7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.4.2.1 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế Việt Nam
Qua 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2015), Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp.
Vốn đầu tư xã hội/GDP năm 2011 đạt 33,3% thấp hơn kế hoạch đã đặt ra 40% là nguyên nhân góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm.
Cùng với đó, lãi suất chưa giảm nhiều; nhu cầu ngoại tệ và sức ép tỷ giá cuối
năm còn lớn; nhiều DN còn rất khó khăn... Hệ quả là mức tăng trưởng kinh tế
của cả năm 2011 chỉ đạt 5,89%, thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 6%.
Bước sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu
Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương
mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp.
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ
lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Số lượng DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 là 54.261. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo
gỡ khó khăn cho các DN, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ
ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Những giải pháp này tập trung vào miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các DN nhằm giúp DN vượt qua khó khăn. Với việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ kịp thời đã giúp kiểm soát được CPI của
năm 2012 tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75% năm 2010; lãi suất ngân hàng giảm dần. Tăng trưởng trong các lĩnh
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt cao hơn so với kế hoạch. Điểm nổi bật là lần đầu tiên trong năm 2012 Việt Nam xuất siêu, đạt mức 780 triệu USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đây là kết quả không bền vững
và chưa phải là xu thế chuyển đổi. Nguyên nhân xuất siêu là do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm khiến nhu cầu NK hàng tiêu dùng cũng như tư liệu sản xuất giảm. Tốc độ tăng NK trong năm 2012 chỉ dừng lại ở mức 6,6% (chỉ số
giá NK giảm 0,33%), so với tốc độ tăng 25,83% của năm 2011. Mặc dù đã hạ
mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống mức “hợp lý” 6% nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 chỉ đạt 5,03%. Tổng phương tiện thanh toán tăng 22,4% trong khi dư nợ tín dụng cả năm chỉ tăng 8,91%. Chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Khu vực DN, động lực chính tạo ra của cải, vật chất, việc làm gặp nhiều khó khăn; Áp lực lạm phát và nguy cơ bất ổn kinh tế
vĩ mô còn lớn; Lãi suất, nợ xấu vẫn còn cao; Sản xuất kinh doanh còn nhiều
khó khăn.
Trước tình trạng các DN tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ngày 07/01/2013,
khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Các giải pháp khuyến khích về thuế này áp dụng cho DN vừa và nhỏ; DN sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực; DN bán, cho thuê tài chính nhà ở và DN sản xuất sắt, thép, xi măng, vật liệu xây dựng. Theo ước tính của Chính phủ, tổng số thuế gia hạn lên tới khoảng 9.100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thủ tướng trình Quốc hội giảm thuế suất thuế TNDN xuống còn 20% đối với DN vừa và nhỏ và 10% đối với DN tham gia đầu tư, bán hoặc cho thuê nhà ở xã hội đối với những người có thu nhập thấp, bắt đầu từ ngày 01/07/2013. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, CPI năm 2013 tăng 6,04%.
Tăng trưởng tín dụng đạt 12,51%, tăng trưởng kinh tế đạt 5,42%. Mặt bằng lãi suất giảm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7 - 9%/năm. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến, tăng trưởng còn chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp. Lạm phát tuy đã
được kiểm soát nhưng nguy cơ tiềm ẩn còn cao. Sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tuy đã giảm xuống so với trước nhưng vẫn còn ở mức cao. Tiêu thụ hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá giảm, sức mua giảm, chính sách bảo hộ thương mại của một số thị trường lớn. Do đó công ty cũng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng khiến hoạt động kinh doanh sụt giảm trong giai đoạn này.
Đây là tình hình chung mà các doanh nghiệp Việt Nam đều phải đối mặt, công
ty Phương Đông cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ mà nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm vào mức tăng chung khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33%, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Như vậy, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2014 cao
hơn cùng kỳ năm 2013 (tăng 4,9%), là một kết quả đáng ghi nhận, đánh dấu sự
hồi phục của nền kinh tế trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm tính theo giá so sánh của năm 2010 ước
tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 2,5%; lâm
nghiệp tăng 5,9% và thuỷ sản tăng 6%. Thủy sản vẫn phát triển cả nuôi trồng,
đánh bắt. Sản lượng thủy sản 6 tháng đạt trên 3,86 triệu tấn tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013. Vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cũng đang dần được giải quyết. Công ty có thể hoạt động kinh doanh tốt hơn trong một môi trường kinh tếổn định, được sự quan tâm của chính phủ.
Tỷ giá hối đoái
Việc tăng, giảm của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh XK của công ty. Do đó, công ty cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì
nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả XK của công ty. Để biết được tỷ giá hối đoái, công ty phải hiểu được cơ
chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước, theo dõi biến động của nó từng ngày, phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát. Khi tỷ giá hối đoái giảm, giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh thu từ
hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, khi tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tươnglai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ
thu về đổi ra được nhiều nội tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích
hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng. Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của tất cả các DN XK nói chung công ty Phương Đông
nói riêng, khi tỷ giá tăng thì khuyến khích các DN XK nhưng lại hạn chế phần NK nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành thủy sản. Bên cạnh đó thì sự thay đổi tỷ giá cũng sẽ làm cho công ty thiệt thòi trong XK, đồng USD xuống giá thì lô hàng càng lớn thì công ty càng phải chịu thiệt do giá cả đầu vào lên cao, trong
khi đó thu USD về thì tỷ giá lại xuống thấp, nếu DN sau khi ký hợp đồng mà giá USD giảm, để đảm bảo uy tính vẫn phải XK chấp nhận lỗ tỷ giá, tình trạng này sẽ mất một thời gian dài để hồi phục.
Trong giai đoạn 2011-6/2014, tỷ giá hối đoái đều tăng qua các năm. Tuy biên độ không cao nhưng cũng tác động tốt đến công ty, đã hỗ trợ công ty rất nhiều khi sản lượng XK cứ không ngừng sụt giảm. Nhờ tỷ giá mà tốc độ suy giảm của kim ngạch XK thấp hơn tốc độ suy giảm của doanh thu XK tại thị trường EU trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013. Do tỷ giá tăng từ năm
2011 (20.803 VND/USD) lên 20.828 VND/USD vào năm 2012 và năm 2013 đạt 21.036 VND/USD. Cũng nhờ tỷ giá, khi công ty ổn định hoạt động XK tại thị trường EU vào nửa đầu năm 2014 đã khiến doanh thu tăng với tốc độ cao
hơn tốc độ tăng của kim ngạch.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD được giữổn định ở mức 20.036 VND/USD cho đến ngày 19/6/2014
được NHNN điều chỉnh tăng 1% lên 21.246 VND/USD. Đây cũng là lần đầu tiên tỷ giá USD được điều chỉnh, kể từ tháng 6/2013. Điều này đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Như vậy, diễn biến thị trường đúng theo chủ
đích của Ngân hàng nhà nước: Việc điều chỉnh này nhằm hỗ trợ xuất khẩu, trong mức dự kiến và không làm biến động thị trường ngoại tệ. Việc điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ được coi là một sự hỗ trợ tích cực của NHNN đối với các doanh nghiệp cả nước cũng như công ty. Về lâu dài, công ty phải tìm cách tiếp cận được những thị trường khó tính hơn, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia
tăng cao hơn để thu về lượng ngoại tệ lớn hơn.
Môi trường kinh tế EU
EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế
giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20. EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm. EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó
khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang
phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.
Tuy nhiên kinh tế EU đang gặp khó khăn khi xảy ra khủng hoảng nợ
công ở Châu Âu diễn biến phức tạp sau khi bùng phát ở Hy Lạp (5/2010), lan sang Ireland (11/2010) và Bồ Đào Nha (4/2011), đe dọa một số nước trong khu vực Eurozone. Lãnh đạo các nước Eurozone, EU, các tổ chức quốc tế đang nỗ lực triển khai các biện pháp cần thiết ngăn chặn khủng hoảng lan rộng. Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường. Sau rất nhiều cố gắng, từ quý II/2013, khu vực đồng euro (Eurozone) mới có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, chấm dứt giai đoạn trì trệ kéo dài suốt 6 quý liên tiếp trước đó. Diễn biến này đã được thể hiện bằng việc các chuyên gia IMF
đã điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này trong báo cáo kinh tế
của mình. Tuy vậy, tính chung cho cả năm 2013 và cho toàn bộ khu vực Eurozone, kinh tế vẫn tiếp tục suy giảm ở mức 0,6%, ngang với năm 2012.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều nước trong khu vực vẫn còn bị ảnh hưởng của giai đoạn trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao.
Yếu tố thứ hai làm cho các nền kinh tế khu vực đồng euro chưa thoát
khỏi trì trệ một cách triệt để là do chưa có được sự tiến bộ trong quá trình tái cân bằng kinh tế bên ngoài, tức liên quan đến tài khoản vãng lai. Với những
nước có thặng dư thương mại như Đức cũng khó giảm được thặng dư bởi cầu
trong nước bị kìm hãm. Còn với những nước có thâm hụt, sự cải thiện tình trạng thâm hụt, nếu may mắn có được, cũng chủ yếu là do sức ép thị trường và cầu trong nước giảm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty Phương
Đông vì đa số các đơn đặt hàng sản phẩm công ty từ EU đều là đơn đặt hàng lớn. Khi sức mua giảm sút nghiêm trọng như vậy đã tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của công ty khiến kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm nhiều qua các năm.
Bảng 4.7 Tốc độ tăng trưởng GDP Đơn vị: % Ước tính Nước 2011 2012 2013 2014 EU 1,5 (0,6) (0,6) 0,9 Thế giới 3,9 3,1 3,1 3,8
Nguồn: IMF, World Economic Outlook Update, July 9, 2013,p.2
Đến đầu năm 2014 thì tình hình kinh tế ở EU đã phần nào ổn định khi tốc độ tăng trưởng kinh tế được ước tính khoảng 0,9%. Tuy không thể hồi phục như trước nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng. Chi tiêu ở các nước
này đã được nới lỏng hơn. Công ty có thể nắm bắt tình hình này mà chủ động tìm kiếm các đơn đặt hàng ở EU khi mà nhu cầu tiêu dùng ở thị trường này bắt
đầu gia tăng sau thời kỳ khủng hoảng. Một khuyến cáo đáng lưu ý là công ty nên tiếp tục sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình để tránh nguy cơ mất giá của đồng euro.