-bien-ban-ghi-nho-ve-hop-tac-
nghe-ca > [Ngày truy cập: ngày 20 tháng 10 năm 2014].
11. Phương Thảo, 2013. Thành công của ngành xuất khẩu thủy sản Ấn Độ.
Tạp chí thương mại thủy sản, [online]
<http://vietfish.org/20131028023641845p48c59t128/thanh-cong-cua-nganh-
xuat-khau-thuy-san-an-do.htm> [Ngày truy cập: ngày 20 tháng 11 năm 2014].
12. Trần Duy, 2014. Phát triển tiêu thụ bền vững cá tra tại châu Âu. Tạp chí
thương mại thủy sản, [online]
<http://vietfish.org/20141013100013375p48c73/phat-trien-tieu-thu-ben-vung-
ca-tra-tai-chau-au.htm> [Ngày truy cập: 02 tháng 11 năm 2014].
13. Diệp Lân, 2013. Sẽ có trung tâm phân phối cá tra tại châu Âu. Hiệp hội cá tra Việt Nam, [online] <http://vnpangasius.com.vn/xuc-tien-thuong-mai/chi-
tiet/18/se-co-trung-tam-phan-phoi-ca-tra-tai-chau-au/> [Ngày truy cập: ngày 5
tháng 11 năm 2014].
14. Công ty TNHH Thủy sản Phương Đông. Trang web: phuongdongseafood.com.vn