Thị hiếu tiêu dùng ở EU

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 87 - 90)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.4.2.4 Thị hiếu tiêu dùng ở EU

Hiện, người tiêu dùng EU đang có xu hướng tiến tới các sản phẩm có tính bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, sản phẩm thủy sản của Việt Nam muốn giữ vững vị thế trên thị trường EU nói riêng, quốc tế nói chung cần được định hướng theo mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng ngay từ khu vực sản xuất nguyên liệu, đó là quản lý khai thác kết hợp bảo vệ

nguồn lợi, quản lý chất lượng môi trường nuôi thủy sản theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là đối với hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra.

Người tiêu dùng EU rất quan tâm đến sức khỏe. Các sản phẩm thủy hải sản được xem là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Họ cho rằng các sản phẩm thủy sản chứa ít chất béo và giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, vitamin và chất

khoáng. Thêm vào đó các sản phẩm này còn có thể chống lại các nguy cơ đối với sức khỏe. Họ cũng yêu cầu về tính tiện lợi khi sử dụng sản phẩm. Các sản phẩm trong gia đình ngày càng được đóng gói dưới hình thức tiện lợi và dễ

chế biến. Nếu người tiêu dùng ở EU mua các sản phẩm thủy sản họ sẽ ưa

chuộng các sản phẩm chế biến sẵn dưới dạng bảo quản tươi (ướp lạnh) hoặc

đông lạnh. Người tiêu dùng đa phần lựa chọn cá phi lê vì không muốn tự phi lê cá, giảm thời gian nấu nướng; các sản phẩm đóng gói theo khẩu phần ăn để

tiện lợi khi chia phần; các sản phẩm có mùi vị trung tính, dễ kết hợp với các

món ăn khác.

Các mặt hàng muốn NK vào thị trường EU cần đi qua 3 bộ lọc chính sau: tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn của

khách hàng nơi NK.

 Về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Khái niệm "farm to fork" đang ngày càng phổ biến tại các nước phát triển. Theo đó, yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm phải bắt nguồn ngay từ thức

ăn chăn nuôi, quá trình nuôi ở các trang trại và đến khâu chế biến, đóng gói,

phân phối sản phẩm. Các sản phẩm đưa ra thị trường cần cung cấp đầy đủ

Người tiêu dùng thường ít lựa chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Đây là tiêu chí mà các sản phẩm nông nghiệp Việt thường xuyên mắc phải. Giải pháp cho vấn đề này là các bộ ngành quản lý nông nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra giám sát các đơn vị

nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

Theo quy định mới của EU, từ ngày 13-12-2014, nhà sản xuất phải ghi rõ

hàm lượng nước thêm vào cá và trọng lượng sản phẩm không tính phần mạ băng. Do đó, quan trọng là doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có

công ty phải kiểm soát được quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn nhất định và tiến tới dán nhãn minh bạch.

Bên cạnh giá cả, chất lượng là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất. Chất

lượng ở đây không chỉ là chất lượng sản phẩm, nó còn bao hàm rộng hơn gồm những quyết định trong quản lý, độ tin cậy trong việc giao hàng, sự chuyên nghiệp trong truyền thông, khả năng học hỏi và thích ứng cũng là những tiêu chuẩn chất lượng quan trọng. Hơn nữa, duy trì chất lượng đã được thống nhất là cần thiết để xây dựng một mối quan hệ kinh doanh lâu dài với các đối tác tại EU.

 Về tiêu chuẩn môi trường

Sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm khi tiêu hủy đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc cho tất cả các mặt hàng bày bán tại EU lẫn một số nước phát triển khác.

 Về tiêu chuẩn của người tiêu dùng

Người tiêu dùng đang bày tỏ thái độ rõ ràng hơn với trách nhiệm xã hội (CSR) của các doanh nghiệp. Người dân Hà Lan sẵn lòng mua một sản phẩm

có giá cao hơn 20% nếu doanh nghiệp đó thực hiện tốt CSR. Ngược lại, họ từ

chối sử dụng các sản phẩm của các công ty gây hại cho môi trường, xã hội.

Trước sức ép của người tiêu dùng, công ty đã đẩy khái niệm CSR lên một mức

cao hơn. Không chỉ bảo vệ môi trường, sử dụng lao động đúng tuổi mà còn phải đảm bảo "thương mại công bằng", tức là trích một phần lợi nhuận để hỗ

trợ cho một cộng đồng yếu thế nhất định phát triển.

5 xu hướng lựa chọn của thị trường EU trong tương lai

Th.S Từ Minh Thiện cho biết mỗi sự thay đổi về nhân khẩu học sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những chỉ báo quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển sản phẩm cung ứng ra thị trường. Theo đó, có 5 xu hướng cần chú ý:

- Dân số già: Dự kiến đến năm 2020 số lượng người dân trên 55 tuổi sẽ

các thực phẩm có lợi cho sức khỏe tăng cao, thay cho mối quan tâm hàng đầu là giá cả như hiện tại.

- Tăng số lượng gia đình quy mô từ 1 đến 2 người: Điều này tác động đến kích cỡ của sản phẩm..

- Tăng số lượng phụ nữ làm việc: Điều này đồng nghĩa họ sẽ không có thời gian nấu ăn. Đây là lý do chính thúc đẩy thị trường thực phẩm chế biến sẵn gia tăng.

- Tăng dân số từ các nước khác: Những người dân mới nhập cư vào châu Âu sẽ mang đến nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Sự lây lan về mặt tâm lý tiêu dùng sẽ

dẫn đến việc đa dạng hóa sản phẩm.

- Mua sắm mang tính chất giải trí: Xu hướng gần đây người dân chọn mua một sản phẩm không hẳn vì cần mà vì họ cảm thấy thích. Điều này gợi ý cho doanh nghiệp cần chú ý đến khâu mỹ thuật trong thiết kế bao bì, quảng bá sản phẩm.

Bảng 4.8 Dự báo tiêu thụ thủy sản tại EU giai đoạn 2010-2030

Đơn vị: kg/người/năm Nước 2010 2015 2020 2025 2030 Austria 11 12 12 12 13 Belgium-Luxembourg 22 23 23 23 24 Denmark 25 26 27 28 29 Finland 35 35 36 36 37 France 32 32 32 33 33 Germany 15 16 16 17 18 Greece 26 26 27 27 27 Ireland 21 21 21 21 20 Italia 25 26 27 28 29 Netherlands 15 15 15 16 16 Portugal 59 59 58 58 57 Spain 29 39 39 39 39 Sweden 28 27 27 27 27 United Kingdom 24 25 25 25 25 Cyprus 24 24 23 23 23 Czech Republic 10 11 11 12 13 Estonia 14 14 14 14 14 Hungary 5 5 5 6 6 Poland 13 13 14 15 16 Slovenia 7 8 8 8 9 Bulgaria 5 6 6 7 7 Latvia 37 38 38 38 39 Lithuania 19 21 23 25 27 Malta 31 32 33 34 36 Norway 45 45 45 45 45 Romania 4 4 4 5 5 Slovakia 6 7 7 8 8

Theo dự báo của FAO, đến năm 2030 thì tiêu thụ thủy sản bình quân đầu

người của hầu hết các quốc gia ở EU đều tăng. Chỉ có một số quốc gia có mức tiêu thụ không đổi như Anh, Estonia, Norway và một số nước tiêu thụ giảm xuống là Swedend, Ireland với Portugal. Trong toàn khối Portugal có mức tiêu thụ thủy sản cao nhất nhưng có xu hướng giảm đi 1kg/người/năm vào những

năm tới và đạt mức 57kg/người/năm. Trong khi đó Romania lại là quốc gia tiêu thụ thủy sản thấp nhất trong khối với 5kg/người/năm vào năm 2030. Các

quốc gia có xu hướng gia tăng lượng tiêu thu mạnh vào năm 2030 có thể kể đến như Tây Ban Nha, Lithuania, Malta lần lượt có mức tiêu thụ tăng 10kg/người/năm, 6kg/người/năm, 5kg/người/năm so với năm 2010. Các thị trường khác như Pháp, Ý, Đức, Bỉ cũng rất tiềm năng. Công ty có thể tham khảo để có chiến lược mở rộng thị trường thích hợp trong tương lai.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản phương đông (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)