Xây dựng phƣơng trình hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua cửa nhựa lõi thép upvc của khách hàng cá nhân tại tp hcm (Trang 65 - 67)

Kết quả phân tích tƣơng quan cho thấy biến phụ thuộc có mối tƣơng quan tuyến tính với 5 biến độc lập, do đó tác giả đƣa tất cả 5 biến độc lập này vào phân tích hồi quy với phƣơng pháp đƣa vào cùng lúc (phƣơng pháp Enter).

Bảng 4.10: Kết quả của phân tích hồi quy đa biến sử dụng phƣơng pháp Enter

Thành phần Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Kiểm định t Kiểm định Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 Hằng số -,388 ,152 -2,554 ,011 TD ,110 ,027 ,126 4,079 ,000 ,851 1,174 CQ ,208 ,029 ,235 7,290 ,000 ,781 1,280 SPHH ,238 ,028 ,268 8,387 ,000 ,795 1,258 GTTG ,399 ,029 ,447 13,724 ,000 ,763 1,311 NBTH ,159 ,026 ,178 6,056 ,000 ,943 1,061

a. Biến phụ thuộc: YDM

Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 23.0

Từ bảng trên cho thấy rằng tất cả 5 nhân tố thuộc thang đo các yếu tố đều có tác động dƣơng (hệ số Beta dƣơng) đến ý định mua của khách hàng cá nhân (YDM) với mức ý nghĩa Sig = 0,000 ở tất cả các biến. Bảng trên cũng cho thấy dung sai các biến (độ chấp nhận) cao từ 0,763 trở lên và hệ số VIF của cả 5 nhân tố nhỏ hơn 2, nghĩa là không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các yếu tố độc lập trong mô hình. Kết quả trị số thống kê F đạt giá trị 175,755 đƣợc tính từ giá trị R2 là 0,712 và R điều chỉnh là 0,708 của mô hình đầy đủ, tại mức ý nghĩa Sig = 0.000; kiểm tra hiện tƣợng tƣơng quan bằng hệ số Durbin–Watson (1< 1,571 < 3) cho thấy kết quả phù hợp mô hình nghiên cứu (Kết quả phân tích hồi qui, phụ lục 6).

54

Phƣơng trình hồi quy thứ nhất đối với các biến có hệ số chuẩn hoá có dạng nhƣ sau:

Y= 0,126 * X1 + 0,235 * X2 + 0,268 * X3 + 0,447 * X4 + 0.178*X5 + µi

Trong đó: Y: Ý định mua của khách hàng (YDM) X1: Thái độ (TD)

X2: Chuẩn chủ quan (CQ) X3: Sản phẩm hữu hình (SPHH) X4: Giá trị tính theo giá (GTTG) X5: Nhận biết thƣơng hiệu (NBTH)

Ý nghĩa của phƣơng trình tuyến tính này là: Khi SPHH tăng lên 1 đơn vị thì YDM tăng 0,268 đơn vị với điều kiện các biến còn lại không thay đổi; tƣơng tự cho: TD, CQ, GTTG, NBTH; dựa vào kết quả này, để tính toán và xác định đƣợc mức tác động của từng nhân tố đến ý định mua của khách hàng, từ đó tập trung khai thác phù hợp nhằm đạt hiệu quả nhƣ mong đợi.

Căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa, chúng ta có thể xác định đƣợc tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định mua hay nói cách khác là chúng ta đánh giá mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào của các nhân tố: Sản phẩm hữu hình (SPHH), Thái độ (TD), Chuẩn chủ quan (CQ), Giá trị tính theo giá (GTTG), Nhận biết thƣơng hiệu (NBTH). Nếu trị tuyệt đối của hệ số Beta nào càng lớn thì nhân tố đó ảnh hƣởng càng mạnh đến Ý định mua, nhìn vào bảng 4.10, ta thấy rằng nhân tố Giá trị tính theo giá (GTTG) tác động mạnh nhất đến Ý định mua vì có hệ số Beta bằng 0,447 lớn nhất trong các hệ số Beta. Kế đến là Sản phẩm hữu hình (SPHH) có hệ số Beta = 0,268; Chuẩn chủ quan (CQ) có hệ số Beta = 0,235; Nhận biết thƣơng hiệu (NBTH) có hệ số Beta = 0,178 và cuối cùng là Thái độ có hệ số Beta = 0,126 nhỏ nhất trong các hệ số Beta.

Mặt khác, kết quả phân tích hệ số hồi quy cho thấy các hệ số hồi quy đều dƣơng chứng tỏ các yếu tố có tác động cùng chiều đến ý định mua của khách hàng. Do đó, ta

55

có thể kết luận: các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất H1, H2, H3, H4, H5 đƣợc chấp nhận.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua cửa nhựa lõi thép upvc của khách hàng cá nhân tại tp hcm (Trang 65 - 67)